Công nghiệp chế biến

Xuất khẩu sắt thép tăng cả về lượng và trị giá
Tính tới hết tháng 4/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 908 nghìn tấn, trị giá 680 triệu USD, tăng 27,1% về lượng và tăng 16,4% về trị giá so với tháng cùng kỳ năm trước. Về tình xuất khẩu của từng tháng đầu năm, lượng thép xuất khẩu tăng liên tục từ tháng 1 tới tháng 3/2014, sang tháng 4/2014 giảm 5,1% về lượng và 8% về trị giá so với tháng trước, đạt 256 nghìn tấn với kim ngạch 186 triệu USD.
Dệt may đặt mục tiêu đến 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 36-38 tỷ USD
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ Công thương phê duyệt với mục tiêu xây dụng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu đùng trong nước ngày càng cao...
Hàng mây, tre, cói xuất khẩu quý I/2014 tiếp tục tăng trưởng về kim ngạch
Tiếp tục đà tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2014, sang tháng 3/2014, xuất khẩu mặt hàng mây tre cói thảm tăng 29,9% so với tháng 2/2014, đạt 19,2 triệu USD, nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm xuất khẩu mặt hàng này lên 58 triệu USD, tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2013.
Tiềm năng xuất khẩu phân bón sang châu Phi
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu phân bón sang 12 nước châu Phi đạt kim ngạch 34,4 triệu USD (chiếm 8,2% tổng kim ngạch phân bón xuất khẩu).
Xơ sợi dệt nhập khẩu giá giảm, kim ngạch tăng trong 2 tháng đầu năm 2014
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng xơ sợi dệt các loại vào Việt Nam tháng 2/2014 giảm nhẹ 1,9% so với tháng đầu năm 2014, nhưng tăng tới 48,95% so với tháng 2/2013. Tính chung 2 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 220 triệu USD, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 15,61%
Theo số liệu thống kê của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng của Việt Nam trong tháng 1/2014 đạt 529,01 triệu USD, tăng 15,61% so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại Tây Ban Nha
Việt Nam tiếp tục đứng thứ hai trong xuất khẩu giày dép sang thị trường Tây Ban Nha, sau khi cung cấp hơn 27,7 triệu đôi, trị giá 268,5 triệu euro trong năm 2013.
Bông nhập khẩu từ châu Phi vẫn phải qua trung gian
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam đã nhập khẩu 581 nghìn tấn bông, trị giá 1,17 tỷ USD, tăng 39% về lượng và 33% về kim ngạch so với năm trước. Trong đó, bông nhập khẩu từ châu Phi chiếm 20% về số lượng, kim ngạch đạt 266,5 triệu USD nhưng phải qua các công ty trung gian.
Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ giày dép tháng đầu năm 2014
Việt Nam hiện là một trong 5 nước sản xuất giày lớn nhất thế giới. Tại một số thị trường như Hoa Kỳ, EU, thì giày dép Việt Nam đang có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc.
Tín hiệu tốt cho túi xách, vali xuất khẩu tháng 1 và cả năm 2014
Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, dự kiến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ngành da- giày- túi xách sẽ đạt khoảng 11,33 tỷ USD. Trong đó giày dép đạt 9,3 tỷ USD; túi, cặp xách đạt 2,1 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 10%.
Liên kết xuất khẩu xi-măng
Con số 14 triệu tấn sản phẩm xi-măng xuất khẩu (XK) năm 2013 thật sự là con số ấn tượng trong thời điểm nguồn cung đã vượt xa cầu. Theo thông lệ, sau nghỉ Tết Nguyên đán cũng là thời điểm xi-măng tiêu thụ trong nước chậm nhất. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh XK được nhiều doanh nghiệp (DN) xi-măng quan tâm.
Tháng 1, xuất khẩu dây và cáp điện đạt hơn 59 triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện sang các thị trường trong tháng 01 năm 2014 đạt trên 59,01 triệu USD, tăng 24,0% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với tháng trước thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này lại giảm 5,4%.
Tiềm năng dệt may và vải sợi xuất khẩu sang châu Phi
Theo báo cáo phân tích của Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, tại nhiều nước châu Phi, ngành công nghiệp dệt may còn chưa phát triển dù có nguồn bông nguyên liệu dồi dào. Với dân số và thu nhập của người dân châu Phi ngày càng tăng, lục địa này sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ đầy triển vọng cho mặt hàng dệt may.
Việt Nam-một trong những thị trường rượu vang năng động nhất châu Á
Việt Nam đang được nhiều công ty rượu vang Pháp, Italia nhắm đến bởi đây là thị trường tiêu thụ rượu vang tốt nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng 10%. Rượu vang là một trong những loại thức uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bằng chứng là trong các cuộc giao lưu, hội họp, liên hoan, đoàn tụ gia đình... không thể thiếu các buổi tiệc rượu vang.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng so với cùng kỳ
Những năm gần đây, nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh do nhu cầu tăng của ngành chăn nuôi trong nước. Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 10/2013 Việt Nam đã nhập khẩu 256,2 triệu USD, giảm 15,3% so với tháng liền kề trước đó, tính chung 10 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu mặt hàng này là 2,6 tỷ USD, tăng 33,35% so với cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 1/1/2014, thu 520 đồng/con tem rượu nhập khẩu
Kể từ ngày 1/1/2014 tem rượu nhập khẩu sẽ được chuyển từ hình thức ấn chỉ cấp phát không thu tiền sang ấn chỉ bán thu tiền. Các đơn vị thực hiện bán tem rượu nhập khẩu cho doanh nghiệp với đơn giá 520 đồng/con tem. Đây là một trong những hướng dẫn mới của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7927/TCHQ – TVQT về phát hành tem rượu nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường liên tục tăng trưởng
Tháng 10/2013 xuất khẩu đạt gần 1,75 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 5,5% so với tháng trước đó. Tính chung cả 10 tháng năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,51% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với 7,17 tỷ USD, chiếm 48,43% tổng kim ngạch, tăng 14,71% so với cùng kỳ. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc 1,35 tỷ USD, chiếm 9,14%, tăng 68%; sang Nhật Bản 1,97 tỷ USD, chiếm 13,34%, tăng 35%. Xuất khẩu sang các thị trường Myanma, Nigieria, Phần Lan, Na Uy… cũng đều đạt được các mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu mây, tre, cói thảm 10 tháng 2013
Tiếp đà tăng trưởng từ tháng 8, 9 nay sang tháng 10 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 26,5% so với tháng trước đó, đạt kim ngạch 22,4 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 187,3 triệu USD, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2012. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Oxtrâylia…tiếp tục là những thị trường chính nhập khẩu mây, tre, cói thảm của Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh, xuất, nhập khẩu phân bón
(Tài chính) Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý phân bón, trong đó quy định điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón. Theo Nghị định có 6 điều kiện kinh doanh phân bón gồm: 1- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Năm 2013 cấp hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2013 từ ngày 8/2/2013 đến hết ngày 31/12/2013.
Trang 17/20 « .. 16 17 18 19 20 »