Tài chính tiền tệ
Bức tranh ‘khổng lồ’ về thị trường bán lẻ Việt Nam
24/04/2014

Mặc dù nền kinh tế chưa khởi sắc nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là một lĩnh vực rất sôi động. Do đặc thù cơ sở hạ tầng và giao thông Việt Nam, mô hình siêu thị trung bình từ 2.500 đến 3.000 mét vuông sẽ trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, thương mại điện tử sẽ có tương lai tươi sáng nếu khắc phục được điểm yếu kém của mình về chuỗi cung ứng và hậu cần.
Đặc biệt theo thống kê thì có 3 thương hiệu thuần túy hoạt động TMĐT là Lazada, Nhóm mua, Mua chung vào top đơn vị bán lẻ được biết đến nhiều nhất. Điểm thử thách lớn nhất cho bất cứ hệ thống bán lẻ nào hiện nay là sự thiếu hụt nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp. Sau đây là những con số về thị trường bán lẻ “khổng lồ” của Vệt Nam:

Theo Tổng cục Thống kê, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2014 ước tính đạt 233,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung ba tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 68 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng mức và tăng 6,9%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 607,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,7%, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,6%, tăng 25%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm 2014, kinh doanh thương nghiệp đạt 530,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,5% tổng mức và tăng 8,1%; khách sạn nhà hàng đạt 85,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 12,1%; dịch vụ đạt 79 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 23,5%; du lịch đạt 7 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 20,3%.

Nhượng quyền Việt Nam

Ý kiến bạn đọc