Tài chính tiền tệ
Xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng dễ bị tổn thương
01/02/2016

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như giá cả thị trường thế giới, sự xuất hiện rào cản thương mại mới, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu.

 

 

Xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng khá cao

Tại Hội nghị Tham tán thương mại 2016 do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (26/2), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hoạt động xuất khẩu trong 5 năm 2011-2015 đã đạt những kết quả đáng khích lệ, với điểm nổi bật là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao đi liền với kiềm chế có hiệu quả nhập siêu.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 17,5%/năm, cao hơn 5,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 là 12%/năm.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có chuyển dịch theo chiều hướng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Các mặt hàng chủ lực có quy mô xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đồng thời đã phát triển thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới thuộc nhóm công nghệ như điện thoại di động, máy vi tính, thiết bị điện tử.

 

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2010 có 18 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì đến năm 2015 đã tăng lên 29 thị trường.


Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết một cách đồng bộ và có hiệu quả.

Dẫn chứng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói, mặc dù tỷ lệ hàng đã qua chế biến đã bước đầu được cải thiện, tuy nhiên, đa số các mặt hàng nông sản, khoáng sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, cho giá trị gia tăng thấp. Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực vẫn còn mang tính gia công và còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

“Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như giá cả thị trường thế giới, sự xuất hiện rào cản thương mại mới, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ. 

Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, hiện năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu chưa cao. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu còn lớn nên thường gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

 

 

Kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường chính các năm 2011-2015 (USD)

Thị trường

2011

2013

2015

Hoa Kỳ

16.927.762.857

23.869.240.308

33.479.520.007

Trung Quốc

11.125.034.081

13.259.368.352

17.141.131.805

Nhật Bản

10.781.145.444

13.651.498.837

14.136.788.748

Hàn Quốc

4.715.447.174

6.631.104.450

8.931.847.665

Hồng Kông

2.205.716.065

4.107.019.601

6.964.521.807

Đức

3.366.900.508

4.729.697.963

5.705.257.914

Tiểu Vương Quốc

 

4.138.979.776

5.695.890.914

Hà Lan

2.147.980.219

2.937.139.778

4.762.091.888

Anh

2.398.191.123

3.699.010.012

4.648.790.640

Malaixia

2.832.413.077

4.925.692.646

3.583.938.262

Singapo

2.285.653.117

2.662.360.988

3.284.259.853

Thái Lan

1.792.249.016

3.103.719.185

3.176.487.823

Pháp

1.658.883.617

2.206.434.831

2.952.572.089

Ôxtrâylia

2.519.098.310

3.514.103.008

2.906.127.961

Inđônêxia

2.358.900.369

2.453.848.499

2.852.247.029

Italia

1.534.325.967

2.293.509.756

2.851.297.091

Ấn Độ

1.553.921.231

2.353.938.431

2.473.584.320

Campuchia

2.406.826.665

2.926.223.566

2.416.175.818

Canađa

969.408.587

1.547.048.540

2.410.703.469

Tây Ban Nha

1.554.719.724

2.113.077.875

2.302.352.493

Áo

461.537.115

1.905.284.688

2.180.847.067

Đài Loan

1.843.297.754

2.213.616.452

2.083.800.796

Philippin

1.535.312.982

1.695.001.391

2.020.112.876

Bỉ

1.199.694.282

1.324.802.929

1.779.750.353

Mê Hi Cô

589.749.217

890.238.762

1.545.529.431

Nga

1.287.323.795

1.904.866.311

1.439.175.081

Braxin

597.892.088

1.105.141.980

1.436.485.489

Thổ Nhĩ Kỳ

771.727.395

1.173.487.563

1.358.968.828

Nam Phi

1.864.417.044

764.817.340

1.038.966.919

Thụy Điển

427.363.083

907.129.730

937.358.351

Chi Lê

137.535.297

219.473.253

649.326.180

Ba Lan

445.513.605

348.880.008

585.410.315

Bănglađét

445.237.106

485.559.369

570.033.243

Lào

274.104.015

457.861.693

534.704.552

Arập Xêút

261.720.092

471.084.533

534.114.909

Israen

170.750.038

400.608.505

533.904.861

Pakixtan

168.412.630

187.144.741

420.150.354

Áchentina

148.853.870

192.190.364

379.061.303

Mianma

82.457.761

227.979.656

378.555.270

Ai Cập

256.294.222

219.968.478

361.900.558

Côlômbia

99.775.166

173.932.274

346.642.980

Niuzilân

151.377.389

274.455.970

325.751.398

Đan Mạch

 

 

289.758.184

Bồ Đào Nha

153.030.468

246.076.894

288.041.038

Xlôvakia

156.902.383

391.793.534

275.574.968

Panama

227.411.824

234.827.192

268.883.818

Irắc

149.574.274

195.364.428

260.580.351

Gana

120.347.946

247.170.005

240.751.125

Pêru

 

 

239.265.804

Angiêri

100.412.725

177.048.996

233.509.676

Thụy Sỹ

1.188.502.641

289.567.024

230.018.649

Xlôvenhia

24.747.262

44.356.318

196.497.809

Srilanca

 

 

192.473.882

Séc

183.296.637

180.720.069

170.962.862

Hy Lạp

132.288.109

186.242.216

167.475.778

Ucraina

194.524.095

253.909.379

159.971.316

Latvia

40.636.705

102.287.417

138.428.134

Bờ Biển Ngà

146.524.509

247.143.246

137.883.738

Phần Lan

87.020.778

78.944.736

117.699.654

Ailen

63.673.662

73.838.565

115.905.658

Nigiêria

70.524.107

147.828.266

113.196.198

Nauy

89.778.406

109.577.030

103.660.416

Rumani

74.434.034

69.145.042

102.208.024

Manta

3.971.437

8.460.445

95.686.837

Côoét

28.914.936

35.325.912

88.202.685

Hungari

51.338.115

60.158.656

65.731.382

Tanzania

 

 

64.168.486

Môdămbíc

 

 

59.599.634

Ănggôla

68.060.284

124.618.723

47.136.237

Bungari

948.832.198

41.369.236

40.845.009

Lúcxămbua

27.171.398

43.033.098

40.184.309

Xênêgan

190.245.590

43.189.954

39.664.428

Lítva

22.597.905

43.224.287

37.816.183

Kênia

 

 

34.490.949

Síp

19.332.614

16.683.678

33.474.688

Crôatia

 

 

32.636.354

Đông Timo

13.016.732

46.897.846

31.084.087

Brunây

15.362.291

17.504.831

25.594.195

Extônia

11.412.118

11.228.997

25.500.441

Tôgô

 

 

16.919.362

 

 

Đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu

Đưa ra giải pháp để phát triển thị trường trong nước, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm kinh tế - xã hội 2016 – 2020. Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 5 năm này đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu. Theo đó, rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích việc đầu tư sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao và hàng hóa thay thế nhập khẩu.

“Tiếp tục đổi mới công nghệ các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao, như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, mặc dù các đối tác EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ngay khi FTA có hiệu lực, nhưng nếu hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đáp ứng được tiêu chí xuất xứ thì cũng không được hưởng những ưu đãi về thuế quan đó. Để đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ trong các FTA, Việt Nam cần phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ nhằm tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong điều kiện, bối cảnh đất nước ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, đã ký 14 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có 2 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ngành Công Thương cần tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Xây dựng thể chế, cơ chế theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế. Việc hoàn thiện, cải thiện thể chế là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định, nếu không sẽ không phát huy, tận dụng được tối đa các cơ hội, thuận lợi do hội nhập quốc tế mang lại.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngành Công Thương cần quan tâm hơn nữa đến việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Chủ động, kịp thời phát hiện các rào cản thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó, đấu tranh. Cùng với đó, chủ động thông tin, tư vấn để phòng tránh các tranh chấp thương mại, đầu tư đi liền với bảo vệ thị trường trong nước phù hợp với các cam kết hội nhập. “Sức cạnh tranh của một quốc gia, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào thể chế, quản trị quốc gia. Chúng ta đã hội nhập sâu rộng, đã mở được thị trường, chúng ta phải xây dựng văn bản, luật lệ, thông tư, nghị định… để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao được sức cạnh tranh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Ý kiến bạn đọc