Thực phẩm tại thị trường Úc có dấu hiệu vi phạm (06/07/2014)
Thực phẩm tại thị trường Úc có dấu hiệu vi phạm
Cũng giống như Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc của Thái Lan không nhiều thuận lợi. Trong đó, cơ cấu thị trường XK có sự chuyển dịch đáng kể, nhất là sang 2 thị trường lớn nhất là Châu Á và Châu Âu chiếm đến 81,5% lại giảm sút mạnh từ 5,4 - 32% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), 10 tháng đầu năm 2013, XK mực, bạch tuộc của nước này giảm 19%, trong đó, 8 thị trường XK lớn nhất cũng giảm đến 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây. Trước đó, năm 2009, XK nhuyễn thể chân đầu Thái Lan cũng đã từng sụt giảm trên 10% tổng giá trị XK trong năm 2009. 3 năm kế tiếp sau đó, XK tăng ổn định nhờ xu hướng đẩy mạnh NK nguyên liệu, nhất là trong năm 2012.
Êcuađo yêu cầu Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu tôm (18/12/2013)
Êcuađo đang yêu cầu Trung Quốc giảm thuế đối với nhập khẩu tôm.
Theo số liệu chính thức của các cơ quan thương mại của Êcuađo, xuất khẩu tôm của nước này sang Trung Quốc trong năm nay có thể tăng trưởng 20%. Tuy nhiên, con số thực thậm chí còn cao hơn, Ronnie Almeida, tham tán thương mại của Êcuađo tại thành phố Quảng Châu cho biết.
Nhập khẩu cua ghẹ của Mỹ tăng (16/12/2013)
Theo số liệu của Urner Barry’s, tổng khối lượng NK cua ghẹ các loại của Mỹ 9 tháng đầu năm 2013 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trên 200 triệu pao. Riêng khối lượng XK trong tháng 9 đạt 12 triệu pao và tăng 4,8% so với tháng 9/2012. Trong đó, Mỹ tăng NK chủ yếu là các sản phẩm vốn chiếm tỷ trọng lớn như: cua tuyết đông lạnh, cua huỳnh đế đông lạnh và các sản phẩm cua và thịt cua đông lạnh khác.
Jiji Press báo cáo rằng, các nhà sản xuất thép Nhật Bản đang tăng xuất khẩu sản phẩm thép cao cấp sang thị trường các nước Đông Nam Á, trong một nỗ lực cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc cung cấp các sản phẩm thép thông thường vượt quá nhu cầu trong các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, do một lượng lớn các sản phẩm dư thừa từ Trung Quốc, nơi mà các nhà sản xuất thép nội địa đang thúc đẩy sản lượng vượt khả năng tiêu thụ trong nước.
Kim ngạch xuất khẩu bột cá Peru trong 9 tháng đầu năm 2013 giảm gần 28%, xuống còn 1,07 tỉ USD so với 1,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái, Bộ sản xuất Peru cho biết.
Sự suy giảm khối lượng xuất khẩu đẩy kim ngạch xuất khẩu giảm. Xuất khẩu bột cá Peru trong 9 tháng đầu năm giảm 43%, xuống còn 1.145.000 tấn.
Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu cá rô phi năm 2013 (01/12/2013)
Theo đại diện của Liên minh Chế biến và Tiếp thị thủy sản (CAPPMA) tại Hội thảo chuyên đề về Phát triển ngành cá rô phi lần thứ 9 tại Hội chợ Nghề cá Trung Quốc, tính đến tháng 9/2013, nước này XK 269.000 tấn cá rô phi, trị giá 930 triệu USD, tăng 6,7% về khối lượng và 16% về giá trị.
Năm 2013, sản lượng cá nguyên liệu dự kiến đạt 1,45 triệu tấn, giảm nhẹ so với 1,5 triệu tấn trong năm 2012. Khối lượng XK đạt 370.000 tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD.
Hiện cá rô phi Trung Quốc đang phải cạnh tranh với cá rô phi từ Ai Cập, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Brazil. Theo đại diện của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI), cá rô phi vẫn đang có tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Mỹ.
Ethiopia tăng xuất khẩu cà phê để bù đắp giá giảm (27/11/2013)
Người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê cho biết, Ethiopia có kế hoạch tăng xuất khẩu cà phê 1/3 vào cuối năm tài chính 2013/2014 để giúp chống lại sự sụt giảm trong doanh thu do giá cà phê giảm.
Xuất khẩu cà phê từ nước sản xuất lớn nhất châu Phi này đạt mức cao kỷ lục là 198,706 tấn trong niên vụ 2012/13 nhưng thu nhập ở mức 744,9 triệu USD thấp hơn so với niên vụ 2011/12, khi bán ra 169.391 tấn và Ethiopia thu được 833,1 triệu USD.
Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia cho biết, sản lượng cà phê của Colombia trong tháng 10 đạt 1,06 triệu bao 60 kg, mức cao nhất trong tháng kể từ năm 2007, do nhà sản xuất cà phê arabica tốt lớn nhất thế giới hồi phục từ dịch bệnh nấm roya và thay thế 1 lưọng lớn các cây chống lại căn bệnh đó.
Liên đoàn cho biết, lượng xuất khẩu trong tháng là 883.000 bao. Sản xuất cà phê ở Colombia là quanh năm do khí hậu và độ cao trên cả nước khác nhau nhưng thời gian này của năm là một trong những quan trọng nhất để thu hoạch.
Nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ trong tháng 10 tăng 81,3%, lên 33.486 tấn so với cùng tháng năm ngoái, Ủy ban cao su nhà nước cho biết, do những nhà sản xuất lốp xe tăng mua từ nước ngoài để giành được mức giá thấp hơn.
Sản lượng cao su của Ấn Độ giảm 7,3% so với cùng kỳ, xuống còn 83.000 tấn, Hội đồng quản trị cho biết trong một tuyên bố.
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ngày 28/6 ra thông báo sẽ lưu giữ tất cả các lô hàng thủy sản nuôi của Trung Quốc để kiểm tra trước khi thông quan. Trước thông tin này, đầu tuần tới, các DN thuỷ sản Việt Nam sẽ họp bàn cách đối phó.
Theo thông báo của FDA, tất cả các lô hàng thủy sản nuôi của Trung Quốc, gồm tôm, cá catfish (kể cả basa), cá chình, cá chầy, xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị kiểm soát gắt gao. Các lô hàng sẽ bị giữ tại cửa khẩu để kiểm tra về dư lượng thuốc không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Mỹ.
Ngành công nghiệp da Bangladesh hiện ngày càng thiếu vốn. Việc hồi phục các khoản vay đã giảm dần. Rủi ro trong lĩnh vực này do đó đã tăng lên. Ngân hàng Bangladesh (BB) đã tư vấn cho các ngân hàng thương mại di chuyển một cách thận trọng trong việc xử phạt cho vay trong lĩnh vực này. Kinh doanh da có thể căng thẳng trong năm nay. Nếu các ngân hàng không có đủ tiền cho các xưởng thuộc da vay thì xuất khẩu sản phẩm da có thể bị giảm mạnh. Song vốn cho vay của ngân hàng hiện không có sẵn.
Theo số liệu sơ bộ từ Phòng Ngoại thương – Bộ công nghiệp, phát triển và ngoại thương (MDIC), kim ngạch xuất khẩu da sống và vỏ da của Brazil trong tháng 9/2013 đạt 220 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng tháng năm 2012. Đây là con số khá tích cực mặc dù đây là giai đoạn xuất khẩu của đất nước đang gặp khó khăn.
Dệt may và da giày đóng góp 2,1% GDP Indonesia (17/10/2013)
Tổng vụ trưởng lĩnh vực chế tạo, Bộ Công nghiệp Indonesia, Panggah Susanto cho biết dệt may và da giày là hai ngành không những đóng góp chính vào tổng doanh thu khu vực chế tạo và thu hút nhiều lao động hàng đầu trong nền kinh tế, mà còn đóng góp hàng năm tới 2,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước “Vạn Đảo”.
Thị trường châu Phi: Tiềm năng và thách thức (14/10/2013)
Theo thông tin từ các Thương vụ, những mặt hàng châu Phi cần NK, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng với số lượng đáng kể như: gạo, dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su và sản phẩm từ cao su, mặt hàng điện và linh kiện điện tử...
Sức mua lớn nhưng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của người châu Phi lại ở mức vừa phải, không quá khắt khe như các thị trường EU, Mỹ, Nhật... Có thể nói, châu Phi là thị trường khá lý tưởng, phù hợp với trình độ sản xuất và khả năng của các nước đang phát triển như Việt Nam, nhất là giá cả.
Nhập khẩu hàng hóa từ Hồng Kông tăng mạnh (12/10/2013)
Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hồng Kông về Việt Nam đạt 705,56 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2013, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hồng Kông là vải dệt may đạt 256.452.304 USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày với trị giá 144.114.591 USD, tăng 2,9%; mặt hàng lớn thứ ba là phế liệu sắt thép, với lượng nhập 171.861 tấn, trị giá 67.584.042 USD, tăng 199,4% về lượng và tăng 169,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ba mặt hàng trên chiếm 65% tổng trị giá nhập khẩu.
Xuất khẩu sắn Campuchia giảm 56% so với cùng kỳ (06/10/2013)
Trong tám tháng đầu năm nay, Campuchia đã xuất khẩu được 288.300 tấn sắn khô và tươi, giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trong cùng giai đoạn trên là 15,2 triệu USD, giảm so với mức 34,5 triệu USD kiếm được trong cùng kỳ năm ngoái.
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời Som Yen, Giám đốc công ty thương mại Malai tại phía Tây Bắc tỉnh Banteay Meanchey, cho biết trong năm qua, một số nông dân đã bỏ trồng sắn để chuyển sang trồng ngô do tình trạng bất ổn của thị trường sắn trong nước.
Xuất khẩu khô dầu của Ấn Độ trong tháng 8/2013 đạt 307.733 tấn, tăng 145% so với 125.780 tấn tháng 8/2012, số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội các nhà chiết xuất dung môi Ấn Độ (SEA) cho biết.
Tuy nhiên, xuất khẩu khô dầu từ tháng 4 đến tháng 8/2013 giảm và đạt 1.335.695 tấn so với 1.482.517 tấn cùng thời kỳ này năm ngoái, giảm 10%.
Xuất khẩu khô đậu tương trong tháng 8/2013 tăng lên 183.555 tấn so với 107.038 tấn tháng trước đó, nhờ hoạt động mua vào từ Iran và châu Âu và sự sụt giá đồng rupee. Hàn Quốc và Iran là một trong số những nhà nhập khẩu khô dầu lớn nhất từ Ấn Độ.
Triển vọng ngành tôm Thái Lan đầy hứa hẹn (29/09/2013)
Dự báo tăng 10% bất chấp rào cản
Ngành công nghiệp tôm của Thái Lan nhìn thấy được triển vọng trong năm nay bất chấp sự liên quan trầm trọng về virut bùng phát kéo dài, các rào cản thương mại quốc tế đứng dậy trong ánh sáng le lói của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu, và nhiều thiên tai hơn.
Hiệp hội ngành công nghiệp giày dép Thổ Nhĩ Kỳ (TASD) đã yêu cầu chính phủ phải có những biện pháp chống lại nhập khẩu giày dép giá rẻ làm từ vật liệu tổng hợp. Ngành địa phương cần phải được bảo vệ do sự thâm nhập ngày càng tăng các sản phẩm như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty địa phương.
Tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, Huseyin Cetin, chủ tịch TASD, đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp giày dép Thổ Nhĩ Kỳ đang mất dần thị phần tại sân nhà. Ông lưu ý rằng, các nhà phân phối và các nhà bán lẻ đang nhập khẩu giày dép với trị giá 863 triệu USD vào Thổ Nhĩ Kỳ và điều này làm tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa.