Công nghiệp chế biến

Hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2013
Hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu áp dụng trong năm 2013 là 42.000 tấn. Nội dung này được ghi trong Thông tư 02/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2013. So với năm 2012, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu đã tăng thêm 2.000 tấn trong năm 2013 (mức cũ là 40.000 tấn).
Ngành sản xuất giày dép, túi xách bước vào giai đoạn tất bật
Chịu tác động mạnh từ thị trường xuất khẩu (XK) chính EU, dù tình hình đơn hàng không quá dồi dào như giai đoạn từ năm 2011 trở về trước nhưng các doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép, túi xách trong nước khẳng định, đây là giai đoạn tất bật của ngành. Hiện tại rất nhiều nhà nhập khẩu ở thị trường khó tính và tiềm năng như Nhật Bản sau một thời gian thăm dò đã quyết định chọn Việt Nam khi dịch chuyển từ thị trường Trung Quốc.
Rà soát, điều chỉnh thủ tục nhập khẩu xe 2 bánh chạy điện
(Tài chính) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan rà soát, bổ sung điều chỉnh thủ tục nhập khẩu các loại xe 2 bánh chạy điện và linh kiện, phụ tùng bảo đảm đáp ứng đầy đủ theo các quy định hiện hành. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với các loại xe 2 bánh chạy điện. Nguyên nhân là bởi trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều chủng loại xe 2 bánh chạy điện không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm soát về chất lượng, an toàn kỹ thuật; đặc biệt đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên làm gia tăng các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tiếp tục tăng cả về lượng và trị giá
Với tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm 2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tiếp tục tăng trưởng với 1,6 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, đạt kim ngạch 166,4 triệu USD, tăng 129,18% về lượng và tăng 4,71% về trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2013, xuất khẩu mặt hàng này tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 52,8% và tăng 15,3% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 131,4 nghìn tấn, đạt kim ngạch 13,9 triệu USD. Về thị trường xuất khẩu, so với 9 tháng đầu năm 2012 thì 9 tháng 2013 có thêm thị trường Trung Quốc – đây cũng là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 86,9% tỷ trọng, với trên 1,4 triệu tấn, kim ngạch 114,7 triệu USD.
Sẽ hạn chế nhập muối công nghiệp
Muối tinh khiết hiện trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên việc DN xin nhập phục vụ sản xuất là chuyện bình thường. Trong khi các công ty trong nước xin nhập muối tinh khiết, nhiều DN làm công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ lại tìm cách nhập khẩu muối thô từ Việt Nam để sản xuất. Bất chấp lượng muối tồn kho lớn, Bộ Công Thương vẫn buộc phải cấp hạn ngạch nhập khẩu cho nhiều DN. Lý do được các DN đưa ra là muối công nghiệp có độ tinh khiết cao (hàm lượng NaCl trên 99,9%), trong nước chưa sản xuất được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chưa tán đồng quan điểm này.
Thị trường cung cấp giấy các loại cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Tháng 9/2013 lượng giấy các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 121.196 tấn, trị giá 107,92 triệu USD (tăng 3,6% về lượng và tăng 3,9% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu năm lên 1,05 triệu tấn, trị giá 955,58 triệu USD (tăng 18,3% về lượng và tăng 11,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012). Các thị trường lớn cung cấp giấy cho Việt Nam là Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam ngày càng tăng
Tháng 9/2013 nhập khẩu vải may mặc các loại của cả nước trị giá 661,86 triệu USD, tăng 19,47% so với tháng 9 năm ngoái; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng đầu năm 2013 lên gần 6,05 tỷ USD, chiếm 6,28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 19,16% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ yếu các loại vải may mặc cho Việt Nam, riêng tháng 9 nhập khẩu vải từ thị trường này tới 330,3 triệu USD; đưa tổng kim ngạch 9 tháng lên 2,78 tỷ USD, chiếm 45,96% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này, đạt mức tăng 27,74% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Hàn Quốc là nhà cung cấp vải lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 1,23 tỷ USD trong 9 tháng, chiếm 20,29%, tăng 19,2% so cùng kỳ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tiếp tục đạt kim ngạch tăng trưởng
Với đà tăng trưởng kim ngạch từ 2 quý đầu năm 2103, sang quý 3, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm tiếp tục đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ, đạt trên 3 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 450,6 triệu USD, giảm 5,2% và sản phẩm gỗ đạt 305,2 triệu USD, giảm 8,6% so với tháng 8/2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… vẫn là những thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 36,3%, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 8,57% so với cùng kỳ.
Thị trường ô tô trên đà "nhập khẩu hóa
Motorshow 2013 có sự tham gia của đông đảo thành viên Hiệp hội Sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhưng các sản phẩm ôtô "nội" dường như bị "át vía" bởi hàng loạt sản phẩm ngoại. Triển lãm này như một lời cảnh báo về xu hướng xe nhập khẩu lấn át xe sản xuất trong nước sắp diễn ra trên thị trường ôtô Việt Nam
Thị trường cung cấp nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 8 giảm 9,1% so với tháng 7; tháng 9 là giảm tiếp 3,11% so với tháng 8); tháng 9 đạt 302,47 triệu USD; tính chung cả 9 tháng đạt 2,73 tỷ USD, tăng 19,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, riêng tháng 9 nhập từ thị trường này 96,86 triệu USD, giảm 11,36% so với tháng 8; nhưng cộng chung cả 9 tháng nhập khẩu trị giá 887,78 triệu USD, chiếm 32,53% trong tổng kim ngạch, tăng 30,52% so với cùng kỳ.
Thị trường cung cấp nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 8 giảm 9,1% so với tháng 7; tháng 9 là giảm tiếp 3,11% so với tháng 8); tháng 9 đạt 302,47 triệu USD; tính chung cả 9 tháng đạt 2,73 tỷ USD, tăng 19,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, riêng tháng 9 nhập từ thị trường này 96,86 triệu USD, giảm 11,36% so với tháng 8; nhưng cộng chung cả 9 tháng nhập khẩu trị giá 887,78 triệu USD, chiếm 32,53% trong tổng kim ngạch, tăng 30,52% so với cùng kỳ.
Lượng ô tô nhập khẩu giảm, tiêu thụ trong nước tăng
Lượng ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm (trừ tháng Tết) và là tháng giảm thứ hai liên tiếp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8 cả nước đã nhập về 2.123 ôtô nguyên chiếc, trị giá 46,69 triệu USD. So với tháng trước, nhập khẩu ôtô tháng này giảm 20,22% về lượng và 11,75% về giá trị. Như vậy, sau thời gian duy trì mức ổn định 3.000 chiếc mỗi tháng (trừ tháng Tết nhu cầu nhập ôtô thấp) và tăng mạnh khi có thông tin giảm lệ phí trước bạ, nhập khẩu ôtô đang giảm dần và ảnh hưởng chung tới tình hình tăng trưởng của thị trường, bởi tính chung 8 tháng, nhập khẩu ôtô của cả nước đạt 21.761 chiếc, trị giá 420,62 triệu USD, chỉ còn tăng 21,56% về lượng và 8,95% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội và thách thức của ngành da giày và túi xách Việt Nam
Vòng đàm phán thứ 19 của Hiệp định Ðối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đây đã kết thúc tại Bru-nây và hiệp định quan trọng này đang tiến dần tới giai đoạn cuối cùng để được chính thức ký kết. TPP được các doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất hàng xuất khẩu như da giày, túi xách Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng khi mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm... Tuy nhiên, cũng không ít thách thức mới đang đặt ra đối với các DN này.
Loay hoay bài toán tiêu thụ đường
Thời điểm này, các nhà máy đường đang than lỗ vì giá bán sản phẩm tại kho đã xuống 15 nghìn đồng/kg vẫn chẳng có khách mua. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngừng dùng đường nhập khẩu, ưu tiên tiêu thụ đường nội. Tuy nhiên, giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường hiện nay thật khó, bởi dù ế hàng, chẳng nhà máy đường nào dám bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm
Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường liên tục sụt giảm trong 3 tháng gần đây, tháng 8 giảm 4,17% so với tháng 7, chỉ đạt 733,51 triệu USD; tính chung tổng kim ngạch cả 8 tháng đầu năm đạt 5,47 tỷ USD, vẫn tăng 14,95% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu giày dép 9 tháng đã gần bằng mức xuất khẩu trong cả năm 2011 (đạt trên 6,07 tỷ USD so với gần 6,55 tỷ USD), tăng trên 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu bình quân 3 tháng cuối năm đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.
Xuất khẩu năm 2013: Sẽ vượt mục tiêu
Dẫn nguồn Công Thương, nhận định của Bộ Công Thương tại cuộc giao ban trực tuyến tháng 9 tổ chức ngày 30/9/2013, xuất khẩu năm 2013 sẽ vượt mục tiêu. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cao hơn 4% chỉ tiêu Quốc hội giao và vượt 14% so với năm 2012. Theo đánh giá chung, trong bối cảnh xuất khẩu nhóm thủy sản, nông sản, nhiên liệu, khoáng sản đều giảm thì xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đã và vẫn đang đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu với mức tăng 9 tháng lên đến 26,4%, chiếm tỷ trọng 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xử lý xe ô tô không đủ điều kiện nhập khẩu
Đối với số xe ô tô, mô tô hiện đang tồn đọng tại cảng, nếu có căn cứ xác định hành vi buôn lậu thì sẽ thực hiện xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Hải quan. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc xử lý xe ô tô, mô tô đã chuyển về cảng Việt Nam nhưng không đủ điều kiện nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương.
Gốm sứ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủ công mỹ nghệ
Sáu tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã thu về 220,1 triệu USD từ mặt hàng sản phẩm gốm sứ, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 6/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 37,1 triệuUSSD, giảm 0,5% so với tháng 5/2013. Nửa đầu năm 2013, cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam không thay đổi so với những tháng đầu năm, có chăng thì có thêm thị trường Thái Lan. Các thị trường chính vẫn là Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Đức
Bảy tháng nhập siêu hơn 730 triệu đô la Mỹ
Mặc dù trong tháng 7 xuất siêu 200 triệu đô la Mỹ, bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nhưng tính chung 7 tháng đầu năm 2013 nhập siêu đã lên tới 733 triệu đô la, bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước tính 11,2 tỉ đô la, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung bảy tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 72,7 tỉ đô la, tăng 14,3% so với cùng kỳ, bao gồm khu vực kinh tế trong nước 24,5 tỉ đô la, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,2 tỉ đô la, tăng 22%.
Điểm nhấn xuất khẩu của khối FDI
Đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, một đặc điểm nổi bật là xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng tuy mới xuất hiện trong vài ba năm gần đây nhưng đã tăng lên nhanh và đến 6 tháng đầu năm nay đã vượt qua tất cả mặt hàng khác, lên đứng thứ nhất của khu vực FDI.
Trang 18/20 « .. 16 17 18 19 20 »