Số liệu trong quý đầu năm 2013 cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp da tại Trung Quốc đã chậm lại, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng doanh thu quần áo lông thú vẫn duy trì ở mức cao, tăng 32,9% về doanh số bán ra và 64,8% về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng 57,6% ngoại trừ giày da.
Theo Leatherbiz, chính phủ Trung Quốc ngày càng gia tăng thanh tra các ngành liên quan đến sản xuất da, như là một phần của chiến dịch để chống lại ô nhiễm không khí và nước ngầm sau khi một số thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng dày đặc sương khói vào đầu năm nay.
Nga giảm thuế nhập khẩu lông thú trước năm 2014 (08/08/2013)
Theo Ngành công nghiệp dệt may Nga, một thành viên của WTO, Nga sẽ cắt giảm một phần tư thuế nhập khẩu đối với lông thú và sản phẩm lông thú trước năm 2014, và dự kiến sẽ giảm hơn nữa trong năm 2015. Ngành công nghiệp này đã thúc giục các công ty có liên quan chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những thay đổi.
Châu Phi – nguồn cung da vô tận (07/08/2013)
Châu Phi đang nhanh chóng nổi lên như là một trong những thị trường tương lai cung cấp da thuộc và da chưa thuộc đối với ngành công nghiệp da toàn cầu ngày càng phát triển. Da và sản phẩm da là một trong những mặt hàng được giao dịch rộng rãi và được dùng phổ biến trên toàn cầu. Hiện tại, tổng trị giá thương mại hàng năm ước đạt bằng 1,5 lần giá trị thương mại thịt, hơn 5 lần cà phê và hơn 8 lần gạo.
Báo động khủng hoảng ngành nông nghiệp (06/08/2013)
Hiện nay, hàng loạt các mặt hàng nông sản như gạo, cao su, cà phê, điều, sản phẩm chăn nuôi… đều xuống giá trầm trọng so với một số năm gần đây. Đây chính là báo động cho chu kỳ khủng hoảng của ngành nông nghiệp.
Trung Quốc sẽ tăng đầu tư vào dệt may Việt Nam (05/08/2013)
Đầu Tư Việt NamĐại diện của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết trong thời gian tới sẽ có làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dệt may của Việt Nam khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được hạ xuống 0% sau khi gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2013, xuất khẩu của ngành nhựa đã thu về 706,4 triệu USD, tăng 12,23% so với cùng kỳ năm 2012.
TOP 10 thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm nhựa,túi nhựa của Việt Nam gồm Nhật Bản, Đức, Anh, Hà Lan, Cămpuchia, Pháp, Mỹ, Italia và Thụy Điển. Đến thời đierm này, có tới 9/10 thị trường đạt kim ngạch xuất trên 1 triệu USD.
Theo nguồn tin Công Thương, Lai Châu là tỉnh miền núi nên có nhiều hạn chế trong giao thương cùng với thiên tai, môi trường không thuận lợi, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh, cùng với sợ sự nỗ lực của các ngành, đơn vị nên đã đạt được con số đáng mừng.
Sở Công Thương Lai Châu cho biết, 6 tháng đầu năm 2013 sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) ước đạt 526.622 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2012, đạt 49,55% kế hoạch năm.
Giá cà phê nội địa và xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp, đại lý bán đổ, bán tháo cà phê để tránh nguy cơ phá sản.
Nửa năm sau khi Việt Nam vượt qua Brazil trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, thị trường cà phê hiện nay lại gặp nhiều khó khăn bế tắc. Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), mặc dù sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2011-2012 đã giảm đến 25% và niên vụ thu hoạch vào tháng 10 tới dự kiến còn giảm đến 30-35%, song giá cà phê vẫn tuột dốc. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã giảm xuống quanh mức 37.600- 37.900 đồng/kg.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng ở nhiều ngành lĩnh vực kinh tế được cải thiện và ước trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 4,9%.
Theo số liệu ước tính, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 4,9%, xấp xỉ mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 4,93%.
Tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, cho biết, tăng trưởng ở nhiều ngành kinh tế được cải thiện, GDP quý II cao hơn mức tăng 4,76% của quý I/2013, phản ánh kết quả bước đầu việc chỉ đạo tập trung quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn dân.
Indonesia: Lĩnh vực sản xuất lúa gạo thu hút đầu tư (30/07/2013)
Một liên doanh giữa Malaysia và Trung Quốc dự định sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo ở Indonesia, nhằm tận dụng các cơ hội và điều kiện thuận lợi về đất canh tác và nhu cầu lương thực thực phẩm ngày một gia tăng trên thị trường có dân số đông nhất khu vực Đông Nám Á này với trên 240 triệu người.
Thông báo của Ratu Indah Mandiri - một liên doanh của các nhà đầu tư Malaysia và Trung Quốc, cho biết trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng hoạt động tại Indonesia của mình, công ty bước đầu đang tìm kiếm một diện tích 50.000ha để trồng lúa tại đảo Java hay đảo Kalimantan, để sau đó mở rộng lên một triệu ha trong vòng bảy năm tới, và đã ký bản ghi nhớ hợp tác với một công ty địa phương của Indonesia về dự án này.
Thương mại - tài chính - ngân hàng tỉnh Bắc Ninh (30/07/2013)
1. Thương mại
Lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ ước 2.284,6 tỷ đồng, giảm 1,3% so tháng trước và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ 17.057 tỷ đồng, đạt 50,2% KH năm, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Các ngành dịch vụ đều có doanh thu tăng so tháng trước và tăng cao so cùng tháng năm trước, như: dịch vụ lưu trú ước 4,6 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước và gấp 3,9 lần so cùng tháng năm trước; dịch vụ ăn uống ước 167,5 tỷ đồng, tăng 4,6% so tháng trước và tăng 29,2% so cùng tháng năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): CPI tháng 7 tăng 0,19% so tháng trước và tăng 2,5% so với tháng 12 năm trước.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 8.808 tỷ đồng, đạt 31,5% kế hoạch, giảm 23,8% so với cùng kỳ 2012.
Từ đầu năm đến ngày 31/5, thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.029 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc, tổng vốn đăng ký 2.962,2 tỷ đồng, giảm 9 doanh nghiệp (0,9%) nhưng tổng vốn tăng 474,8 tỷ đồng (19,1%) so với cùng kỳ 2012. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư 24,9 triệu USD, cấp bổ sung cho 08 dự án tăng vốn, tổng vốn tăng 62,6 triệu USD; tổng số dự án cấp mới và tăng vốn 24 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn 87,5 triệu USD; giảm 02 dự án cấp mới và số dự án tăng vốn không tăng không giảm, tổng vốn cấp mới và tăng thêm giảm 24,25 triệu USD so với cùng kỳ 2012.
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm có dấu hiệu phục hồi với tốc độ chậm, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 10,7% so với cùng kỳ 2012. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp ổn định hơn khi các khó khăn về lãi suất vay ngắn hạn, đơn hàng được cải thiện và được sự hỗ trợ thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế đất theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư phát huy công suất hiệu quả và một số ngành tăng trưởng khá như: da - giày, may mặc, sản xuất thiết bị điện đã góp phần đưa tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và chỉ số IIP đạt gần 2 lần so với cùng kỳ 2012. Tuy nhiên, một số ngành tăng trưởng thấp và gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp chế biến thủy sản, xi măng; một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chấp nhận lãi thấp, không lãi hoặc lỗ để duy trì sản xuất và giữ chân lao động do sức mua thấp, đầu tư công giảm, cạnh tranh nguyên liệu đầu vào... do đó, sản xuất công nghiệp chưa thực sự khôi phục tăng trưởng như thời điểm trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Lĩnh vực dịch vụ tại Đà Nẵng (27/07/2013)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 29.921 tỷ đồng, đạt 49,9% kế hoạch, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2012. Hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố diễn ra sôi nổi, đặc biệt các dịp Tết, lễ hội, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, hội chợ Xuân - Vietbuild - Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2013 và các hoạt động xúc tiến thương mại đã thu hút du khách và nhân dân thành phố mua sắm. Giá cả các loại hàng hóa được giữ ổn định, không có biến động lớn, thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại... được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành kiểm tra 2.252 vụ, xử lý 1.994 vụ với tổng số tiền gần 6 tỷ đồng, trong đó thu xử phạt trên 5,6 đồng, góp phần bình ổn thị trường, giữ gìn môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh.
Bất động sản - Ngày phục hồi còn xa (26/07/2013)
Chỉ khi niềm tin vào thị trường hồi phục thì lượng cầu bất động sản mới có thể tăng trở lại và giúp thị trường dịch chuyển từ “chạm đáy” sang “vực dậy.
Có nhiều nguyên nhân căng kéo khiến thị trường bất động sản chậm hồi phục, tạo áp lực khó khăn lên toàn nền kinh tế. Nhưng tựu trung, theo phân tích của ông Chris Brown, tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam: “Thị trường sẽ không hồi phục được nếu nợ xấu chưa được xử lý tại mức giá đủ thấp để niềm tin có thể phục hồi”.
Tăng trưởng tín dụng: 3/4 con đường trước mặt (25/07/2013)
Thống đốc thừa nhận áp lực lớn trong việc tăng trưởng tín dụng ở mức 9% trong 6 tháng cuối năm...
Tính đến 31/5/2013, tín dụng mới chỉ tăng 2,98% trong khi mục tiêu cả năm là 12%.
Ngành ngân hàng đang nỗ lực cán đích 9% còn lại trong nửa năm còn lại, nhưng xem ra điều này không dễ dàng, khi tổng cầu chưa hồi phục, trở ngại nợ xấu vẫn đeo bám và các ngân hàng quá chặt chẽ trong xét duyệt khoản vay.
Thận trọng với cho vay bằng ngoại tệ (24/07/2013)
“Nếu không có biến động lớn từ nay đến cuối năm, thì nhu cầu vốn vay bằng USD của DN xuất, nhập khẩu vẫn cao hơn so với vay bằng VND”.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố đạt 172.500 tỷ đồng, chiếm 28,2% tổng dư nợ, tăng tới 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dư nợ tín dụng bằng VND chỉ tăng 20,5%.
Ông Nguyễn Hữu Đặng, quyền Tổng giám đốc HDBank nhận định, DN xuất khẩu vay USD với lãi suất 5% - 5,5%/năm (thời hạn 3 – 6 tháng) và DN nhập khẩu vay USD ở mức từ 5,5% đến 6,5%/năm là khá hấp dẫn, nếu so với lãi suất thỏa thuận bằng VND phổ biến ở mức từ 13% đến 14%/năm hiện nay.
Theo dự thảo Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp, khoản 2 điều 170 được sửa đổi theo hướng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1/7/2006, có quyền thực hiện đăng ký lại để tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.
Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp đã chính thức được Quốc hội thông qua, chiều 20/6.
EU tăng nhập khẩu đậu tương thay thế khô đậu tương (22/07/2013)
EU gia tăng nhập khẩu đậu tương để chế biến trong khu vực, nhằm bù đắp sự thiếu hụt khô đậu tương Nam Mỹ sau khi tắc nghẽn giao thông đã cản trở việc giao hàng, Oil World cho biết.
Nhập khẩu đậu tương của EU giai đoạn từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013 sẽ tăng lên 13,5 triệu tấn so với 12,6 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, Oil World ước tính.