Nhật Bản rất khó đạt lạm phát 2% ít nhất trong hai năm tới
07/09/2015
Nhà hoạch định chính sách Takahide Kiuchi của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) khẳng định con đường khó khăn để lạm phát của nước này đạt mục tiêu 2%, ít nhất trong hai năm tới, trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn khá thận trọng khi “rút hầu bao.”
Là một thành viên Hội đồng Chính sách của BoJ, ông Kiuchi cho rằng mức lạm phát mục tiêu 2% là vượt quá tình hình cho phép với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Nhật Bản.
Quan điểm này của ông trái ngược với dự báo của BoJ đưa ra về khả năng lạm phát đạt mục tiêu 2% trong nửa đầu tài khóa 2016 (bắt đầu từ tháng 4/2016).
Ông Kiuchi cũng là một trong bốn nhà hoạch định chính sách phản đối quyết định mở rộng quy mô chương trình nới lỏng tiền tệ của BoJ hồi tháng 10/2014.
Ông cho rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng của ngân hàng đã có tác động đáng kể, song những ảnh hưởng tích cực này bị giảm bớt do ngừng hạ lãi suất cho vay dài hạn.
Chuyên gia kinh tế này nhận định nhân tố gây ra tình trạng tiêu dùng tư nhân ảm đạm là niềm tin của người tiêu dùng yếu và xuất khẩu kém đi do kinh tế giảm tốc của Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
Tuy nhiên, ông Kiuchi gạt bỏ quan điểm cho rằng những bất ổn trong kinh tế Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong cuộc họp chính sách của BoJ trước đó, ông Kiuchi đã đề xuất giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu chính phủ từ mức 80.000 tỷ yen xuống khoảng 45.000 tỷ yen./.
Là một thành viên Hội đồng Chính sách của BoJ, ông Kiuchi cho rằng mức lạm phát mục tiêu 2% là vượt quá tình hình cho phép với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Nhật Bản.
Quan điểm này của ông trái ngược với dự báo của BoJ đưa ra về khả năng lạm phát đạt mục tiêu 2% trong nửa đầu tài khóa 2016 (bắt đầu từ tháng 4/2016).
Ông Kiuchi cũng là một trong bốn nhà hoạch định chính sách phản đối quyết định mở rộng quy mô chương trình nới lỏng tiền tệ của BoJ hồi tháng 10/2014.
Ông cho rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng của ngân hàng đã có tác động đáng kể, song những ảnh hưởng tích cực này bị giảm bớt do ngừng hạ lãi suất cho vay dài hạn.
Chuyên gia kinh tế này nhận định nhân tố gây ra tình trạng tiêu dùng tư nhân ảm đạm là niềm tin của người tiêu dùng yếu và xuất khẩu kém đi do kinh tế giảm tốc của Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
Tuy nhiên, ông Kiuchi gạt bỏ quan điểm cho rằng những bất ổn trong kinh tế Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong cuộc họp chính sách của BoJ trước đó, ông Kiuchi đã đề xuất giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu chính phủ từ mức 80.000 tỷ yen xuống khoảng 45.000 tỷ yen./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Trung Quốc cam kết tiếp tục mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài (17/01/2017)
• New Zealand tăng nhập khẩu nông sản, thủy hải sản Việt Nam (31/12/2016)
• Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ trong lần cấp đầu tiên (31/12/2016)
• Canada mở rộng thị trường xuất khẩu dầu mỏ (30/12/2016)
• Xuất khẩu đậu tương của Mỹ có thể không ấn tượng như kỳ vọng (30/12/2016)
• Mỹ Latinh giảm mạnh lượng thép nhận khẩu từ Trung Quốc (29/12/2016)
• Mỹ tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Mexico (28/12/2016)
• Nga dự kiến tăng xuất khẩu cá minh thái sang Hàn Quốc (28/12/2016)
• Xuất khẩu than từ Queensland của Úc giảm trong tháng 11 (28/12/2016)
• Campuchia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc (27/12/2016)
TIN TỨC CŨ