Công nghiệp chế biến
Xuất khẩu giày dép: Những tín hiệu vui
22/12/2016
Tình trạng sụt giảm đơn hàng năm 2016 được dự báo sẽ cải thiện trong năm 2017, khi xuất khẩu giày dép sang Mỹ và một số thị trường ngoài EU vẫn ổn định, thị trường Nga cũng được kỳ vọng sẽ mở lối sang hàng loạt các quốc gia trong khối Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Ngay từ đầu năm 2016, doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước đã bị thiếu đơn hàng, tình trạng này ngày một nghiêm trọng. Nguyên do, những bất ổn về chính trị, cụ thể sự kiện Brexit khiến sức tiêu dùng tại thị trường EU, nhất là thị trường Anh chững lại. Các nhà nhập khẩu theo đó đặt hàng cầm chừng với số lượng ít đã khiến đơn hàng về Việt Nam giảm mạnh.

Một số đơn hàng lớn, gia công đơn giản, bị dịch chuyển sang Myanmar, Bangladesh cũng khiến tình trạng thiếu đơn hàng ngày một “nóng”. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), đơn hàng chuyển dịch là do tác động của chi phí sản xuất trong nước ngày một cao. Lương tối thiểu liên tục tăng, năm 2017 tiếp tục tăng khoảng 7,4%, khiến nhà nhập khẩu chuyển đơn hàng sang các quốc gia có giá nhân công rẻ hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Mặc dù tình trạng chuyển dịch đơn hàng diễn ra chưa mạnh do năng lực chuỗi cung ứng của doanh nghiệptrong nước vẫn tốt, nhưng trong tương lai, nếu giá nhân công tiếp tục tăng, đẩy cao chi phí sản xuất, sự dịch chuyển đơn hàng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Thực tế, tình trạng biến động đơn hàng chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệpnhỏ và vừa với mức suy giảm từ 30 - 60%. Ông Nguyễn Văn Khánh - Tổng Thư ký Hội Da giày TP. Hồ Chí Minh - cho biết: DN lớn, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài vẫn đủ đơn hàng cho sản xuất. Đơn cử, Công ty Giày da Thái Bình, năm 2016 sản lượng dự kiến đạt khoảng 28 triệu đôi giày dép, 13 triệu sản phẩm túi xách. Thời điểm cuối năm, công ty phải liên tục tăng ca, đẩy nhanh sản xuất bảo đảm thời gian giao hàng. Một số doanh nghiệp khác cũng duy trì tốt sản xuất như: Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công ty CP Công nghiệp Đông Hưng…

Theo đánh giá của bà Phan Thị Thanh Xuân, tình trạng suy giảm đơn hàng ở thị trường EU không chỉ ảnh hưởng tới sức tăng trưởng của thị trường này, mà còn kéo theo sự suy giảm của toàn ngành. Năm 2016, ngành Da giày Việt Nam dự kiến chỉ đạt mức tăng trưởng 8% thay vì 10% như mục tiêu đã đề ra. Trong đó, Mỹ tiếp tục soán ngôi khối EU trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất với 34% tỷ trọng, EU đứng ở vị trí thứ 2 với khoảng 30%. Các thị trường khác như: Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc… vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.
 
Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc