Tài chính tiền tệ

Thị trường lúa gạo thế giới 10 tháng đầu năm 2013 - Phần 2
Tổ chức FAO đã hạ mức dự báo về thương mại gạo thế giới năm 2013 và 2014 lần lượt xuống 200.000 tấn và 500.000 tấn. Theo số liệu mới nhất của tổ chức này, thương mại gạo năm 2013 được dự báo giảm 2% so với năm 2012 xuống còn 37,6 triệu tấn, và tăng 0,5 lên 37,4 triệu tấn trong năm 2014, vẫn còn khá xa mức kỷ lục năm 2012 (38,4 triệu tấn).
Thị trường lúa gạo thế giới 10 tháng đầu năm 2013 phần 1
Sau vài tháng tương đối ổn định, giá gạo thế giới bắt đầu giảm trong tháng 9, khiến chỉ số giá gạo FAO (2002-04=100) giảm 5% xuống còn 226 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2012. Giá giảm ở tất cả các phân khúc gạo, đặc biệt là loại gạo Indica chất lượng thấp, giảm 7,6% do nhu cầu nhập khẩu tại châu Phi và châu Á giảm mạnh. Giá gạo Japonica cũng sụt 5% khiến sức ép cạnh tranh tại một số thị trường truyền thống của châu Á gia tăng. So với các loại gạo khác, giá gạo thơm trong tháng 9 chỉ giảm 2,2%.
Việt Nam : Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á có tỷ lệ tiếp nhận cơ sở được các tập đoàn đa quốc gia di dời từ nước khác đến gia tăng nhanh nhất. Và trái với những gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các cở sản xuất mới này không chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp, chẳng hạn như dệt may và giày dép, mà còn thuộc các lãnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin.
Khởi công xây Nghi Sơn: Nâng gấp đối công suất lọc dầu của Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng cao, hôm nay, 23/10/2013, Việt Nam đã cho khởi công xây dựng máy lọc dầu Nghi Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với công suất 200.000 thùng/ngày, sau khi nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2017, sản lượng lọc dầu của Việt Nam có thể tăng lên thành 330.500 thùng/ngày. Theo giới chuyên gia quốc tế, vào năm 2018, Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu, với lượng nhập khẩu giảm 16%, xuống còn 180.000 thùng/ngày.
Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ?
Bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhằm « phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới », được công bố ngày hôm qua trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 60 tỷ đôla năm 2015.Khi gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội hôm qua, thủ tướng Lý Khắc Cường còn đi xa hơn khi tuyên bố là hai nước sẽ đạt mục tiêu nâng trao đổi mậu dịch lên mức 100 tỷ đôla vào năm 2017.
Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam
Nhịp độ cải tổ kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc một phần vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch do Hoa Kỳ chủ xướng, bởi vì hiệp định này đòi hỏi các nước thành viên phải giảm bớt tỷ trọng của các doanh nghiệp Nhà nước. Đó là nhận định của tuần báo The Economist số đề ngày hôm nay, 19/10/2013. Tờ báo nhắc lại là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm ngoái chỉ đạt khoảng 5%, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Tình trạng tăng trưởng chậm lại phần lớn là do đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng. Cũng như ở nước Trung Quốc láng giềng, các nhân vật có thế lực trong đảng và vây cánh của họ cố giữ nguyên trạng để phục vụ cho quyền lợi của họ.
Hàn Quốc "tấn công" vào Việt Nam và Indonesia
Sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao cũng như nền công nghiệp điện ảnh và thời trang Hàn Quốc nhận được sự ưu ái tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Để chinh phục thị trường tiềm năng nằm trong tay Trung Quốc, nhân chuyến công du tham dự Thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - APEC, Tổng thống Park Geun-Hye đã thăm chính thức hai đối tác tiềm năng lớn là Việt Nam và Indonesia. Nhật báo Le Figaro phân tích sự kiện này trong bài : « Hàn Quốc "tấn công" vào Việt Nam và Indonesia ».
Các TCTD dự báo CPI tháng 10 tăng 0,76% so với tháng 9
Tốc độ tăng CPI cả năm 2013 được các TCTD kỳ vọng ở mức 7%. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa hoàn thành cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát tháng 10/2013 của các Tổ chức tín dụng (TCTD). Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9/2013 đến đầu tháng 10/2013 đối với các TCTD và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Xuất khẩu sang EU tăng mạnh
Theo bộ Công thương, chín tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 17,8 tỉ USD, tăng 25,28% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó, có bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt trên 1 tỉ USD.
Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ
Nguồn tin từ ngân hàng thương mại cho VnEconomy biết, hôm nay (10/10) Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào USD khi tỷ giá giảm khá nhanh và nguồn cung thuận lợi. Quy mô mua vào và số lượng ngân hàng bán lại hiện không công bố, song đây là sự kiện đánh dấu sự trở lại mua vào của nhà điều hành sau khi ngắt quãng trong gần hai tháng qua. Trước đó, hoạt động này được ghi nhận ở cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2013. Với đà giảm nhanh của tỷ giá USD/VND, ngày 7/8/2013, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã nâng mạnh giá mua vào USD từ mức 20.826 VND lên 21.100 VND (tăng 274 VND) và duy trì cho đến nay.
Một số loại hình Xnhập khẩu sẽ bị giám sát bằng công nghệ định vị GPS
Lãnh đạo Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản đồng ý để Tổng cục Hải quan triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ định vị GPS trong quản lý, giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh vận chuyển bằng container. Trước mắt, Đề án sẽ áp dụng tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.
Chi 170.000 tỷ đồng xây 4 sân bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong lĩnh vực hàng không. Trong đó, riêng 4 sân bay sẽ tốn hơn 170.000 tỷ đồng. Trong danh mục đầu tư, phát triển cảng hàng không, sân bay có 4 sân bay được liệt kê là Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai, Cảng hàng không Quảng Ninh, Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh. Trong đó, riêng sân bay Long Thành chỉ mới được đề cập ở giai đoạn một, khi công suất khai thác ở 25 triệu hành khách mỗi năm. Các giai đoạn tiếp theo, nâng công suất lên 50 và 100 triệu hành khách vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Chính phủ xin nâng trần bội chi để trả nợ và đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, sẽ dành bội chi ngân sách cho đầu tư phát triển và trả nợ. Trước Quốc hội sáng nay (21/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội xem xét chấp thuận mức độ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013-2014 là 5,3% GDP, từ năm 2015 điều chỉnh giảm dần. Dành bội chi ngân sách cho đầu tư phát triển và trả nợ.
Liên Bộ Tài chính-Công thương: Tiếp tục giữ ổn định giá xăng, dầu
Theo đó, Bộ Tài chính căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC (trong đó thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như quy định hiện hành) thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/10/2013 các mặt hàng xăng dầu như sau:
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 5,5 tỷ USD
Nối tiếp chuỗi đà tăng trưởng của quý 3/2013, xuất khẩu thủy sản tháng 10 tiếp tục tăng khả quan, ước đạt 680triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng 2013 lên 5,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2012. Trong quý 3/2013, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 5,480 tỷ USD. Trong đó, riêng mặt hàng tôm tăng mạnh và liên tục từ quý II, do nguồn cung tôm thế giới giảm và giá tôm nhập khẩu tăng, còn các mặt hàng khác đều chững lại hoặc giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2013 chỉ tăng 0,49%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2013 đã giảm tốc khá mạnh, chỉ còn tăng 0,49% so với tháng trước, sau khi tăng tới 1,06% trong tháng 9/2013. iệc CPI tháng 10/2013 giảm tốc, có thể nói, phần lớn là do không còn sự tăng giá đột biến của nhóm hàng giáo dục như tháng trước. Tháng 9/2013, nhóm hàng này tăng giá tới 9,38%, trong khi tháng này, chỉ còn tăng 0,53%.
"Kinh tế Việt Nam qua giai đoạn trì trệ"
Chỉ số sản xuất PMI tiếp tục duy trì ở mức cao, lạm phát trong tháng 10 chậm lại so với tháng 9, FDI chảy mạnh vào Việt Nam cung cấp nguồn vốn đáng kể và bền vững... đang giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn, theo HSBC. Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô, triển vọng thị trường Việt Nam trong tháng 11. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, tuy tăng trưởng còn chậm nhưng chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến tốt hơn.
Việt Nam nhập siêu 310 triệu USD từ đầu năm
15 ngày đầu tháng 10/2013, cả nước đã nhập siêu 113 triệu USD, nâng mức nhập siêu lên 310 triệu USD kể từ đầu năm... Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10 (từ ngày 1/10 đến 15/10) đạt 11,61 tỷ USD, giảm 5,1% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2013. Với kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 10 năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2013 đã đạt 204,17 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2012.
JICA: 1,8 tỷ USD cho đường sắt Bắc Nam
Trong đó, phương án đường đơn, tốc độ chạy tàu lớn nhất 90 km/h, chi phí đầu tư 1,8 tỷ USD được xem là phù hợp. JICA cho rằng với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giả định là 6%/năm, thời điểm phù hợp để hoàn thành một trong 2 đoạn đường sắt cao tốc ưu tiên là năm 2030; thời điểm phù hợp để hoàn thành toàn bộ tuyến đường là sau năm 2040. 4 tháng sau khi JICA chính thức chuyển Kết quả nghiên cứu đối với việc xây dựng mới tuyến đường sắt trên trục Bắc – Nam tới các cơ quan chức năng Việt Nam, vào giữa tuần trước, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã báo cáo thẩm định gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Văn phòng Chính phủ.
Trang 11/20 « .. 9 10 11 12 13 .. »