Tài chính tiền tệ

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
Trong tháng 6/2014, cả nước có 6087 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 57,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% về số doanh nghiệp và tăng 89,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 6369 doanh nghiệp, giảm 5,1% so với tháng 5 năm 2014, bao gồm: 966 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký; 4554 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký và 849 doanh nghiệp giải thể.
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Sáu ước tính tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,3%). Trong mức tăng chung toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,8% (Quý I tăng 7,4%, quý II tăng 8,3%), cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%, cao hơn mức tăng 8,2% của cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 5,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai thác tiếp tục giảm ở mức 2,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm mức tăng chung.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 357,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 261,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5%; lâm nghiệp đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% và thuỷ sản đạt 84 nghìn tỷ đồng, tăng 6%.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013[1] và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức 5,18% của 6 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.
Tín hiệu tốt cho xuất khẩu da giày
Những năm gần đây, ngành da giày Việt Nam liên tục lọt vào top 10 nước xuất khẩu da giày trên thế giới và là nước đứng thứ hai xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những tín hiệu gần đây cũng cho thấy, ngành này đang đứng trước những cơ hội lớn. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tháng 5/2013 đạt 750 triệu USD, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Với các thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 100 triệu USD, trong đó, cao nhất là thị trường Mỹ với 755 triệu USD, thị trường Anh 149 triệu USD, Bỉ 140 triệu USD, Nhật Bản 121 triệu USD, Trung Quốc đạt 114 triệu USD… Hiện các DN trong ngành đã có đơn hàng ổn định đến hết quý II và III/2013.
Doanh nghiệp gỗ quay về nội địa không dễ
Mong muốn quay về nội địa nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ chưa tìm ra cách để chiếm lĩnh thị trường. Xu hướng đổ bộ vào Việt Nam của hàng ngoại đang khiến các doanh nghiệp gỗ lo lắng. Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), nhận định, hiện nay thị trường đồ gỗ Việt Nam chia làm 3 cấp là thấp, trung và cao. Trong đó, phân khúc cao cấp có tới 60-80% là hàng ngoại nhập; phân khúc trung cấp có 40% còn thấp cấp là 20%. Theo bà ước tính, đồ gỗ trong nước chỉ chiếm khoảng 40% toàn thị trường với một số thương hiệu như Nhà Xinh, Trường Thành, Đức Thành (GDT), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Phố Xinh...
Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa?
Sau một năm bị suy giảm mạnh vì quyết định đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của châu Âu, từ năm 2010, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng lại. Đây cũng là thời điểm ngành da, giày Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12-14 tỉ đô la Mỹ/năm sau 10 năm nữa. Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, nói rằng trong 10 năm tới ngành này sẽ không thể có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đến 15-20%/năm, như giai đoạn 1995-2005. Theo bà, triển vọng khả thi của ngành da giày từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân 10-12%/năm.
Kinh tế tỉnh Đồng Nai
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,7% so với cùng kỳ. - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 6 tháng là 12.579 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 46,2% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ. - Tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2014 là 16.603 tỷ đồng, đạt 47% so dự toán, tăng 18% so cùng kỳ. - Kim ngạch xuất khẩu đạt 50,8% kế hoạch, tăng 15,8% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 48,1% kế hoạch, tăng 10,2% so cùng kỳ.
Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục phát triển
TTĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh ước đạt 9,5% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng So với cùng kỳ 2012, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 63.901 tỷ đồng, tăng 11,9%. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 38.579 tỷ đồng, tăng 18,7%. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 1,94% so với tháng 12/2012.
Tăng giá bán điện sản xuất, giảm giá điện sinh hoạt
Giá điện áp dụng cho các ngành sản xuất sẽ tăng thêm từ 2% đến 7% (tính trên giá điện bình quân), tùy vào mức điện áp và giờ tiêu thụ điện. Cụ thể, giá điện cho cấp điện áp trên 110 kV vào giờ thấp điểm hiện có tỉ lệ là 51% trên giá điện bình quân, sẽ tăng lên 56% trên giá điện bình quân; giá điện cho cấp điện áp dưới 6 kV giờ thấp điểm tăng từ 58% lên 65%... Đây là điểm mới trong dự thảo về cơ cấu biểu giá bán điện do Bộ Công Thương công bố ngày 5-6.
Thanh Xuân Ford: Chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu
Đầu năm 2013, Thanh xuân Ford được công nhận là đại lý chính của Ford Việt Nam (FVL). Sự kiện này này đánh dấu sự trưởng thành cũng như uy tín Thanh Xuân Ford trên thị trường dịch vụ.
Chuyên gia "bắt mạch" những thách thức của kinh tế Việt Nam 2013
Ngày 24/4/2013, Viện Kinh tế tài chính (Học viện tài chính) đã tổ chức Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 2013 và những thách thức. Những thách thức chủ yếu mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt trong năm 2013 đã được các chuyên gia tham gia hội thảo chỉ ra là: Tốc độ tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho cao đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn…
Vốn FDI vượt 10 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ... Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/6/2013, cả nước đã có 554 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012.
6 tháng, GDP của Hà Nội tăng 7,67%, Tp.HCM tăng 7,9%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội 6 tháng đầu năm cao hơn cùng kỳ năm 2012, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM lại thấp hơn cùng kỳ. Cụ thể, theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, GDP 6 tháng năm 2013 của Thủ đô ước tăng 7,67% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng 2,95%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,46%; dịch vụ tăng 8,5%.
Ba đặc trưng kinh tế Việt Nam hậu tái cơ cấu
Tái cấu trúc(TCT)nền kinh tế, suy cho cùng, là thay đổi cơ cấu kỹ thuật, tạo lập cơ chế phù hợp,phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh nhằm phát triển nền kinh tế ổn định, hiệu quả và bền vững hơn. Tiếp nối đợt TCT kinh tế được khởi đầu từ công cuộc Đổi mới theo tinh thần Đại hội VI , về triển vọng dài hạn và tổng thể, quá trình TCT theo tinh thần Đại hội XI và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng lần này cần bảo đảm định hình và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI với 3 đặc trưng chủ yếu sau:
Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
Thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo được thực hiện từ ngày 1/7/ 2013... Với 91,37% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được thông qua chiều 19/6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, trừ quy định về một số ưu đãi thuế với nhà ở.
Sở hữu chéo: “Mảng tối” khó gỡ
Theo các chuyên gia kinh tế, sở hữu chéo hay đầu tư chéo là điều bình thường trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam , hoạt động này đang hiện hữu nhiều “mảng tối” và tiềm ẩn những rủi ro đòi hỏi cần nghiên cứu nhằm minh bạch hóa thị trường. Và việc tháo gỡ “mớ bòng bong” này như thế nào vẫn đang là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng. Sở hữu chéo có thể hiểu một cách đơn giản là hiện tượng doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Mối quan hệ này sẽ trở nên không kiểm soát được khi mỗi doanh nghiệp lại đầu tư tiếp vào các doanh nghiệp con khác.
Thủ tướng “chốt” thời hạn đề án tái cơ cấu cho bộ, ngành
Đến quý 4/2013, các bộ ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình. Đó là một trong những nội dung của chỉ thị về triển khai đề án tái cơ cấu kinh tế, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ phân công các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai một số nhiệm vụ trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Dỡ "rào cản" sở hữu đất đai
Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam. Vấn đề ở chỗ đó không phải là tất cả pháp luật về đất đai (để điều chỉnh nó như là một loại tài nguyên, đối tượng sở hữu và tài sản của Bộ luật Dân sự) mà chủ yếu là các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước hay quản lý hành chính về đất đai, tức về thực chất xoay quanh bảo vệ các quyền và lợi ích của nhà nước với tư cách là “người đại diện chủ sở hữu (toàn dân) về đất đai”.Bản chất của quá trình tư nhân hoá đất đai: các cơ quan quản lý Nhà nước không còn đủ sức để sử dụng các công cụ và biện pháp hành chính nhằm kiểm soát sự vận động của các yếu tố và quy luật thị trường, dẫn đến đánh mất các thực quyền của người chủ sở hữu. Hậu qủa của nó, mà cả Nhà nước và xã hội phải gánh chịu, là giá đất ngày càng tăng trong khi hiệu quả thật sự của các dự án đầu tư thì ngày càng thấp.
Chấm dứt tỉnh quyết dự án, Chính phủ lo tiền
Có rất nhiều lý do dẫn tới việc lãng phí trong đầu tư công. Theo ông, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất? Lấy việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ làm ví dụ để thấy rõ nguyên nhân cơ bản của việc sử dụng tài sản công kém hiệu quả. Trước đây, việc quyết định và phê duyệt tổng mức đầu tư dự án là do chính quyền địa phương và các bộ, ngành phê duyệt.
Trang 17/20 « .. 16 17 18 19 20 »