Năng lượng, khoáng sản
Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu than đá 10 tháng năm 2014
11/12/2014

Sản xuất

Trong báo cáo của Bộ Công Thương, sản lượng than sạch khai thác của toàn ngành trong tháng 10/2014 ước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đầu năm 2014, sản lượng than sách ước đạt 32,92 triệu tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) 10 tháng đầu năm 2014 đạt 5 triệu tấn, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, than tiêu thụ nội địa của Vinacomin đạt 24,3 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ.

Như vậy, tổng lượng than tiêu thụ của Vinacomin ước đạt 29,2 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013.

Than và khoáng sản là mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, nên việc xuất khẩu giảm có thể được coi là một tín hiệu đáng mừng.

Xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 10/2014, cả nước đã xuất khẩu 350 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD, giảm 40,2% về lượng và giảm 46,1% về trị giá so với tháng trước. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 6,2 triệu tấn, trị giá 469,1 triệu USD, giảm 37,51% về lượng và giảm 35,01% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 10 tháng 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính than đá của Việt Nam, chiếm 61,4% tổng lượng xuất khẩu, tương đương với 3,8 triệu tấn, trị giá 229,8 triệu USD, giảm 49,34% về lượng và giảm 48,6% về trị giá so với 10 tháng năm 2013.

Thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai là Hàn Quốc, trên 1 triệu tấn than, chiếm 15.9%, trị giá 70,8 triệu USD, giảm 11,12% về lượng và giảm 0,48% về trị giá. Kế đến là thị trường Nhật Bản, 783,2 nghìn tấn, trị giá 96,5 triệu USD, giảm 20,69% về lượng và giảm 24,72% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, 3 thị trường chính tiêu thụ than đá của Việt Nam trong 10 tháng 2014 đều giảm cả về lượng và trị giá.

Nhìn chung, trong thời gian này, xuất khẩu than đá của Việt Nam đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 33,3%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Indonesia tăng mạnh nhất, tăng 285,55% về lượng và tăng 129,59% về trị giá, tương đương với 112 nghìn tấn, trị giá 9,1 triệu USD.

Đáng chú ý, về thị trường xuất khẩu so với 10 tháng 2013, có thêm thị trường Đài Loan với lượng xuất 17,8 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD, ngược lại thiếu vắng thị trường Austraylia.

Thị trường xuất khẩu than đá 10 tháng 2014

 

TT

 

Thị trường

 

10 tháng 2013

 

10 tháng 2014

 

So 10t/2014 với 10t/2013 (%)

 

Lượng

 

Trị giá

 

Lượng

 

Trị giá

 

Lượng

 

Trị giá

 

Tổng

10.068.620

721.871.936

6.291.688

469.112.966

-37,51

-35,01

1

Trung Quốc

7.637.599

447.305.754

3.868.924

229.899.810

-49,34

-48,6

2

Hàn Quốc

904.643

71.209.251

1.005.264

70.865.147

11,12

-0,48

3

Nhật Bản

987.499

128.305.613

783.205

96.587.108

-20,69

-24,72

4

Thái Lan

77.322

9.738.535

139.896

15.340.163

80,93

57,52

5

Indonesia

29.052

4.003.885

112.009

9.192.561

285,55

129,59

6

Lào

74.026

8.876.919

106.784

10.872.490

44,25

22,48

7

hilippin

94.435

12.326.804

61.223

4.591.725

-35,17

-62,75

8

Malaixia

143.501

19.900.723

30.338

4.027.173

-78,86

-79,76

9

Ấn Độ

35.697

6.275.507

19.191

3.579.609

-46,24

-42,96

 

Nhập khẩu

Nhập khẩu than đá trong năm 2014 bắt đầu tăng dần trong khi xuất khẩu than đá của Việt Nam vẫn cao dù ngành than đã có chủ trương giảm lượng than đá xuất khẩu.

Theo đánh giá cân đối cung - cầu của Bộ Công Thương, giai đoạn đến hết năm 2015 than khai thác trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Từ năm 2016, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ các hộ tiêu thụ trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện với khối lượng dự kiến như sau: Năm 2016 khoảng 3-4 triệu tấn; năm 2020 khoảng 35 triệu tấn; năm 2025 khoảng 80 triệu tấn, năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.

Tính đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 2,5 triệu tấn than đá trị giá 306 triệu USD, tăng 40% về lượng và tăng 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu gồm: Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Nga, và Nhật Bản, Australia.

Trong khi nhu cầu nhập khẩu than đá tăng lên hằng năm thì Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng than đá không nhỏ, dù ngành than đã có kế hoạch giảm dần xuất khẩu lượng than đá.

Để chuẩn bị nguồn than cho các hộ tiêu thụ trong nước theo kế hoạch nhập khẩu những năm tới, hiện Bộ Công Thương đang lên kế hoạch nhập khẩu đồng thời tìm kiếm nguồn than để nhập khẩu.

Đến thời điểm này, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã ký 10 Biên bản ghi nhớ, 1 hợp đồng nguyên tắc với một số công ty than của Indonesia, Australia; Công ty Sojitz, Marubeni, Sumitomo của Nhật Bản và 1 thoả thuận cung cấp than dài hạn với Công ty ASPECT Resources của Australia với tổng khối lượng than đã ký kết khoảng trên 20 triệu tấn/năm.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ký được 4 hợp đồng khung về cung cấp than với các đối tác Ensham Coal Sales và Peabody của Australia, Tuah Turangga Agung của Indonesia, Sojitz Corporation của Nhật Bản và 1 biên bản ghi nhớ với Noble Group của Indonesia với tổng khối lượng than đã ký khoảng 10 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN.

Ý kiến bạn đọc