Chính sách
Tình hình luật TMĐT trên thế giới
07/08/2013


Trong TMĐT, người mua và người bán giao tiếp trong thế giới ảo, họ không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy, làm sao họ có thể tin tưởng mà giao dịch với nhau? Cho nên, trong TMĐT cần có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch:

- Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.

- Tính tin cậy (Reliability): bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (người bán phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (người bán phải đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng) và tính tin cậy trong vấn đề chứng thực (như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử).

- Tính bảo mật và riêng tư (Confidentiality và Privacy): những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, email, điện thoại v.v… phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa người bán không được tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ hay bản quyền là những vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trên mạng.

Có 04 yêu cầu đảm bảo cho một giao dịch thành công, an toàn trên mạng, đó là:

- Privacy (tính riêng tư): làm sao để đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên mạng không được copy hay truy cập bởi bên thứ ba ngoài người nhận và người gửi? Giải pháp: mã hóa và giải mã ở người nhận.

- Integrity (tính trọn vẹn): làm sao đảm bảo rằng thông tin gửi đi không bị thay đổi trong quá trình gửi?

- Authentication (sự chứng thực): làm sao để người nhận và người gửi có thể chứng thực tư cách của nhau? Giải pháp: chữ ký số (digital signature)

- Non-repudiation (sự không thể phủ nhận): làm sao chứng minh thông điệp đã được gửi hay đã được nhận?

Bốn yêu cầu trên cũng chính là những vấn đề cốt lõi của luật TMĐT.

Ý kiến bạn đọc