Tài chính tiền tệ

Xuất khẩu ở Bình Dương tăng nhờ phân khúc giá rẻ
Nhờ tập trung vào thị phần có phân khúc giá rẻ mà nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước của tỉnh Bình Dương có được nhiều đơn hàng xuất khẩu trong năm 2013. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... đạt kim ngạch tăng khá nhờ áp dụng phân khúc thị trường đã tạo “cú hích” đi lên của ngành xuất khẩu Bình Dương, cho dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là nhận định chung của 156 doanh nghiệp thuộc Hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương.
Đồng bằng sông Cửu Long xuất 237.000 tấn cá tra
Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 16.000 tấn cá tra, nâng tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay đạt 237.000 tấn, trị giá 616 triệu USD, giảm 6% so cùng kỳ năm 2012. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là các nước và vùng lãnh thổ EU, ASEAN, Mỹ, Nhật, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc).
Sự phục hồi của ngành cà phê Angola
Angola, nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới trước khi giành lại độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1975, năm nay sẽ sản xuất một khối lượng hạt cà phê tương tự như năm 2012 sau khi hạn hán làm hạn chế sản lượng. Casimiro Cardoso, phó giám đốc Viện Cà phê Quốc gia cho biết quốc gia tây nam châu Phi này có thể sản xuất 15.000 tấn cà phê. Hạn hán tại các tỉnh phía nam như Huila đã hạn chế sản lượng và buộc mọi người phải tìm kiếm viện trợ lương thực của chính phủ. Theo số liệu dựa vào trang web của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, sản lượng cà phê lớn nhất của Angola là 235.200 tấn trong năm 1967.
Lo thiếu hợp đồng xuất khẩu gạo
Theo Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2), hợp đồng xuất khẩu gạo gối đầu cho năm 2012 rất thấp vì đến thời điểm này, các doanh nghiệp chỉ ký được hợp đồng xuất khẩu khoảng 220.000 tấn gạo cho năm tới. Vinafood 2 cho rằng đây là số lượng thấp đáng lo ngại nếu so với cùng thời điểm các năm trước. Thông tin trên được bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 cho biết tại hội nghị giao ban tình hình sản xuất công nghiệp – thương mại 11 tháng của Bộ Công Thương ngày (5-12).
Xuất khẩu sang Mỹ giảm 5%
Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu 4 tháng sang Châu Âu tăng 64,3%, Châu Mỹ tăng 1,8%, Hoa Kỳ giảm gần 5%, sang các nước Châu Á giảm 13,2%. Xuất khẩu sang các nước Châu Á giảm 13,2% chủ yếu do trị giá xuất khẩu dầu thô và các mặt hàng công nghiệp chế biến giảm. Tuy nhiên với thị trường này, xuất khẩu gạo và hàng dệt may sang thị trường này vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt;
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua eBay
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến thương mại đã có buổi làm việc với ông Steven Liew, Giám đốc Quan hệ chính phủ và tư vấn pháp lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn eBay, quản lý trang www.eBay.commột website mua bán hàng hóa trực tuyến.
Gạo Việt Nam sẽ xuất khẩu trực tiếp vào Châu Phi
Việt Nam và công ty Spectrascape đang trao đổi đề án cung cấp lương thực trực tiếp cho Châu Phi. Cho tới nay xuất khẩu mặt hàng này vẫn phải qua trung gian. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 8/5/2009, Cơ quan đại diện Bộ Công Thương tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã có buổi làm việc với Công ty Spectrascape nhằm hợp tác đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào thị trường Nam Phi và khu vực Châu Phi một cách trực tiếp.
Giá cao su thiên nhiên thế giới tăng nhanh
Tại Singapore, giá cao su RSS2 giao ngay ngày 22/5 lúc mở cửa đạt 4.235 SGD/tấn, FOB, tăng 4,6% (190 SGD/tấn) so với một tuần trước đó. Tại Tokyo và Thượng Hải, giá cao su RSS3 giao ngay tăng 2,6-2,8%, lên 315,7 Yên/kg và 24.871 Nhân dân tệ/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá cao su thiên nhiên trên nhiều thị trường châu Á hiện đã tăng 10-17%, riêng tại Thượng Hải đã tăng 25-27%.
Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng mạnh
Sau hai tháng tính từ thời điểm hai tổ chức là Cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) của Anh và đối tác Telapak (Indonesia) công bố bản báo cáo quy kết ngành gỗ Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập lậu, hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam không bị ảnh hưởng gì! Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tuân thủ mọi quy tắc! Đấy là câu khẳng định của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (Hawa). Ông Hạnh cho rằng nếu so sánh, ngành gỗ Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" hơn rất nhiều so với ngành chế biến gỗ của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng xét về mặt tuân thủ các quy tắc của ngành thì Việt Nam lại đi đầu.
Hiệp hội Dệt may phản đối Mỹ áp đặt cơ chế chống phá giá
"Hiệp hội Dệt may Việt Nam cực lực phản đối nếu phía Mỹ áp đặt cơ chế chống phá giá trái với quy định WTO nói trên đối với hàng dệt may Việt Nam." Chính phủ Mỹ hiện đang tích cực vận động 2 thượng nghị sĩ Dole và Graham để nhanh chóng thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Để thuyết phục 2 thượng nghị sĩ trên đồng ý, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra cơ chế về chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết quan điểm của Vitas về vấn đề này.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU - Những quy đỊnh và những điều cần quan tâm
EU là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 củaViệt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhiều mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường lớn và tiềm năng này.
Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam: Bài toán cạnh tranh với Malaysia
Trong những năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã trở thành một trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Từ vị trí mờ nhạt ban đầu, hiện nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong các nước ASEAN. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể vượt qua Malaysia – nước xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ hàng đầu khu vực.
Việt Nam - Thụy Sỹ nâng cao năng lực xuất khẩu cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Ngày 31/05/2013, tại trụ sở Bộ Công Thương, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước Thụy Sỹ và Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam, ông Andrej Motyl đã tiến hành ký kết Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Thụy Sỹ và Việt Nam về chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”.
Muối Bạc Liêu: “Tuyệt diệu và độc đáo”
Khi nghiên cứu về muối Bạc Liêu, các nhà khoa học đã chỉ ra những nét đặc thù rất thú vị gắn liền với nguồn gốc xuất xứ của asản phẩm. Muối được sản xuất ở Bạc Liêu có một hương vị đậm đà, rất độc đáo, vì trong muối có hàm lượng ma-giê, can-xi, sun-fat… rất thấp, do không có các vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu. Điều đó đã làm cho muối Bạc Liêu trở nên nổi tiếng từ xưa.
Xuất khẩu mặt hàng may mặc, da giày tiếp tục tăng trưởng
Xuất khẩu mặt hàng may mặc, da giày trong 3 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là các thị trường mới. Cụ thể, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2013 đạt 3,7 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng 18,3%. Trong đó Campuchia là nước đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, với kim ngạch đạt 45,7 triệu USD, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2012.
VFA: Xuất khẩu gạo sẽ vượt 7 triệu tấn
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết lượng gạo xuất khẩu năm 2011 chắc chắc sẽ vượt 7 triệu tấn vì Việt Nam đã xuất khẩu 6,2 triệu tấn tính đến cuối tháng 10, theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA.
Hợp tác xuất rau quả sang Hàn Quốc
Hợp tác với doanh nghiệp phân phối của Hàn Quốc là hướng để Việt Nam xuất khẩu rau quả vào thị trường này trong năm tới, theo Lê An Hải, Tham tán thương mại của Việt Nam tại Hàn Quốc. Ông Lê An Hải cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết mới đây trong dịp ông đang có mặt tại Việt Nam, việc hợp tác với các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, đặc biệt tập đoàn phân phối lớn như Lotte là hướng đi trong năm 2012 để đưa rau quả tươi sống của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Ống thép dẫn dầu bị điều tra chống phá giá
Ngày 23-7 Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam. Sản xuất thép ống tại một doanh nghiệp thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Văn Nam Theo Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ tư của Mỹ nhằm vào mặt hàng thép xuất khẩu của ViệtNam kể từ năm 2011. Các sản phẩm thép bị điều tra chống bán phá giá trước đây của Việt Nam là ống thép hàn cac-bon, ống thép không gỉ chịu lực và mắc áo bằng thép.
Xuất khẩu rau quả: không lo thiếu thị trường, chỉ sợ không an toàn
Một số công ty cho biết, Mỹ, châu Âu muốn mua các loại hoa quả, trái cây của Việt Nam với số lượng lớn nhưng không dám mua nhiều vì lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại hội thảo quốc tế về rau quả nhiệt đới Việt Nam do Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối tổ chức ngày 14-12 tại TPHCM, nhiều nhà nhập khẩu trái cây của Việt Nam đưa ra mối lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm của rau quả, trái cây Việt Nam và xem đó như là một rào cản để rau quả, trái cây mang thương hiệu Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới với số lượng lớn.
Ngành chế biến lông thú Trung Quốc có triển vọng sáng sủa trong năm 2013
Không nghi ngờ rằng năm 2012 là một năm thu hoạch đối với những người nông dân nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, nhưng không một ai biết thị trường hàng hóa này có thể được mở rộng trong năm 2013. Giá bán da xanh (blue fax skin) trong năm 2012 đã tăng lên mức cao nhất do số đầu gia súc suy giảm so với năm trước, cung thiếu hụt so với cầu.
Trang 14/20 « .. 12 13 14 15 16 .. »