Tài chính tiền tệ
Hà Nội cho phá sản 2 doanh nghiệp nhà nước
17/09/2016

Trong giai đoạn 2016-2020, TP Hà Nội sẽ cho phá sản Công ty Kỹ thuật điện thông và Công ty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội.

Ngày 13/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản ký ban hành công văn về việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

Theo văn bản này, Hà Nội sẽ cổ phần hóa 16 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP gồm 5 Tổng công ty; 4 Công ty mẹ-công ty con; 7 Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước độc lập.

Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục thực hiện các hình thức sắp xếp đối với các doanh nghiệp còn tồn tại giai đoạn 2011-2015 chuyển sang: cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Haprosimex; phá sản Công ty Kỹ thuật điện thông; bán cửa hàng lương thực số 60 phố Ngô Thì Nhậm; chuyển giao Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Công ty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội sang Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, sau đó thực hiện phá sản Công ty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội.

UBND TP Hà Nội khẳng định, việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN nhằm huy động các nguồn vốn của toàn xã hội, kể cả trong và ngoài nước để đầu  tư, đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu DNNN và thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho người lao động có cổ phần thực sự làm chủ doanh nghiệp, qua đó thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người lao động.

UBND TP Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc cổ phần hóa doanh nghiệp được thực hiện theo lộ trình phù hợp, đúng quy định; phù hợp với khả năng hấp thu nguồn vốn của  thị trường, đảm bảo sự ổn định của các doanh nghiệp.

UBND TP chỉ tham gia nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp theo quy định Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) theo tiêu chí phân loại DNNN do Chính phủ ban hành, đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần thì bán hết.

Cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tình hình tài chính phức tạp, số lượng lao động lớn. Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai cổ phần hóa phải đúng các quy định và quy trình về cổ phần hóa DNNN, đồng thời giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc phát sinh.

Quá trình cổ phần hóa phải được thực hiện công khai, minh bạch; công khai về số lượng DNNN thực hiện cổ phần hóa; tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của từng doanh nghiệp; công khai tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại từng doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện và niềm tin cho các nhà đầu tư mua cổ phần.

Thực hiện nghiêm túc các chính sách đối với người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hóa; quan tâm và triển khai thực hiện đúng quy định về chính sách cho người lao động và lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội.

Nguồn Báo đất việt ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn; dự toán, quyết toán thu cân đối ngân sách nhà nước theo lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn...

Nguồn Báo đất việt

Ý kiến bạn đọc