Năm 2015, trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại, có 29 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị 147 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thị trường gạo thế giới 2016 (11/03/2016)
Gạo là lương thực chủ yếu, rất quan trọng với tất cả các nước trên toàn cầu. Phần lớn gạo dành cho người tiêu dùng trong nước tăng lên, chính phủ các nước chủ động bảo hộ phần lớn cho các ngành sản xuất gạo trong nước khi giá gạo giảm giá toàn cầu. Thương mại gạo chỉ chiếm tổng số khoảng 8% tổng sản lượng, gần đây đã đạt mức cao nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai.
Bỉ là một thị trường quan trọng trong khu vực EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bỉ có nhu cầu nhập khẩu cao, hầu hết những mặt hàng mà nước này nhập của Việt Nam cũng là những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam như giầy dép, dệt may, thủy sản, túi xách… Bỉ cũng là thị trường lớn về nhập khẩu đá xây dựng, đồ gỗ, sắt thép, cao su và cà phê của Việt Nam.
UAE - cơ hội cho nông sản Việt Nam (01/03/2016)
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung.
Cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại Myanma (01/03/2016)
Tại thị trường Myanmar, phân khúc bình dân vẫn chiếm phần lớn, nhưng phân khúc tiêu dùng trung và cao cấp cũng đang có chiều hướng tăng từ khi Myanmar mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Đây chính là những cơ hội lớn để hàng Việt thâm nhập mạnh vào thị trường tiềm năng này.
Thái Lan là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan trong tháng 1/2016 đạt 277,39 triệu USD, tăng 32,4% so với tháng 12/2015 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và bày tỏ thiện chí mong muốn hai bên tăng cường hợp tác trong quá trình thực thi Bộ quy định cuối cùng thanh tra cá da trơn họ Siluriformes (bao gồm cá tra, ba sa của Việt Nam) áp dụng cho các nước xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này.
Đầu tư ra nước ngoài: Cơ hội tăng tốc (23/02/2016)
Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 1.049 dự án với tổng vốn đăng ký 20,4 tỷ USD. Việt Nam đã đầu tư tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tại 5 châu lục trên thế giới.
Ngày 17 tháng 02 năm 2016, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 16/2, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố số liệu cho thấy đầu tư ra nước ngoài của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhanh, với đầu tư trực tiếp phi tài chính ra nước ngoài đạt 12,02 tỷ USD trong tháng 1, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 17/2, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm tăng cường đầu tư của các công ty vào các ngành công nghiệp mới để tạo ra các sản phẩm mới trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu - động lực chính của sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Theo số liệu mới công bố của hải quan Đài Loan(16/2/2016), thống kê sơ bộ tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 1 năm 2016 đạt 22,2 tỷ USD giảm 1,6% so với tháng 12 năm 2015 và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2015, và là tháng thứ 12 liên tiếp chỉ số này có mức tăng trưởng âm. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 1 đạt 18,69 tỷ USD giảm 1,4% so với tháng 12 năm 2015 và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 4,93 tỷ USD, giảm 19% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,91 tỷ USD, giảm 27,2%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,02 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất siêu khoảng 900 triệu USD sang Úc.
Nông nghiệp của Braxin: Tiềm năng lớn đậu tương (15/02/2016)
Theo thống kê của Cơ quan USDA Hoa Kỳ, Braxin là nước đứng đầu về sản lượng đậu tương mùa vụ 2013 với 90 triệu tấn, cao hơn sản lượng của Hoa Kỳ (89,5 triệu tấn). Năm 2014, Braxin xuất khẩu 45,8 triệu tấn đậu tương, đem lại nguồn thu ngoại tệ trên 31 tỷ USD.
Sản lượng đường của Thái Lan sẽ sụt giảm so với dự báo trước đó ở mức 11,6 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình hình hạn hán kéo dài trong năm 2016. Hiện Thái Lan là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
Ngày 11 tháng 12 năm 2016 tới đây sẽ là cột mốc đáng ghi nhớ của Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung khi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không thể tiếp tục đối xử với Trung Quốc như một “nền kinh tế phi thị trường” (non-market economy – NME) trong quá trình tiến hành những cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.