Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu Theo kết quả của báo cáo "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của VN", tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày...
Tiếp đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc.
Đây là báo cáo do Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại thực hiện.
Trong đó, các chuyên gia đánh giá những ngành hàng may mặc, giày dép, dầu lửa, thuỷ hải sản, đồ gỗ và cà phê không chỉ đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất của VN ở thời điểm hiện tại về mặt doanh thu xuất khẩu mà sẽ vẫn giữ vững vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số tiềm năng xuất khẩu cao nhất. Kim ngạch xuất khẩu của mỗi ngành hàng này có thể đạt mức trên 500 triệu USD/năm.
Còn các ngành hàng quy mô trung bình nhưng lại có tiềm năng xuất khẩu cao gồm cao su, thủ công mỹ nghệ, than đá, đồ gia dụng, hạt tiêu và hạt điều. Đồ chơi, thuỷ tinh, máy móc nông nghiệp và đóng tàu là những ngành hàng nhỏ về mặt doanh thu xuất khẩu ở hiện tại nhưng lại có tiềm năng quan trọng hơn trong tương lai.
Ngược lại, tiềm năng xuất khẩu có thể sẽ giới hạn (dưới 100 triệu USD/ năm/ ngành hàng) đối với sản phẩm sữa, sản phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi, ô tô - xe máy, hàng dệt gia dụng.
Cụ thể, tiềm năng xuất khẩu của các nhóm ngành hàng được đánh giá ở mức cao theo chỉ số từ 1 (tiềm năng thấp nhất) đến 5 (tiềm năng cao nhất) của ITC gồm:
Thứ nhất là nhóm ngành hàng khoáng sản sơ cấp và nhiên liệu với các sản phẩm dầu thô (chỉ số 3,4) và than đá (chỉ số 3,3).
Thứ hai, VN là 1 trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng thuỷ hải sản (chỉ số 3,2) với mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình giai đoạn 1990 - 2004 khoảng 20%.
Thứ ba là nhóm hàng nông sản với các mặt hàng như cà phê (hiện VN đứng thứ 2 trên thế giới về mặt lượng với lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản xuất và đứng thứ 3 về mặt giá trị) - chỉ số 3,1; cao su tự nhiên (hiện là 1 trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với 90% sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt gần 600 triệu USD); hạt điều (đứng vị trí hàng đầu thế giới với thị phần khoảng 25% và là nước xuất khẩu mặt hàng hạt điều lột vỏ lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ) và các loại hạt khác - chỉ số 3,5; hạt tiêu và các loại gia vị khác - chỉ số 3,1.
Thứ tư là nhóm ngành công nghiệp với các ngành hàng tiềm năng nhất gồm may mặc và nguyên phụ liệu, da giày, đồ gỗ nội ngoại thất, thiết bị gia dụng, máy móc nông nghiệp, đóng tàu, đồ chơi, thuỷ tinh với chỉ số đánh giá dao động ở mức 3,0 - 3,4.
Thứ năm là ngành hàng thủ công mỹ nghệ (chỉ số 3,2) - một ngành năng động, có mức tăng trưởng xuất khẩu về mặt giá trị tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới. Sản phẩm thủ công của Việt