Không quá lo FDI hóa nền kinh tế (15/12/2013)
Sự vượt trội về tỷ trọng đóng góp của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) đang làm dấy lên mối lo về “FDI hóa” nền kinh tế. Nhưng có thực như vậy?
Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố tiếp tục cho thấy sự nổi trội của các DN FDI trong xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, 11 tháng qua, trong tổng thành tích xuất khẩu 120,57 tỷ USD, nhóm FDI đạt trên 74,18 tỷ USD.
Điều đáng nói là, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, khối DN FDI đều chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn, với nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay - điện thoại di động và linh kiện, khối DN FDI xuất khẩu 19,878 tỷ USD/20 tỷ USD. Với nhóm dệt may là 9,68 tỷ USD/16,24 tỷ USD. Còn hàng điện tử, máy vi tính là 9,66 tỷ USD/9,81 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 1.960 USD (14/12/2013)
GDP bình quân đầu người, tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế hàng năm, là chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, so sánh quốc tế.
Từ những số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá thực tế bình quân năm 2013 sẽ đạt 1.960 USD (tăng 12,1% so với năm 2012). Tổng GDP của Việt Nam năm 2013 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân sẽ đạt xấp xỉ 176 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2012.
Tăng 6,04%, CPI năm 2013 thấp nhất trong 10 năm (13/12/2013)
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Mức tăng 6,04% của giá cả năm nay cũng được ghi nhận là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, đúng như VnEconomy đã nhận định từ tháng 6/2013.
Diễn biến trong năm, CPI đã gây ra những cung bậc cảm xúc khác nhau đối với giới quan sát. Từ mức tăng 1,31% vào tháng 2 do các tác động mang tính thời vụ của Tết nguyên đán Quý Tỵ, CPI giảm gần như thẳng đứng về mức - 0,19% trong tháng 3, tăng rất khẽ 0,02% vào tháng 4 phần lớn nhờ quyết định hành chính rồi lại âm trở lại 0,06% ở tháng 5 bất chấp có những lực đẩy mạnh mẽ từ quyết định tăng phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện công đến từ một số tỉnh, thành phố.
Thêm sức mạnh trong quản lý rủi ro (12/12/2013)
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đây là quyết tâm của Bộ tăng cường sức mạnh cho ngành Hải quan trong việc chống thất thu ngân sách.
Theo Cục Hải quan TP HCM, đơn vị có lượng hàng hóa XNK làm thủ tục lớn trong cả nước, chỉ tính riêng trong tháng 8/2013, qua thông tin phân tích quản lí rủi ro, toàn Cục đã phát hiện trên 90 vụ vi phạm pháp luật về hải quan trong XNK hàng hóa.
Xuất khẩu điện thoại soán ngôi vương của dệt may (11/12/2013)
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và các linh kiện năm 2013 đạt hơn 21,5 tỷ USD, đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là năm đầu tiên điện thoại và các linh kiện đứng đầu bảng các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, sau nhiều năm thuộc về dệt may.
So với năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm nay tăng gần 70%, chủ yếu do đóng góp của nhà máy Samsung tại Bắc Ninh. Năm 2012, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đóng góp tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam.
Nằm trên con đường giao thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, khu vực Trung Đông luôn có một vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại thế giới. Với diện tích hơn 6 triệu km2 và dân số khoảng 300 triệu người, khu vực này được xem là thị trường có nhiều tiềm năng trong hoạt động trao đổi mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê liên tục tăng trưởng thời gian gần đây. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 18,2 triệu USD, năm 2012 kim ngạch đạt 37,6 triệu USD (tăng 158,7% so với năm 2009) và 9 tháng đầu năm 2013 đạt 35,2 triệu USD (bằng 93,6% kim ngạch năm 2012). Với tình hình như xuất khẩu như hiện nay, dự tính kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Đông năm 2013 có thể đạt 47 triệu USD (tăng 25% so với năm 2012).
Kim ngạch xuất khẩu bột cá Peru trong 9 tháng đầu năm 2013 giảm gần 28%, xuống còn 1,07 tỉ USD so với 1,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái, Bộ sản xuất Peru cho biết.
Sự suy giảm khối lượng xuất khẩu đẩy kim ngạch xuất khẩu giảm. Xuất khẩu bột cá Peru trong 9 tháng đầu năm giảm 43%, xuống còn 1.145.000 tấn.
Giá đường thế giới bắt đầu giảm ngay từ những tháng đầu năm 2013, tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2011. Nguyên nhân giá đường giảm một phần là do việc mở rộng hoạt động sản xuất để bù đắp lượng dự trữ toàn cầu đang thiếu hụt, nhằm củng cố lại thị trường trong giai đoạn niên vụ 2008/09 và 2010/11.
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013, giá đường trung bình ở mức 19,31 cent/pound, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, kể từ tháng 7, điều kiện thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng xấu tới thu hoạch mía tại khu vực Trung Nam của Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, đã khiến giá đường bắt đầu xu hướng tăng dần. Nhìn chung, từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay, giá đường tăng khoảng 9%. Mặc dù ngay từ đầu vụ, vẫn có những lo ngại cho rằng sản lượng đường dư thừa là không thể xảy ra được, thậm chí theo một số dự báo, sản lượng đường năm 2013 còn thấp hơn so với dự báo hồi đầu năm và ít hơn so với hai năm trước. Nếu những đánh giá trên là đúng thì giá đường tiếp tục tăng là điều không thể tránh khỏi.
Thương mại gạo thế giới năm 2014 dự báo ở mức 38,3 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2013 và giảm không nhiều so với kỷ lục năm 2012. Về xuất khẩu, việc chính phủ Thái Lan mở kho hàng dự trữ khiến giá gạo giảm trong vài tháng trở lại đây đã giúp nước này lấy lại được lợi thế cạnh tranh của mình. Sản lượng gạo bội thu cũng đưa kim ngạch xuất khẩu gạo của một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Guyana và Paraguay tang mạnh. Tuy nhiên, lợi thế mà Thái Lan đang có, giúp nước này duy trì được vị trí thứ nhất trên thị trường gạo thế giới, đã ảnh lớn đến kim ngạch xuất khẩu của một số nước trong đó có Ấn Độ. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Argentina, Pakistan, Uruguay Hoa Kỳ dự kiến
Kể từ báo cáo thị trường gạo thế giới số ra tháng 7, tổ chức FAO đã dự báo triển vọng sản lượng lúa gạo niên vụ 2013 không còn mấy sáng sủa. Báo cáo cho biết sản lượng gạo tháng 7 giảm khoảng 5 triệu tấn, xuống còn 741,4 triệu tấn (trong đó gạo đã xay xát là 494,2 triệu tấn), tuy nhiên vẫn tăng 1,1% (tương đương 7,8 triệu tấn) so với năm 2012. Điều kiện gieo trồng bất lợi đã gây những ảnh hưởng xấu tới sản lượng lúa gạo tại Madagascar, Mali và Seneg. Tổ chức FAO cũng điều chỉnh giảm mức dự báo sản lượng gạo tại Ai Cập và Myanmar năm 2013 so với số liệu báo cáo tháng trước. Trong vài tháng trở lại đây, những cơn bão nhiệt đới bất thường đã làm giảm triển vọng về sản lượng lúa gạo ở Trung Quốc, Pakistan và Phi-líp-pin. Tuy nhiên, dự báo sản lượng gạo sẽ tăng ở một số nước, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ cũng phần nào bù đắp sự sụt giảm sản lượng gạo thế giới.
Nằm trên con đường giao thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, khu vực Trung Đông luôn có một vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại thế giới. Với diện tích hơn 6 triệu km2 và dân số khoảng 300 triệu người, khu vực này được xem là thị trường có nhiều tiềm năng trong hoạt động trao đổi mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh mặt hàng gạo, cà phê và hạt tiêu là những hàng nông sản có nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi đặc biệt là các nước Hồi giáo khu vực Bắc Phi. Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này đã không ngừng tăng trong những năm qua.
Cà phê: Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Bên cạnh đó, tại những nước này, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất là khi các nước trong khu vực không trồng được loại cây này.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại Châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 122 triệu USD, tăng 38%. Các thị trường nhập khẩu chính gồm có An-giê-ri (59 triệu USD), Tuy-ni-di (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Ma-rốc (13,6 triệu USD), Libi (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Châu Phi đạt 47 triệu USD, trong đó thị trường An-giê-ri chiếm 25,87 triệu USD, Tuy-ni-di 6,4 triệu USD, Nam Phi 4,9 triệu USD, Ai Cập 4,5 triệu USD, Ma-rốc 4,2 triệu USD.
Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.
Nhìn chung, cà phê nhập khẩu phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm nhiệm, đây là rào cản đầu tiên trước khi hàng hóa vào được nội dịa của nước nhập khẩu . Các chuyên gia sẽ phân tích mẫu lấy từ các bao khác nhau để kiểm tra xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn qui định hay không. Về mặt pháp lý, trong mẫu 300 gr, trọng lượng nhân hỏng không được vượt quá 10 %, nếu không hàng sẽ bị giữ lại tại cảng nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu trung bình là 25% đối với cà phê chưa rang xay và 70% đối với cà phê rang xay.
Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi chế biến, xuất khẩu cà phê thành phẩm vào những thị trường này.
Hạt tiêu: Người dân đạo Hồi ở Châu Phi sử dụng nhiều gia vị như hạt tiêu trong các bữa ăn, đặc biệt là trong tháng Ramadan và xu hướng này ngày càng tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi còn rất khiêm tốn. Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mới đạt 62 triệu USD, tăng 21% so với năm 2011. Các thị trường nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất là An-giê-ri, Ai Cập, Libi, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Xu-đăng, Mô-ri-ta-ni, Găm-bi-a, Xê-nê-gan, Nam Phi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nước ta sang Châu Phi tăng mạnh, đạt 45,3 triệu USD. Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang 18 quốc gia Châu Phi trong đó Ai Cập chiếm 20,8 triệu USD, Nam Phi 8,2 triệu USD, An-giê-ri 7,9 triệu USD, Tuy-ni-di 3 triệu USD, Ma-rốc 1 triệu USD, Gambia 1 triệu USD… Với thương hiệu hạt tiêu Việt Nam ngày càng biết đến, dự báo, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Một số khó khăn trong xuất khẩu sang châu Phi và giải pháp
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động XK sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Phi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Trong năm qua, Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, phối hợp với các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước khu vực thị trường Châu Phi thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đi lại mà vẫn có thể trực tiếp liên hệ với các đối tác tiềm năng. Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam và châu Phi tại Hà Nội để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp hai bên./.
Là loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau bông tại nhiều nước Châu Phi, cây điều cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài giá trị là thức ăn, quả điều còn được sử dụng trong ngành công nghiệp dược do có những thuộc tính như diệt sâu bệnh, diệt nấm và diệt khuẩn. Quả điều còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến da thuộc, sản xuất rượu.
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2013 (04/12/2013)
TTĐT - Tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa VIII, thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2013.
Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển ổn định.
Xuất khẩu điện thoại soán ngôi vương của dệt may (03/12/2013)
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và các linh kiện năm 2013 đạt hơn 21,5 tỷ USD, đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là năm đầu tiên điện thoại và các linh kiện đứng đầu bảng các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, sau nhiều năm thuộc về dệt may.
So với năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm nay tăng gần 70%, chủ yếu do đóng góp của nhà máy Samsung tại Bắc Ninh. Năm 2012, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đóng góp tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam.
Vàng nữ trang xuất khẩu sắp được miễn thuế (03/12/2013)
Bộ Tài chính vừa có thông báo ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014.
Bộ Tài chính vừa công bố Thông tư số 164/2013/TT-BTC (ngày 15/11/2013) ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Thông tư nhằm triển khai thực hiện cam kết WTO năm 2014, Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2013 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 302/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ và sau khi trao đổi với các Bộ, ngành, Hiệp hội có liên quan.
Điều tiết cổ tức doanh nghiệp nhà nước về ngân sách (02/12/2013)
Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014...
Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014. Vẫn có ý kiến cho rằng, cần phân biệt khoản thu lợi nhuận từ phần vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khoản thu cổ tức từ phần vốn do doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu cá rô phi năm 2013 (01/12/2013)
Theo đại diện của Liên minh Chế biến và Tiếp thị thủy sản (CAPPMA) tại Hội thảo chuyên đề về Phát triển ngành cá rô phi lần thứ 9 tại Hội chợ Nghề cá Trung Quốc, tính đến tháng 9/2013, nước này XK 269.000 tấn cá rô phi, trị giá 930 triệu USD, tăng 6,7% về khối lượng và 16% về giá trị.
Năm 2013, sản lượng cá nguyên liệu dự kiến đạt 1,45 triệu tấn, giảm nhẹ so với 1,5 triệu tấn trong năm 2012. Khối lượng XK đạt 370.000 tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD.
Hiện cá rô phi Trung Quốc đang phải cạnh tranh với cá rô phi từ Ai Cập, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Brazil. Theo đại diện của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI), cá rô phi vẫn đang có tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Mỹ.
Tiêu, điều… vỡ trận (01/12/2013)
Xuất khẩu đứng đầu thế giới về số lượng nhưng, kể cả giá bán cũng như hiệu quả kinh doanh, 2 mặt hàng điều và tiêu đang trên đà… tiêu điều.
Chiếm ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu mặt hàng tiêu và điều, kết quả đó luôn được coi là niềm tự hào của Việt Nam. Đơn thuần nhìn vào số lượng xuất khẩu 2 mặt hàng này, đúng là Việt Nam gần như không có đối thủ trên thương trường quốc tế.
Sẽ là phiến diện (thậm chí còn là sai lầm) nếu chỉ "choáng ngợp” trước số lượng hàng hóa xuất khẩu mà không nói đến giá cả cũng như hiệu quả kinh doanh của 2 mặt hàng này. Xuất khẩu đứng đầu thế giới về số lượng nhưng, kể cả giá bán cũng như hiệu quả kinh doanh, 2 mặt hàng điều và tiêu đang trên đà… tiêu điều.
Nhập khẩu ôtô tiếp tục tăng cả lượng lẫn giá (30/11/2013)
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 10/2013 tiếp tục tăng cả về lượng lẫn giá trị, mặc dù kim ngạch của tháng 11 được dự báo có sự sụt giảm.
Trong các tháng gần đây, thị trường ôtô nhập khẩu trở nên nhộn nhịp hơn hẳn so với năm ngoái và giai đoạn đầu năm.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, đã có 4.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong tháng 10, tăng 1.000 chiếc so với tháng 9. Trong khi đó, giá trị kim ngạch đạt 77 triệu USD, tăng 4 triệu USD. Đây là mức kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm đến nay nếu xét trên giá trị. Còn nếu xét về lượng, số xe nhập khẩu trong tháng 10 tương đương với tháng 6.