Tài chính tiền tệ

Thị trường gạo thế giới năm 2013 và dự báo 2014 - Phần 1
Kể từ báo cáo thị trường gạo thế giới số ra tháng 7, tổ chức FAO đã dự báo triển vọng sản lượng lúa gạo niên vụ 2013 không còn mấy sáng sủa. Báo cáo cho biết sản lượng gạo tháng 7 giảm khoảng 5 triệu tấn, xuống còn 741,4 triệu tấn (trong đó gạo đã xay xát là 494,2 triệu tấn), tuy nhiên vẫn tăng 1,1% (tương đương 7,8 triệu tấn) so với năm 2012. Điều kiện gieo trồng bất lợi đã gây những ảnh hưởng xấu tới sản lượng lúa gạo tại Madagascar, Mali và Seneg. Tổ chức FAO cũng điều chỉnh giảm mức dự báo sản lượng gạo tại Ai Cập và Myanmar năm 2013 so với số liệu báo cáo tháng trước. Trong vài tháng trở lại đây, những cơn bão nhiệt đới bất thường đã làm giảm triển vọng về sản lượng lúa gạo ở Trung Quốc, Pakistan và Phi-líp-pin. Tuy nhiên, dự báo sản lượng gạo sẽ tăng ở một số nước, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ cũng phần nào bù đắp sự sụt giảm sản lượng gạo thế giới.
Trung Đông: Khu vực tiềm năng đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Nằm trên con đường giao thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, khu vực Trung Đông luôn có một vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại thế giới. Với diện tích hơn 6 triệu km2 và dân số khoảng 300 triệu người, khu vực này được xem là thị trường có nhiều tiềm năng trong hoạt động trao đổi mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Triển vọng xuất khẩu cà phê và hạt tiêu sang Châu Phi
Bên cạnh mặt hàng gạo, cà phê và hạt tiêu là những hàng nông sản có nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi đặc biệt là các nước Hồi giáo khu vực Bắc Phi. Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này đã không ngừng tăng trong những năm qua. Cà phê: Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Bên cạnh đó, tại những nước này, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất là khi các nước trong khu vực không trồng được loại cây này. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại Châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 122 triệu USD, tăng 38%. Các thị trường nhập khẩu chính gồm có An-giê-ri (59 triệu USD), Tuy-ni-di (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Ma-rốc (13,6 triệu USD), Libi (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Châu Phi đạt 47 triệu USD, trong đó thị trường An-giê-ri chiếm 25,87 triệu USD, Tuy-ni-di 6,4 triệu USD, Nam Phi 4,9 triệu USD, Ai Cập 4,5 triệu USD, Ma-rốc 4,2 triệu USD. Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica. Nhìn chung, cà phê nhập khẩu phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm nhiệm, đây là rào cản đầu tiên trước khi hàng hóa vào được nội dịa của nước nhập khẩu . Các chuyên gia sẽ phân tích mẫu lấy từ các bao khác nhau để kiểm tra xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn qui định hay không. Về mặt pháp lý, trong mẫu 300 gr, trọng lượng nhân hỏng không được vượt quá 10 %, nếu không hàng sẽ bị giữ lại tại cảng nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu trung bình là 25% đối với cà phê chưa rang xay và 70% đối với cà phê rang xay. Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi chế biến, xuất khẩu cà phê thành phẩm vào những thị trường này. Hạt tiêu: Người dân đạo Hồi ở Châu Phi sử dụng nhiều gia vị như hạt tiêu trong các bữa ăn, đặc biệt là trong tháng Ramadan và xu hướng này ngày càng tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi còn rất khiêm tốn. Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mới đạt 62 triệu USD, tăng 21% so với năm 2011. Các thị trường nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất là An-giê-ri, Ai Cập, Libi, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Xu-đăng, Mô-ri-ta-ni, Găm-bi-a, Xê-nê-gan, Nam Phi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nước ta sang Châu Phi tăng mạnh, đạt 45,3 triệu USD. Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang 18 quốc gia Châu Phi trong đó Ai Cập chiếm 20,8 triệu USD, Nam Phi 8,2 triệu USD, An-giê-ri 7,9 triệu USD, Tuy-ni-di 3 triệu USD, Ma-rốc 1 triệu USD, Gambia 1 triệu USD… Với thương hiệu hạt tiêu Việt Nam ngày càng biết đến, dự báo, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Một số khó khăn trong xuất khẩu sang châu Phi và giải pháp Khó khăn lớn nhất trong hoạt động XK sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Phi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Trong năm qua, Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, phối hợp với các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước khu vực thị trường Châu Phi thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đi lại mà vẫn có thể trực tiếp liên hệ với các đối tác tiềm năng. Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam và châu Phi tại Hà Nội để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp hai bên./.
Tình hình nhập khẩu điều thô của Việt Nam từ Châu Phi
Là loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau bông tại nhiều nước Châu Phi, cây điều cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài giá trị là thức ăn, quả điều còn được sử dụng trong ngành công nghiệp dược do có những thuộc tính như diệt sâu bệnh, diệt nấm và diệt khuẩn. Quả điều còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến da thuộc, sản xuất rượu.
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2013
TTĐT - Tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa VIII, thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2013. Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển ổn định.
Xuất khẩu điện thoại soán ngôi vương của dệt may
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và các linh kiện năm 2013 đạt hơn 21,5 tỷ USD, đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là năm đầu tiên điện thoại và các linh kiện đứng đầu bảng các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, sau nhiều năm thuộc về dệt may. So với năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm nay tăng gần 70%, chủ yếu do đóng góp của nhà máy Samsung tại Bắc Ninh. Năm 2012, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đóng góp tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam.
Vàng nữ trang xuất khẩu sắp được miễn thuế
Bộ Tài chính vừa có thông báo ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014. Bộ Tài chính vừa công bố Thông tư số 164/2013/TT-BTC (ngày 15/11/2013) ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Thông tư nhằm triển khai thực hiện cam kết WTO năm 2014, Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2013 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 302/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và sau khi trao đổi với các Bộ, ngành, Hiệp hội có liên quan.
Điều tiết cổ tức doanh nghiệp nhà nước về ngân sách
Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014... Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014. Vẫn có ý kiến cho rằng, cần phân biệt khoản thu lợi nhuận từ phần vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khoản thu cổ tức từ phần vốn do doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Tiêu, điều… vỡ trận
Xuất khẩu đứng đầu thế giới về số lượng nhưng, kể cả giá bán cũng như hiệu quả kinh doanh, 2 mặt hàng điều và tiêu đang trên đà… tiêu điều. Chiếm ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu mặt hàng tiêu và điều, kết quả đó luôn được coi là niềm tự hào của Việt Nam. Đơn thuần nhìn vào số lượng xuất khẩu 2 mặt hàng này, đúng là Việt Nam gần như không có đối thủ trên thương trường quốc tế. Sẽ là phiến diện (thậm chí còn là sai lầm) nếu chỉ "choáng ngợp” trước số lượng hàng hóa xuất khẩu mà không nói đến giá cả cũng như hiệu quả kinh doanh của 2 mặt hàng này. Xuất khẩu đứng đầu thế giới về số lượng nhưng, kể cả giá bán cũng như hiệu quả kinh doanh, 2 mặt hàng điều và tiêu đang trên đà… tiêu điều.
Nhập khẩu ôtô tiếp tục tăng cả lượng lẫn giá
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 10/2013 tiếp tục tăng cả về lượng lẫn giá trị, mặc dù kim ngạch của tháng 11 được dự báo có sự sụt giảm. Trong các tháng gần đây, thị trường ôtô nhập khẩu trở nên nhộn nhịp hơn hẳn so với năm ngoái và giai đoạn đầu năm. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, đã có 4.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong tháng 10, tăng 1.000 chiếc so với tháng 9. Trong khi đó, giá trị kim ngạch đạt 77 triệu USD, tăng 4 triệu USD. Đây là mức kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm đến nay nếu xét trên giá trị. Còn nếu xét về lượng, số xe nhập khẩu trong tháng 10 tương đương với tháng 6.
xuất khẩu gạo tiểu ngạch, mừng ít lo nhiều
Đến thời điểm này, đã có thể khẳng định chắc chắn rằng, XK gạo chính ngạch trong năm nay sẽ giảm hơn 1 triệu tấn so năm ngoái. Tuy nhiên, dù lượng gạo XK chính ngạch giảm mạnh nhưng nông dân vẫn tiêu thụ được hết lúa gạo hàng hóa. Có được điều ấy là nhờ vào XK tiểu ngạch. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến ngày 21/11, XK gạo cả nước đã đạt 5,93 triệu tấn, trị giá FOB 2,548 tỷ USD. Với lượng gạo đã XK như trên, trong khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là hết năm, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA khẳng định: Tổng lượng gạo XK cả năm nay chỉ có thể đạt 6,6-6,7 triệu tấn, giảm hơn 1 triệu tấn so với mức kỷ lục 7,72 triệu tấn năm 2012.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 bậc
Qua xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn cầu. Sau 7 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ… Xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 bậc theo xếp hạng của WTO. Đây là ý kiến chủ đạo của các thành viên WTO tại Phiên rà soát ở Geneva (Thụy Sỹ) vừa qua. Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các cam kết hậu gia nhập WTO đã mang lại những kết quả khích lệ về thay đổi môi trường đầu tư, gia tăng thương mại hàng hóa… Theo đó, ngay trong năm đầu gia nhập WTO (năm 2007), tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu tăng 31,3% (tương đương mức tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006).
Xuất khẩu da giày sẽ cán đích 8 tỷ USD
Tăng mạnh trở lại sau 4 tháng giảm, xuất khẩu giày dép của Việt Nam dự kiến sẽ cán đích 8 tỷ USD năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2013 ngành Da giày đạt 716,7 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 30,51% so với tháng trước. Như vậy, sau 4 tháng giảm liên tiếp (tháng 9 giảm 3,11%; tháng 8 giảm 4,17%, tháng 7 giảm 2,9%, tháng 6 giảm 8,44%) kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày đã có sự hồi phục ấn tượng. Tính chung 10 tháng năm 2013, ngành Da giày đã xuất khẩu trên 6,699 tỷ USD, tăng 15,13% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ chững lại
Theo nhận định của DN XK cá tra sụt giảm nguyên nhân một phần là do mức thuế chống bán phá giá sơ bộ trong kỳ POR9 vừa qua tăng cao. XK cá tra sang Mỹ đã sụt giảm trong 4 tháng liên tiếp trở lại đây. Do vậy, tăng trưởng XK cá tra sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 2,2% với giá trị 289,03 triệu USD. Không chỉ NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng trưởng thấp mà NK thủy sản chung vào nước này cũng tăng trưởng không cao. Theo Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), NK thủy sản vào nước này 8 tháng đầu năm nay, đạt gần 11,6 tỷ USD, tăng 2% so với 11,4 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012. Trong đó, NK cá rô phi vào Mỹ giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2012. NK mặt hàng này vào Mỹ đạt khối lượng 633.766 tấn, giảm 4,8% so với 659.116 tấn của 8 tháng đầu năm 2012, chủ yếu do giảm NK cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc mặc dù NK philê cá rô phi tươi tăng 47,2%. Giá trị NK cá rô phi giảm 6,4% từ 152 triệu USD năm 2012 xuống 142 triệu USD năm 2013.
Xuất khẩu thủy sản: Không ít thách thức
Xuất khẩu tôm, cá tra vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, ngành sản xuất, chế biến các mặt hàng này vẫn đang gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, xây dựng vùng nguyên liệu… CôngThương - Thiếu nguyên liệu Mỗi ngày có hàng trăm tấn tôm nguyên liệu được thương lái Trung Quốc “núp bóng” thương lái địa phương thu mua bằng mọi giá mà không cần chất lượng. Điều đáng lo ngại là việc thu mua tôm với giá cao khiến nông dân khá hào hứng.
Thái Lan: Thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện Thái Lan là thị trường lớn thứ 2 trong khối ASEAN nhập khẩu cá tra Việt Nam do sản lượng cá da trơn của nước này chưa đủ lớn để phục vụ người tiêu dùng trong nước. Theo Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang Thái Lan đạt giá trị 26,1 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đưa Thái Lan là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 trong khối ASEAN, sau Singapore nhưng lại là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất.
Tham nhũng : Việt Nam kết án tử hình hai doanh nhân
Ông Vũ Quốc Hảo, 58 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Đặng Văn Hai, 56 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Xây dựng Quang Vinh đã bị lãnh án tử hình trong phiên tòa kết thúc hôm qua. Cả hai bị cáo trên bị cáo buộc các tội danh « tham ô tài sản », « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng » và « lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ », riêng ông Đặng Văn Hai thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó tội danh « tham ô tài sản » đã dẫn đến mức án tử hình cho hai bị cáo này.
Việt Nam - Ấn Độ ký hiệp định mở rộng thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Ngày 20/11/2013, nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại New Delhi, hai nước đã ký một hiệp định về việc phát triển và mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông, nơi mà Việt Nam đang chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Sau cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 8 văn kiện hợp tác song phương. Trong số này, có Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Petro Việt Nam và Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ( OVL) trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô ở Việt Nam và Ấn Độ, cũng như ở các nước thứ ba. Riêng phía Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở các lô mới trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang giành chủ quyền hầu như toàn bộ. Biên bản ghi nhớ này có thời hạn là ba năm và nội dung chi tiết của văn kiện chưa được công bố
Kiểm soát thủy điện tại Việt Nam : Chính quyền bất lực
Trong một phát biểu ngày hôm qua, 21/11/2013, tại Quốc hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận thực trạng yếu kém của việc quản lý thủy điện, đặc biệt là các đập thủy điện ở miền trung, gây thiệt hại nhân mạng và tài sản rất lớn trong mùa mưa lũ. Trận lũ lịch sử ở miền trung vào giữa tháng 11, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng. Dư luận nghi ngờ các đập thủy điện có phần trách nhiệm lớn trong nhiều trường hợp xả nước gây chết người.
Trang 9/20 « .. 7 8 9 10 11 .. »