Thị trường ngoài nước

Xuất khẩu tôm Thái Lan
Kể từ khi Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Thái Lan hồi năm 2005, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại Thái Lan đã phải chịu thuế suất từ 5,29% đến 6,82%. Trong 8 năm, lần đầu tiên Mỹ giảm thuế đối với mặt hàng tôm của Thái Lan. Với ưu đãi này, việc xuất khẩu tôm sang Mỹ đã trở nên tích cực hơn.
Đặc điểm thị trường thiết bị Châu Âu
Nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, đặc biệt là thiết bị y tế phục vụ nhu cầu sức khỏe cho con người. Thị trường thiết bị y tế Châu Âu với 3 nước lớn là Đức, Pháp và Italia góp phần quan trọng trong nguồn cung này. Sau Đức và Pháp, Italia là thị trường lớn trên thế giới về thiết bị y tế. Italia có một hệ thống chăm sóc sức khỏe được chính phủ tài trợ. Vì vậy, chính phủ nước này trực tiếp đứng ra mua các thiết bị y tế. Các bệnh viện công chiếm tới 76% doanh số mua hàng các thiết bị y tế, 24% còn lại thuộc về các bệnh viện tư nhân. Italia là một thị trường phát triển đối với sản phẩm thiết bị y tế. Ngoài ra, thu nhập theo đầu người của người dân cao và hệ thống chăm sóc y tế phát triển cũng làm cho nhu cầu đối với các thiết bị y tế tăng cao.
Thủy sản nhập khẩu của Pháp
Do xu hướng tiêu dùng, Pháp tăng cường nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ đông lạnh tạo nên thị trường sôi động về mặt hàng này. Việc mua cá ngừ rã đông cho phép công ty thương lượng trước về giá cả và chất lượng, còn với sản phẩm tươi thì khó có thể làm được do giá cả dao động và nguy cơ thiếu hàng hoá vì những mối nguy liên quan tới đánh bắt.
Đồ điện tử được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc
Theo nhiều nguồn số liệu thống kế cho thấy Trung Quốc đang có xu hướng trở thành nước tiêu thụ máy tính hàng đầu trên thế giới. Theo Electronista, nghiên cứu mới nhất của IDC cho thấy Trung Quốc đang có tốc độ phát triển rất nhanh và đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành thị trường máy tính lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thứ hạng này chỉ đúng trong quý I vừa qua trong khi cả năm 2011, Mỹ nhiều khả năng vẫn giữ vị trí số một.
Lạm phát gây tăng giá hàng Trung Quốc
Tình hình lạm phát tại Trung Quốc tăng cao, ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu, làm nguồn hàng này tăng giá đáng kể. Lạm phát gây sức ép lên biên lợi nhuận lớn đến mức các doanh nghiệp đang phải đẩy việc tăng giá lên người tiêu dùng. Mới đây, hãng Unilever đã bị phạt 2 triệu Nhân dân tệ do thông báo tăng giá. Lo sợ các biện pháp trừng phạt của Chính phủ Trung Quốc và nhu cầu tiêu dùng đi xuống, nhiều doanh nghiệp đã không tiến hành tăng giá hàng hóa.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan 6 tháng đầu năm
Theo thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan 6 tháng đầu năm khá cao, đạt kết quả khả quan, báo hiệu mùa xuất khẩu lớn của Thái Lan. Trong tháng 6/2011, giá trị nhập khẩu của Thái Lan cũng tăng 26,1% lên 19,81 tỷ USD và thặng dư thương mại đạt 1,27 tỷ USD, so với 277,5 triệu USD tháng 5/2011 - thời gian mà xuất khẩu ôtô bị giảm sút sau thảm họa động đất-sóng thần tại Nhật Bản. Bà Porntiva Nakasai khẳng định trao đổi thương mại của Thái Lan đang "đàn hồi" tốt cho dù đồng baht Thái mạnh lên và những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Kết quả tích cực trên là cơ sở để Bộ Thương mại Thái Lan giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 15% trong năm nay.
Mỹ giảm lượng nhập khẩu cá hồi
Tính đến 6 tháng đầu năm nay, Mỹ đã giảm đáng kể lượng cá hổi nhập khẩu từ 3 nhà cung cấp lớn là Canada, Nauy và Chile. Tổng kim ngạch nhập khẩu cá hồi tại Mỹ năm 2010 giảm 3% về lượng, xuống mức 234 ngàn tấn, nhưng tăng 12% về giá nhập khẩu, dẫn đến giá trị nhập khẩu tăng 8%, lên mức 1,82 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương chiếm 75% lượng nhập khẩu, 78% giá trị nhập khẩu, đạt 176,4 ngàn tấn, tương đương 1,44 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình cá hồi Đại Tây Dương tăng 14% so với năm 2009.
Thị trường điều Ấn Độ
Thị trường điều Ấn Độ đang có những bất ổn do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Mỹ. Hàng năm, sản lượng điều nhân do Ấn Độ sản xuất đạt khoảng 250 ngàn tấn; trong đó, khoảng 110 ngàn tấn được xuất khẩu và lượng còn lại được tiêu thụ nội địa.
Indonesia có nguy cơ thiếu gạo
Indonesia đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu gạo trong thời gian tới, do đó chính phủ nước này đang cần thêm nguồn cung cấp gạo để đề phòng khả năng này. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, nguồn cung cấp gạo thế giới dự kiến sẽ đạt thặng dư hơn một triệu tấn cho năm năm tiếp theo trước khi thu hẹp. Mặc dù nguồn cung dồi dào này đã bảo vệ lương thực châu Á khỏi việc tăng giá của các loại ngũ cốc khác, điểm chuẩn gạo trắng Thái Lan đã tăng một phần tư trong khi gạo Mỹ theo sau tăng 70%.
Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu
Mới đây, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị một số quy định mới kiểm soát chặt thực phẩm nhập khẩu vào nước này. Đáng lưu ý là quy định buộc các nhà nhập khẩu phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giống như các nhà sản xuất thực phẩm trong nước. Cụ thể, các nhà buôn trong và ngoài nước Mỹ muốn bán thực phẩm tại thị trường Mỹ phải nộp cho nhà chức trách Mỹ các kế hoạch chính thức, trong đó cho biết họ đã làm gì để thực phẩm không gây bệnh cho mọi người. Ví dụ, các nhà nông phải cam đoan nước tưới của họ là nước sạch.
Nhu cầu nhập khẩu cao su của Ấn Độ có thể tăng 50%
Trong quý 3/2013, nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ có khả năng sẽ tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái do mưa nhiều làm giảm sản lượng, đẩy giá cao su trong nước lên cao và buộc các hãng sản xuất săm lốp phải nhập khẩu cao su giá rẻ từ nước ngoài.
Thị trường Tivi Hàn Quốc khởi sắc
Hàn quốc ngày càng thể hiện được sức mạnh công nghệ của mình trên thị trường quốc tế. Bằng chứng là các sản phẩm tivi LCD, chip điện tử có xu hướng đứng đầu thế giới, ngày càng chiếm thị phần tiêu thụ khá cao. Theo thông tin từ Whathifi, hai ông lớn chuyên sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng của Hàn Quốc là LG và Samsung tiếp tục thống trị thị trường LCD TV panel của thế giới với 54% lượng cung toàn cầu.
Xuất khẩu gạo tại Ấn Độ tăng cao trong Quý I
Tình hình xuất khẩu gạo tại Ấn Độ vốn giữ mức ổn đỉnh cao, đến quý I năm nay, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng cao. Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, vào tháng 6 vừa qua đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo ban hành năm 2008. Tuy nhiên, tòa án đã ra lệnh cấm xuất khẩu sau khi Hiệp hội xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ chất vấn chính phủ về chính sách phân bố hạn ngạch xuất khẩu cho 82 nhà máy tư nhân trên cơ sở đến trước được phục vụ trước. Thủ tục này bị Sumeer Sodhi – đại diện luật pháp của Hiệp hội xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ phê phán là "vi phạm luật pháp và vô lý" và tòa án sẽ tiếp nhận lại vụ việc vào ngày 7/9, Sodhi cho biết.
Sắt thép Mỹ có sự chuyển dịch
Trong tuần từ 5 – 12/8/2013, sản lượng thép thô của Mỹ tăng nhẹ, tăng 0,9% so với tuần trước đó và tăng 1,8% so với cùng tuần năm 2012. Sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,888 triệu tấn ngắn trong tuần kết thúc ngày 3/8, tăng 0,9% so với tuần trước đó và tăng 1,8% so với cùng tuần năm 2012, số liệu mới nhất bởi Viện sắt và thép Mỹ (AISI) cho biết. Trong cùng thời gian trên, công suất sử dụng của các nhà sản xuất thép Mỹ ở mức trung bình 78,8%, cao hơn so với 78,1% tuần trước đó nhưng thấp hơn so với 74,6% cùng tuần năm ngoái.
Xuất khẩu tôm Thái Lan
Kể từ khi Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Thái Lan hồi năm 2005, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại Thái Lan đã phải chịu thuế suất từ 5,29% đến 6,82%. Trong 8 năm, lần đầu tiên Mỹ giảm thuế đối với mặt hàng tôm của Thái Lan. Với ưu đãi này, việc xuất khẩu tôm sang Mỹ đã trở nên tích cực hơn. Mỹ hạ thuế chống bán phá giá tôm Thái Lan xuống 0. Với ưu đãi này tôm của Thái Lan sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường Mỹ. Một quan chức cao cấp của Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Mỹ đã quyết định giảm thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ quốc gia Đông Nam Á này xuống còn 0% trong năm nay.
Năm 2013, dệt may thế giới có gì mới.
Mặc dù khủng hoảng châu Âu lan rộng và ảnh hưởng tới khắp ngành nghê của nền kinh tế thế giới nhưng dệt may thế giới vẫn giữ được những bước phát triển ổn định. Nhịp độ phát triển mậu dịch hàng dệt may thế giới tuỳ thuộc vào triển vọng tiêu dùng của các nước trên thế giới, mà triển vọng tiêu dùng lại phải phụ thuộc vào các yếu tố về phát triển kinh tế, dân số, về tiến bộ khoa học kỹ thuật, về xu thế mốt thời trang của mỗi nước, trong đó yếu tố về phát triển kinh tế với thu nhập tính theo đầu người là quan trọng nhất.
Ảnh hưởng từ khủng hoảng châu Âu
Tình hình cuộc khủng hoảng châu Âu thời điểm này như một vệt đen kéo dài u ám cho nền kinh tế thế giới nói chung. Sức ảnh hưởng của nó lan rộng đến nhiều nước trên thế giới và tác động vào mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới (NHTG) trong tháng 6/2013, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn mức dự báo đầu năm là 2,4% và mức 2,3% của năm 2012. Khu vực Euro vẫn đang là khu vực có nhiều dấu hiệu kém lạc quan khi quý I/2013 là quý thứ 6 có mức tăng trưởng âm, với mức tăng GDP so với quý trước là âm 0,2% và so với cùng kì năm trước là âm 1,1%. Tỷ lệ thấp nghiệp của khu vực Euro tiếp tục tăng từ khoảng 10% trong năm 2011 lên 12,2% trong tháng 4/2013.
Khai thác thủy sản tại Tây Ban Nha giảm trong tháng 5
Vốn là một đất nước có sản lượng khai thác thủy sản cao, nhưng những tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác tại nước này giảm sút, là nguyên nhân làm tăng giá mặt hàng này trên thị trường. Sản lượng thủy sản khai thác tiếp tục giảm Từ tháng 01 tới 11/2010, sảni lượng thủy sản cập cảng Tây Ban Nha đạt 213.849 tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2009 (226.104 tấn).
Trung Á là thị trường xuất khẩu tiềm năng của ô tô Trung Quốc
Nghành ô tô Trung Quốc ngày càng thịnh vượng và vươn ra quốc tế, thời gian gần đây Trung quốc coi thị trường Trung Á là một thị trường tiềm năng để tiêu thụ mặt hàng này. Các nhà kinh tế cho rằng sự thịnh vượng ngày càng tăng ở các nước Trung Á đang thúc đẩy nhu cầu về các loại hàng hóa nói chung và đặc biệt các loại nhãn hiêu xe hơi của Trung Quốc do giá rẻ và chất lượng trung bình. Chẳng hạn, tại Cadắcxtan, một chiếc xe mới do Trung Quốc sản xuất chỉ bán với giá 15.000 USD. Do đó người sử dụng ô tô trong khu vực đang thay thế các loại ô tô nhãn hiệu Nhật Bản, châu Âu và Nga bằng các loại ô tô của Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều người phàn nàn chất lượng xe của Trung Quốc kém hơn.
Nhật Bản tăng nhập khẩu từ Hàn Quốc
Nhờ nhu cầu thực phẩm từ Nhật Bản tăng đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng nhanh trong thời điểm này. Đây là tín hiệu đáng mừng cho xuất khẩu của Hàn Quốc từ nay đến cuối năm. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong quý II/2011, XK dưa hấu, cá ngừ và mỳ ăn liền sang Nhật đạt 604 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm Hàn Quốc giúp các nhà XK nước này bù lại tổn thất do tình hình ảm đạm tại thị trường Mỹ và Châu Âu. Lượng tiêu thụ đồ uống của công ty đồ uống Lotte Chilsung tăng 2 lần, mang lại 1 triệu USD mỗi tháng và giá cổ phiếu tăng 58% kể từ sau động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Fukushima. Tiêu thụ mỳ ăn liền của công ty NongShim tăng hơn 2 lần. Công ty này hy vọng tăng doanh thu lên 100 tỷ won trong năm nay so với 55 tỷ won của năm ngoái.
Trang 30/38 « .. 28 29 30 31 32 .. »