Tài chính tiền tệ

Xi măng hồi sức
Sức tiêu thụ xi măng tăng trở lại kể từ tháng 4/2013 đến nay đang tiếp thêm hy vọng cho các doanh nghiệp xi măng về khả năng hoàn thành các mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, 5 tháng đầu năm, tiêu thụ của toàn ngành xi măng (gồm cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu) đạt xấp xỉ 24 triệu tấn, bằng 41% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 19,15 triệu tấn, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2012.
“Cửa sáng” cho bất động sản đang hé mở
Hôm nay, ngày 13/6, tại TP.HCM diễn ra Hội thảo Triển vọng phục hồi thị trường bất động sản do Báo Đầu tư và Công ty Cushman & Wakefield phối hợp tổ chức. Nhiều ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp bày tỏ sự lạc quan và cho rằng, dù thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn nhưng đã xuất hiện nhiều “cửa sáng”. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh như chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước... để giảm giá thành; bán hạ giá để cắt lỗ; hỗ trợ cho người mua nhà bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay ngân hàng, khuyến mại.
“Cơn khát” sữa ngoại của Trung Quốc càn quét thế giới
Các cửa hàng sữa ở Anh đang phải hạn chế bán hàng sau khi xuất hiện tình trạng “vét” sữa để mang sang Trung Quốc. “Cơn khát” sữa ngoại của quốc gia đông dân nhất thế giới do người dân mất lòng tin với các sản phẩm sữa nội đang khiến các bà mẹ ở châu Âu lo ngại. Theo tin từ Reuters, Liên minh bán lẻ Anh (BRC), nhóm có thành viên chiếm 80% thị trường bán lẻ sữa ở xứ sương mù, cho biết, nhiều cửa hiệu hiện đã hạn chế số lượng hộp sữa bột khách được mua mỗi lần nhằm ngăn chặn tình trạng “xuất khẩu không chính thức” sữa từ Anh sang Trung Quốc.
Những rào cản làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Cảnh báo rào cản Ông Fred Burke, Trưởng nhóm công tác sản xuất và phân phối của diễn đàn, cảnh báo: gần đây các rào cản kỹ thuật xuất hiện ngày càng nhiều, nhằm điều chỉnh những vấn đề ngắn hạn, nhưng sẽ gây ra những hệ luỵ không tốt trong dài hạn. “Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường khi các nhà sản xuất quốc tế đang cần tìm một ngôi nhà mới để thiết lập những nhà xưởng của tương lai. Đây là cơ hội có thể nắm được nhưng cũng có thể dễ bị tuột mất do những vấn đề liên quan rào cản kỹ thuật. Hiện các nhà đầu tư rất quan ngại việc áp dụng các hình thức kiểm soát giá theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính”, ông Fred Burke nói.
Lào - điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013
Tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
“Kiện tôm của Việt Nam là không công bằng”
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa ra thông cáo phản đối phía Mỹ trong việc khởi xướng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo VASEP, ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã đưa ra dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tiếp tục tăng từ 3,5-5% và ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong năm 2013. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả những tháng đầu năm 2013 đã có những tín hiệu đáng mừng. Kim ngạch xuất khẩu quý 1 đạt 187 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012.
Tỷ giá tăng: Tìm phương án tránh để lửa gần rơm
Tuần này, Ngân hàng Nhà nước lần lượt tổ chức hội nghị triển khai công tác ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 tại Hà Nội và Tp.HCM. Một phương án liên quan đến tỷ giá được gợi mở. Tại các hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ xem xét giảm lãi suất USD, theo lộ trình và mức độ thận trọng. Hướng gợi mở này đưa ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng thời gian gần đây.
24 ngân hàng lỗ trong 5 tháng đầu năm
Chênh lệch giữa thu nhập so với chi lũy kế 5 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 18.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ các năm, trong đó có 24 đơn vị thua lỗ. Báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm tháng đầu năm 2013, mặc dù kết quả kinh doanh của hệ thống được cải thiện so với năm 2012, song vẫn tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước đó.
Một số vấn đề xã hội
Thiếu đói trong nông dân Trong tháng 5/2013, cả nước có 49,2 nghìn hộ thiếu đói, giảm 17,3% so với tháng trước, tương ứng 206,9 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 18,9%. So với cùng kỳ năm 2012, số hộ thiếu đói giảm 28% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 28,2%. Tính chung năm tháng đầu năm nay, cả nước có 287,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 1199,4 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 12,8%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 19,4 nghìn tấn lương thực và 11,5 tỷ đồng, riêng tháng Năm đã hỗ trợ 3,3 nghìn tấn lương thực và hơn 3 tỷ đồng.
Khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013
Trong năm tháng đầu năm 2013, số khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt trên 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 2,4 triệu lượt người, giảm 3,4%, khách đến bằng đường bộ 461,7 nghìn lượt người, tăng 9% và khách đến bằng đường biển đạt 99 nghìn lượt người, tăng 4,1%. Khách quốc tế đến Việt Nam trong năm tháng đầu năm với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1,8 triệu lượt người, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2012; khách đến vì công việc 500,5 nghìn lượt người, giảm 1,6%, thăm thân nhân đạt 494,3 nghìn lượt người, giảm 5,4%.
Vận tải hành khách và hàng hóa 5 tháng đầu năm 2013
Vận tải hành khách năm tháng đầu năm ước tính đạt 1149,1 triệu lượt khách, tăng 3,7% và 50,2 tỷ lượt khách.km, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 17,9 triệu lượt khách, tăng 1,3% và 13,5 tỷ lượt khách.km, tăng 2,2%; vận tải địa phương đạt 1131,2 triệu lượt khách, tăng 3,7% và 36,8 tỷ lượt khách.km, tăng 3,7%. Vận tải hành khách đường bộ năm tháng ước tính đạt 1048,9 triệu lượt khách, tăng 3,9% và 35,6 tỷ lượt khách.km, tăng 2,6%? so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 85,9 triệu lượt khách, tăng 1,7% và 1,9 tỷ lượt khách.km, tăng 5,6%; đường hàng không đạt 6,8 triệu lượt khách, tăng 2,7% và 10,9 tỷ lượt khách.km, tăng 6%; đường biển đạt 2,6 triệu lượt khách, tăng 2,2% và 151,4 triệu lượt khách.km, tăng 2%; đường sắt đạt 4,8 triệu lượt khách, giảm 0,2% và 1,7tỷ lượt khách.km, giảm 1,9%.
Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2013
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 giảm 0,06% so với tháng trước. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm gồm: Giao thông giảm 0,57%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,53%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35% (Lương thực giảm 0,69%; thực phẩm giảm 0,45%); bưu chính viễn thông giảm 0,07%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng 1,58% (Dịch vụ y tế tăng 1,92%), góp vào chỉ số giá chung cả nước 0,09%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng nhẹ: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,41%; may mặc, mũ nón, giày dép và thiết bị và đồ dùng gia đình cùng tăng 0,36%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,23%; giáo dục tăng 0,02%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm chủ yếu do một số nguyên nhân sau: (1) Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm hai đợt trong tháng Tư; (2) Giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm tiếp tục giảm do tiêu dùng trong dân có phần chững lại vì lo ngại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Thương mại, giá cả, dịch vụ
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2013 ước tính đạt 215,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung năm tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1065,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,8%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm tháng đầu năm, kinh doanh thương nghiệp đạt 820,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% và tăng 11,5%; khách sạn nhà hàng đạt 127,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% và tăng 16,8%; dịch vụ đạt 108,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% và tăng 10,6%; du lịch đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 5%.
Thu, chi ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2013
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/5/2013 ước tính đạt 268,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 178,2 nghìn tỷ đồng, bằng32,7%; thu từ dầu thô 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27,7%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 54,2 nghìn tỷ đồng, bằng 31,1% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 41,4 nghìn tỷ đồng,bằng 38,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 38,9 nghìn tỷ đồng, bằng 32,3%; thu thuế thu nhập cá nhân 21 nghìn tỷ đồng, bằng 38,3%; thuthuế bảo vệ môi trường 4,2 nghìn tỷ đồng, bằng 29,2%; thu phí, lệ phí 3,5 nghìn tỷ đồng, bằng 34,1%.
Đầu tư 5 tháng đầu năm 2013
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2013 ước tính đạt 17427 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 4024 tỷ đồng; vốn địa phương 13404 tỷ đồng. Tính chung năm tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 69103 tỷ đồng, bằng 34,5% kế hoạch năm và giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2012, gồm có:
Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2013
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Năm tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,1%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,3%. Tính chung năm tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 6,2% của cùng kỳ năm trước nhưng đang có xu hướng tăng dần[1], trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,7% (cùng kỳ năm trước tăng 3,1%); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,5% (cùng kỳ năm trước tăng 6,3%); sản xuất và phân phối điện tăng 8,9% (thấp hơn nhiều mức tăng 15% của cùng kỳ năm trước); cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 9,6% (cùng kỳ năm trước tăng 9,1%).
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 5 tháng đầu năm 2013
Nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và xuống giống lúa hè thu tại các địa phương phía Nam. Tính đến 15/5/2013, các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa đông xuân, diện tích ước tính đạt 1157,1 nghìn ha, bằng vụ đông xuân năm trước, trong đó Đồng bằng sông Hồng đạt 561,2 nghìn ha, giảm 0,7%, nguyên nhân chủ yếu do một phần đất lúa được chuyển sang sử dụng vào việc xây dựng các công trình công cộng trong Chương trình nông thôn mới, một phần được được chuyển sang cây trồng khác. Thời tiết nắng nóng trong tháng làm hơn 36 nghìn ha lúa và hoa màu bị nhiễm sâu bệnh, trong đó gần 10,5 nghìn ha bị bệnh khô vằn; 3,4 nghìn ha bị bệnh đạo ôn. Một số địa phương có nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh là: Bắc Giang 11,4 nghìn ha; Sơn La 9,5 nghìn ha; Hải Phòng gần 5 nghìn ha. Theo đánh giá ban đầu, năng suất lúa đông xuân của các địa phương phía Bắc ước tính đạt 62,3 tạ/ha, xấp xỉ vụ đông xuân năm 2012; sản lượng đạt 7,2 triệu tấn.
Siết tải trọng xe: Doanh nghiệp sản xuất container gặp khó
Những bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định tải trọng xe, không chỉ gây khó đến các DN vận tải hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến các DN sản xuất container trong nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP thương mại cơ khí Tân Thanh, ông Kiều Công Thanh cho biết : “Theo Công ước quốc tế về container, tiêu chuẩn ISO 668 : 1995 quy định kích thước và tải trọng của container. Trong đó container 40 feet có tổng tải trọng hàng hóa 30,48 tấn, container 20 feet có tổng tải trọng hàng hóa 24 tấn. Các nhà sản xuất phương tiện giao thông ở nước ngoài luôn để trọng lượng thiết kế đúng với công thức trên. Nhưng các nhà sản xuất trong nước phải dựa vào Quy chuẩn QCVN 11: 2011/BGTVT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơmoóc và sơmi rơmoóc theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải VN.
Sẽ xây dựng Trung tâm Phân phối xuất khẩu hàng Việt Nam tại Bỉ
Ngày 23/7, tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, ngài Bruno Angelet, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam cho biết, Bỉ và Việt Nam đang bàn bạc để triển khai Dự án thành lập Trung tâm Phân phối xuất khẩu hàng Việt Nam tại cảng Zeebrugge (Bỉ). Đây được coi là “bàn đạp” để các mặt hàng của Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bỉ. Đại sứ cho biết thêm, Bỉ là nước có 60km đường bờ biển với 2 cảng biển lớn vận chuyển hàng hóa ra các nước. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam sang Bỉ cũng sẽ có cơ hội lớn để tiếp cận với thị trường 500 triệu dân của EU.
Trang 18/20 « .. 16 17 18 19 20 »