Xây dựng, đầu tư phát triển (06/07/2013)
a. Hoạt động xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm theo giá hiện hành ước tính đạt 352,7 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 37,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6%; khu vực ngoài Nhà nước 292,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 83%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 22,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 157,1 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 51,9 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 101,2 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 42,5 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ 6 tháng đầu năm (05/07/2013)
a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Trong 6 tháng qua, ngoại trừ 2 tháng đầu năm thị trường bán lẻ hàng hóa có sức mua tích cực, các tháng còn lại hàng hóa tiêu thụ ở mức thấp. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu ước tính đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn,việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nên người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.
Sắt thép Mỹ có sự chuyển dịch (04/07/2013)
Trong tuần từ 5 – 12/8/2013, sản lượng thép thô của Mỹ tăng nhẹ, tăng 0,9% so với tuần trước đó và tăng 1,8% so với cùng tuần năm 2012.
Sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,888 triệu tấn ngắn trong tuần kết thúc ngày 3/8, tăng 0,9% so với tuần trước đó và tăng 1,8% so với cùng tuần năm 2012, số liệu mới nhất bởi Viện sắt và thép Mỹ (AISI) cho biết.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm (04/07/2013)
Trong tháng 6/2014, cả nước có 6087 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 57,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% về số doanh nghiệp và tăng 89,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 6369 doanh nghiệp, giảm 5,1% so với tháng 5 năm 2014, bao gồm: 966 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký; 4554 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký và 849 doanh nghiệp giải thể.
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm (03/07/2013)
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Sáu ước tính tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,3%).
Trong mức tăng chung toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,8% (Quý I tăng 7,4%, quý II tăng 8,3%), cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%, cao hơn mức tăng 8,2% của cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 5,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai thác tiếp tục giảm ở mức 2,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm mức tăng chung.
Xuất khẩu tôm Thái Lan (02/07/2013)
Kể từ khi Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Thái Lan hồi năm 2005, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại Thái Lan đã phải chịu thuế suất từ 5,29% đến 6,82%.
Trong 8 năm, lần đầu tiên Mỹ giảm thuế đối với mặt hàng tôm của Thái Lan. Với ưu đãi này, việc xuất khẩu tôm sang Mỹ đã trở nên tích cực hơn.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 357,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 261,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5%; lâm nghiệp đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% và thuỷ sản đạt 84 nghìn tỷ đồng, tăng 6%.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm (01/07/2013)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013[1] và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức 5,18% của 6 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.
Đặc điểm thị trường thiết bị Châu Âu (30/06/2013)
Nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, đặc biệt là thiết bị y tế phục vụ nhu cầu sức khỏe cho con người. Thị trường thiết bị y tế Châu Âu với 3 nước lớn là Đức, Pháp và Italia góp phần quan trọng trong nguồn cung này.
Sau Đức và Pháp, Italia là thị trường lớn trên thế giới về thiết bị y tế. Italia có một hệ thống chăm sóc sức khỏe được chính phủ tài trợ. Vì vậy, chính phủ nước này trực tiếp đứng ra mua các thiết bị y tế. Các bệnh viện công chiếm tới 76% doanh số mua hàng các thiết bị y tế, 24% còn lại thuộc về các bệnh viện tư nhân. Italia là một thị trường phát triển đối với sản phẩm thiết bị y tế. Ngoài ra, thu nhập theo đầu người của người dân cao và hệ thống chăm sóc y tế phát triển cũng làm cho nhu cầu đối với các thiết bị y tế tăng cao.
Tín hiệu tốt cho xuất khẩu da giày (30/06/2013)
Những năm gần đây, ngành da giày Việt Nam liên tục lọt vào top 10 nước xuất khẩu da giày trên thế giới và là nước đứng thứ hai xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những tín hiệu gần đây cũng cho thấy, ngành này đang đứng trước những cơ hội lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tháng 5/2013 đạt 750 triệu USD, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Với các thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 100 triệu USD, trong đó, cao nhất là thị trường Mỹ với 755 triệu USD, thị trường Anh 149 triệu USD, Bỉ 140 triệu USD, Nhật Bản 121 triệu USD, Trung Quốc đạt 114 triệu USD… Hiện các DN trong ngành đã có đơn hàng ổn định đến hết quý II và III/2013.
Thủy sản nhập khẩu của Pháp (29/06/2013)
Do xu hướng tiêu dùng, Pháp tăng cường nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ đông lạnh tạo nên thị trường sôi động về mặt hàng này.
Việc mua cá ngừ rã đông cho phép công ty thương lượng trước về giá cả và chất lượng, còn với sản phẩm tươi thì khó có thể làm được do giá cả dao động và nguy cơ thiếu hàng hoá vì những mối nguy liên quan tới đánh bắt.
Doanh nghiệp gỗ quay về nội địa không dễ (29/06/2013)
Mong muốn quay về nội địa nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ chưa tìm ra cách để chiếm lĩnh thị trường.
Xu hướng đổ bộ vào Việt Nam của hàng ngoại đang khiến các doanh nghiệp gỗ lo lắng. Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), nhận định, hiện nay thị trường đồ gỗ Việt Nam chia làm 3 cấp là thấp, trung và cao. Trong đó, phân khúc cao cấp có tới 60-80% là hàng ngoại nhập; phân khúc trung cấp có 40% còn thấp cấp là 20%. Theo bà ước tính, đồ gỗ trong nước chỉ chiếm khoảng 40% toàn thị trường với một số thương hiệu như Nhà Xinh, Trường Thành, Đức Thành (GDT), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Phố Xinh...
Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa? (28/06/2013)
Sau một năm bị suy giảm mạnh vì quyết định đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của châu Âu, từ năm 2010, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng lại.
Đây cũng là thời điểm ngành da, giày Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12-14 tỉ đô la Mỹ/năm sau 10 năm nữa.
Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, nói rằng trong 10 năm tới ngành này sẽ không thể có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đến 15-20%/năm, như giai đoạn 1995-2005. Theo bà, triển vọng khả thi của ngành da giày từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân 10-12%/năm.
Đồ điện tử được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc (27/06/2013)
Theo nhiều nguồn số liệu thống kế cho thấy Trung Quốc đang có xu hướng trở thành nước tiêu thụ máy tính hàng đầu trên thế giới.
Theo Electronista, nghiên cứu mới nhất của IDC cho thấy Trung Quốc đang có tốc độ phát triển rất nhanh và đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành thị trường máy tính lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thứ hạng này chỉ đúng trong quý I vừa qua trong khi cả năm 2011, Mỹ nhiều khả năng vẫn giữ vị trí số một.
Kinh tế tỉnh Đồng Nai (27/06/2013)
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,7% so với cùng kỳ.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 6 tháng là 12.579 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 46,2% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2014 là 16.603 tỷ đồng, đạt 47% so dự toán, tăng 18% so cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 50,8% kế hoạch, tăng 15,8% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 48,1% kế hoạch, tăng 10,2% so cùng kỳ.
TTĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh ước đạt 9,5% so với cùng kỳ.
Chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng
So với cùng kỳ 2012, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 63.901 tỷ đồng, tăng 11,9%. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 38.579 tỷ đồng, tăng 18,7%. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 1,94% so với tháng 12/2012.
Lạm phát gây tăng giá hàng Trung Quốc (26/06/2013)
Tình hình lạm phát tại Trung Quốc tăng cao, ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu, làm nguồn hàng này tăng giá đáng kể.
Lạm phát gây sức ép lên biên lợi nhuận lớn đến mức các doanh nghiệp đang phải đẩy việc tăng giá lên người tiêu dùng. Mới đây, hãng Unilever đã bị phạt 2 triệu Nhân dân tệ do thông báo tăng giá. Lo sợ các biện pháp trừng phạt của Chính phủ Trung Quốc và nhu cầu tiêu dùng đi xuống, nhiều doanh nghiệp đã không tiến hành tăng giá hàng hóa.
Tăng giá bán điện sản xuất, giảm giá điện sinh hoạt (26/06/2013)
Giá điện áp dụng cho các ngành sản xuất sẽ tăng thêm từ 2% đến 7% (tính trên giá điện bình quân), tùy vào mức điện áp và giờ tiêu thụ điện.
Cụ thể, giá điện cho cấp điện áp trên 110 kV vào giờ thấp điểm hiện có tỉ lệ là 51% trên giá điện bình quân, sẽ tăng lên 56% trên giá điện bình quân; giá điện cho cấp điện áp dưới 6 kV giờ thấp điểm tăng từ 58% lên 65%... Đây là điểm mới trong dự thảo về cơ cấu biểu giá bán điện do Bộ Công Thương công bố ngày 5-6.
Đầu năm 2013, Thanh xuân Ford được công nhận là đại lý chính của Ford Việt Nam (FVL). Sự kiện này này đánh dấu sự trưởng thành cũng như uy tín Thanh Xuân Ford trên thị trường dịch vụ.
Ngày 24/4/2013, Viện Kinh tế tài chính (Học viện tài chính) đã tổ chức Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 2013 và những thách thức.
Những thách thức chủ yếu mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt trong năm 2013 đã được các chuyên gia tham gia hội thảo chỉ ra là: Tốc độ tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho cao đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn…