Châu Á là điểm đến hàng đầu của dòng FDI toàn cầu năm 2014
25/09/2015
Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2015 của Liên hợp quốc, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2014 đã giảm 16% so với năm 2013, xuống còn 1.230 tỷ USD giữa lúc kinh tế thế giới đang đối mặt với một loạt thách thức như đà tăng trưởng chậm lại, bất ổn về chính sách và rủi ro địa chính trị.
Các nước phát triển đã chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng nặng nề nhất trong năm 2014.
FDI vào Mỹ và châu Âu lần lượt giảm 60% và 11%. Trong khi đó, thiếu cải cách và các rủi ro liên quan đến chủ quyền đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, FDI rót vào châu Á vẫn khởi sắc và đạt mức cao kỷ lục 465 tỷ USD trong năm 2014.
Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore cũng nằm trong Top 5 thị trường thu hút FDI. FDI đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho những nền kinh tế tiếp nhận.
Tuy chưa đưa ra dự báo về triển vọng thu hút đầu tư toàn cầu năm 2016, song báo cáo trên nhận định châu Á là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu, chiếm tới 35%.
Châu Á tiếp tục thu hút nguồn FDI khổng lồ dựa vào lợi thế cạnh tranh như: chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, chính sách ưu đãi và hệ thống hạ tầng ngày càng cải thiện.
Bên cạnh đó, hàng loạt cải cách về kinh tế nhằm nhanh chóng hướng tới nền kinh tế thị trường của một số nước cũng như sự liên kết nội vùng gia tăng, tạo điều kiện cho dịch vụ, thông tin, lưu thông hàng hóa... đã thúc đẩy nguồn FDI đổ vào./.
Các nước phát triển đã chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng nặng nề nhất trong năm 2014.
FDI vào Mỹ và châu Âu lần lượt giảm 60% và 11%. Trong khi đó, thiếu cải cách và các rủi ro liên quan đến chủ quyền đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, FDI rót vào châu Á vẫn khởi sắc và đạt mức cao kỷ lục 465 tỷ USD trong năm 2014.
Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore cũng nằm trong Top 5 thị trường thu hút FDI. FDI đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho những nền kinh tế tiếp nhận.
Tuy chưa đưa ra dự báo về triển vọng thu hút đầu tư toàn cầu năm 2016, song báo cáo trên nhận định châu Á là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu, chiếm tới 35%.
Châu Á tiếp tục thu hút nguồn FDI khổng lồ dựa vào lợi thế cạnh tranh như: chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, chính sách ưu đãi và hệ thống hạ tầng ngày càng cải thiện.
Bên cạnh đó, hàng loạt cải cách về kinh tế nhằm nhanh chóng hướng tới nền kinh tế thị trường của một số nước cũng như sự liên kết nội vùng gia tăng, tạo điều kiện cho dịch vụ, thông tin, lưu thông hàng hóa... đã thúc đẩy nguồn FDI đổ vào./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Trung Quốc cam kết tiếp tục mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài (17/01/2017)
• New Zealand tăng nhập khẩu nông sản, thủy hải sản Việt Nam (31/12/2016)
• Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ trong lần cấp đầu tiên (31/12/2016)
• Canada mở rộng thị trường xuất khẩu dầu mỏ (30/12/2016)
• Xuất khẩu đậu tương của Mỹ có thể không ấn tượng như kỳ vọng (30/12/2016)
• Mỹ Latinh giảm mạnh lượng thép nhận khẩu từ Trung Quốc (29/12/2016)
• Mỹ tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Mexico (28/12/2016)
• Nga dự kiến tăng xuất khẩu cá minh thái sang Hàn Quốc (28/12/2016)
• Xuất khẩu than từ Queensland của Úc giảm trong tháng 11 (28/12/2016)
• Campuchia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc (27/12/2016)
TIN TỨC CŨ