Công nghiệp chế biến
Dệt may đặt mục tiêu đến 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 36-38 tỷ USD
10/04/2014

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ Công thương phê duyệt với mục tiêu xây dụng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu đùng trong nước ngày càng cao...

Về mục tiêu cụ thể, Quy hoạch chỉ rõ, giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 11% đến 12%/năm, ngành may tăng 13% đến 14%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 10% đến 11%/nãm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 9% đến 10%/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm;

Giai đoạn 2021 đến 2030: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;

Về cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: đến năm 2015, ngành dệt chiếm tỷ trọng 45%, ngành may chiếm tỷ trọng 55%; năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.

Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1. Kim ngạch XK

Tỷ USD

23-24

36-38

64-67

Tỷ lệ XK so cả nước

%

15-16

13-14

10-Sep

2. Sử dụng lao động

1.000 ng

2.500

3.300

4,4

3. Sản phẩm chủ yếu

     

- Bông xơ

1000 Tấn

8

15

30

- Xơ, sợi tổng hợp

1000 Tấn

400

700

1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn)

1000 Tấn

900

1,3

2.200

- Vải các loại

Tr. m2

1.500

2.000

4.500

- Sản phẩm may

Tr. SP

4.000

6.000

9.000

4. Tỷ lê nội địa hoá

%

55

65

70

Về định hướng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: Thứ nhất, tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; Thứ hai, xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế; Thứ ba, phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây cỏ xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu.

Về Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ sẽ được phân chia thành 7 khu vực chính. Khu vực 1: Vùng Đồng bằng sông Hồng; Khu vực 2: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Khu vực 3: Vùng Bắc Trung Bộ; Khu vực 4: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ; Khu vục 5: Vùng Đông Nam Bộ; Khu vực 6: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Khu vực 7: Vùng Tây nguyên.

Mỗi khu vực có một định hướng phát triển phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực. Với Hà Nội (Khu vực 1) và TP.HCM (Khu vực 5) được định hướng là trung tâm về thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may…

Quy hoạch cũng đề ra 8 nhóm giải pháp và chính sách để thực hiện, bao gồm: Các chính sách và giải pháp thị trường; Các chính sách và giải pháp về đầu tư; Các chính sách và giải pháp về quản lý ngành; Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực; Các giải pháp về khoa học và công nghệ; Các giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu; Các giải pháp bảo vệ môi trường; Các giải pháp về tài chính.

Kết thúc năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 17,9 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2012. Như vậy tục trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.

+ Năm thị trường xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đều tăng trên 15% so với năm 2012. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ với 8,61 tỷ USD, tăng 15%; thị trường tiếp theo là Nhật Bản với 2,38 tỷ USD bằng 1/4 của thị trường Hoa Kỳ, tăng 21%; Hàn Quốc đạt 1,64 tỷ USD, tăng 53% (tăng mạnh nhất trong 5 thị trường); Đức với 652 triệu USD, tăng 17% và Tây Ban Nha đạt 535 triệu USD, tăng 31%.

+ Có hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu dệt may, trong đó Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 334 triệu USD, tiếp đến là Công ty TNHH may Tinh Lợi với 267 triệu USD.

Tham khảo 30 doanh nghiệp xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong năm 2013 (triệu USD)

TT

Doanh nghiệp

Trị giá

1

Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến

334

2

Công ty TNHH may Tinh Lợi

267

3

Công ty TNHH HANESBRANDS Việt Nam, Chi nhánh Huế

209

4

Công Ty TNHH EINS VINA

197

5

Công ty TNHH SAKURAI Việt Nam

182

6

Tổng Công Ty May 10 - Công Ty Cổ Phần

173

7

Công ty cổ phần dệt 10/10

168

8

Công ty TNHH HANSAE T N

152

9

Tổng công ty Đức Giang - Công ty cổ phần

148

10

Công Ty TNHH HANSOLL VINA (HSV.)

147

11

Cty TNHH Hansae Việt Nam

147

12

Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng

141

13

Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú

125

14

Công Ty TNHH POONG IN VINA

122

15

Cty May Mặc Quảng Việt

117

16

Công ty TNHH Quốc tế Chutex

116

17

Công ty TNHH HAI VINA

115

18

Công Ty TNHH PANKO VINA

113

19

Công ty TNHH SHINSUNG Việt Nam

109

20

Công ty TNHH Dệt may Hoa Sen

108

21

Công Ty Cổ Phần May Và Dịch Vụ Hưng Long

108

22

Công ty TNHH YOUNGONE Nam Định

106

23

Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ

106

24

Công ty TNHH Dệt May Eclat Việt Nam

104

25

Cty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng

103

26

Công ty TNHH YAKJIN Việt Nam

101

27

Công ty TNHH Nam Yang Sông Mây

97

28

Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3

92

29

Công ty TNHH VINA KOREA

91

30

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam

90

 

Ý kiến bạn đọc