Năng lượng, khoáng sản

Trung Quốc - thị trường chính của than Việt Nam
Xuất khẩu than tháng 4/2014 sụt giảm mạnh trở lại, với mức giảm 42,5% về lượng và giảm 36,6% về trị giá so với tháng 3/2014 đạt 590 nghìn tấn với trị giá 46,44 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2014, lượng than xuất khẩu giảm 31,2% và giảm 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước đạt 3,4 triệu tấn với 250,8 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu than 10 tháng đầu năm 2013
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2013, cả nước đã xuất khẩu trên 10 nghìn tấn than đá, trị giá 721,8 triệu USD, giảm 14,37% về lượng và giảm 27,09% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 10/2013, xuất khẩu mặt hàng này lại tăng so với tháng liền kề trước đó, tăng 34,9% về lượng và tăng 23,2% về trị giá, tương đương với trên 1 triệu tấn, trị giá 73 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu than đá sang 10 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 75,8% thị phần, với 7,6 triệu tấn, trị giá 447,3 triệu USD, giảm 16,11% về lượng và giảm 55,04% về trị giá so với cùng kỳ.
Điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu
Theo công văn số Công văn số 15442/BTC-QLG vừa được Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp đầu mối công bố giảm giá bán lẻ các loại xăng từ 20h ngày 11/11. Theo thông báo của Bộ Tài chính, giá bán mỗi lít xăng RON 92 hiện cao hơn 241 đồng so với giá cơ sở bình quân 30 ngày kể từ 12/10.
Thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam 9 tháng năm 2013
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 9/2013, cả nước đã nhập khẩu 493 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 434,3 triệu USD, giảm 10,33% về lượng và giảm 13,61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 9/2013, lượng khí được nhập khẩu về là 39,7 nghìn tấn, trị giá 37,1 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Xuất khẩu than: Thuế tăng, sản lượng giảm
Dẫn nguồn Công Thương, theo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), sau 1 tháng thuế xuất khẩu (XK) than tăng từ 10% lên 13% theo Thông tư 71/2013-TT-BTC ngày 23/5/2013 của Bộ Tài chính, sản lượng than XK của tập đoàn đã sụt giảm chỉ còn 1/10 so với tháng trước. Khó khăn lại đến với thợ mỏ. Trong điều kiện kinh tế suy giảm, giá than thế giới chưa phục hồi, mặc dù ngành than đã cắt giảm mạnh giá thành tạm thời cả về đất bóc, khấu hao, tiền lương và các chi phí khác, nhưng sản lượng than tiêu thụ vẫn giảm mạnh. Để không bị lỗ khi mức thuế XK tăng, Vinacomin buộc phải điều chỉnh giá than XK tăng tương ứng, vì thế nhiều khách hàng truyền thống đã chuyển hướng nhập khẩu than sang các thị trường khác
EVN dựng “rào cản” hiểm hóc khiến thủy điện nhỏ khốn đốn
Có DN chỉ được EVN mua với giá 400 500 đồng /kWh, bán ra bình quân 1.506 đồng /kWh. Xây nhà máy nhưng lại phải chi tiền “gấp đôi” để làm đường dây truyền tải điện?! Mới đây, người đứng đầu ngành điện lại gây “sốc” khi tuyên bố “xanh rờn”, “đến năm 2015, giá điện sẽ chỉ tăng, không giảm” do phải gánh một phần bù lỗ chênh lệch tỷ giá của các năm trước. Giới chuyên gia đã lập tức phản pháo chỉ ra những nghịch lý trong kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là “chiêu bài” áp đặt, dựng “rào cản” hiểm hóc “chặn” nhà đầu tư thủy điện nhỏ để giữ “ngôi ...độc quyền”.
Nghịch lý xuất - nhập than
Theo dự báo, đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải NK gần 6 triệu tấn than và sau đó tăng dần lên theo các năm tùy thuộc vào tiến độ sử dụng than, chủ yếu của các nhà máy điện chạy than. Được "gỡ" vẫn "than" khó Trước những khó khăn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tháng 10-2012, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm thuế XK than từ mức 20% xuống 10%. Cùng với đó, giá bán than cho điện cũng được phép tăng từ ngày 20-4-2013.
Trang 2/2 « 1 2