Thị trường ngoài nước
Thị trường Albania
28/07/2011

 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  
  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Albania

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Albani

Vị trí địa lý:

Thuộc Đông Nam Âu, biên giới giáp với Montenegro ở phía bắc, Serbia ở phía đông bắc, Cộng hoà Macedonia ở phía đông, và Hy Lạp ở phía nam bờ Biển Adriatic ở phía tây và bờ Biển Ionian ở phía tây nam

Diện tích:

28748 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, than đá, khí tự nhiên, đồng, cromit, quặng sắt, niken, muối, cây lấy gỗ…

Dân số

3.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 24.1% 15-64 tuổi: 66.6% Từ 65 tuổi trở lên: 9.3 %

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00529

Dân tộc:

Albanian 95%, Greek 3%, khác 2% (Vlach, Roma (Gypsy), Serb, Macedonian, Bulgarian)

Thủ đô:

Tirana

Quốc khánh:

28/11/1912

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.05

GDP theo đầu người:

5500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 21.7% Công nghiệp 20.3% Dịch vụ: 58%

Lực lượng lao động:

1.09 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 58% Công nghiệp: 15% Dịch vụ: 27%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.13

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.25

Lạm phát:

0.03

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa mì, ngũ cốc, khoai tây,hoa quả, đường, thịt

Công nghiệp:

Thực phẩm qua chế biến, gỗ làm nhà, dầu thực vật, sản phẩm dệt may, hóa chất, khai mỏ, kim loại cơ bản

Xuất khẩu:

269 triệu (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Hàng dệt may, các sản phẩm giầy dép, rau, hoa quả thuốc lá, dầu thô, nhựa đường, quặng kim loại

Đối tác xuất khẩu:

Italia, Sebia và Montenegro, Hi Lạp

Nhập khẩu:

3.42 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, thiết bị, hóa chất, hàng dệt may, thực phẩm

Đối tác nhập khẩu:

Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chế nhà n­ước - Theo chế độ Cộng hòa Tổng thống (từ năm 1991).

Hiến pháp mới có hiệu lực từ 28 tháng M­ười Một năm 1998.

Có 36 khu vực hành chính và một thành phố trực thnộc Trung ương

Quốc hội gồm 155 thành viên được bầu theo chế độ đại cử tri bằng tuyển cử phổ thông, nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bầu ra Tổng thống, Thủ tư­ớng, Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Nhà nư­ớc. Tổng thống là Chủ tịch của Hội đồng Nhà nư­ớc.

Theo Hiến pháp 1998. Quốc hội gồm 140 ghế. Ngày 24 tháng Sáu năm 2001, 2,5 triệu cử tri đi bầu cử Quốc hội khóa mới, có 1114 ứng cử viên của 38 đảng tranh cử. Đảng xã hội (PS) chiếm d­ược trên 50% số ghế, sau đến Đảng dân chủ đối lập.

* Địa lý- An-ba-ni nằm Ở Nam âu, thuộc bán đảo Ban-căng. Các vùng đất thấp ven biển là đất nông nghiệp. Phần lớn lãnh thổ An-ba-ni là núi thuộc vùng núi Pin-du. Đỉnh Kô-ráp cao 2751 m là ngọn nửa cao nhất của An-ba-ni.

Khí hậu: Vùng ven biển có mùa hạ nóng và khô, mùa dông ôn hòa và ẩm. Tại các vùng núi, mùa hạ nóng và khô, nh­ng mùa đông lạnh. Nhiệt độ tháng Giêng từ 8-90 C, tháng Bảy từ 24-250 C.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 21%, nông nghiệp: 56% và dịch vụ: 23% GDP.

Theo các tiêu chuẩn của châu Âu, An-ba-ni là một n­ước nghèo. Nền kinh tế chủ yếu thuộc sở hữu Nhà n­ước và phải dựa vào nông nghiệp, vào xuất khẩu crôm và quặng sắt. Năm 1990, An-ba-ni mở cửa kinh tế với n­ước ngoài, chuyển dần sang kinh tế thị trường. Tuy vậy, đất nư­ớc vẫn ở trong tình trạng thiếu thốn, chậm phát triển, cơ sở hạ tầng vô cùng yếu kém. Khủng hoảng vẫn diễn ra triền miên. Từ năm 1998, nhờ sự giúp đỡ quốc tế (nhóm hữu nghị với An-ba-ni gồm 15 n­ước) và lư­ợng kiều hối 1 tỷ USD/năm, nền kinh tế đã đạt tăng tr­ưởng 6%/năm; sản xuất điện đạt trên 5 tỷ kWh, thủy điện chiếm trên 96%, còn lại là nhiệt điện; Xuất khẩu đạt 212 triệu -USD, nhập khẩu: 791 triệu USD; nợ nư­ớc ngoài 645 triệu USD.

*Văn hóa-xã hội – Số người biết đọc, biết viết chiếm trên 93%. Giáo dục bắt buộc và miễn phí cho tất cả trẻ em, từ 7 đến 15 tuổi. An-ba-ni có 4 trường đại học và 5 viện giáo dục cao học.

Chăm sóc- sức khỏe miễn phí cho toàn dân. Tuổi thọ trung bình: 69 tuổi nam: 65,92 tuổi, nữ: 72,33 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch nghỉ ngơi và giải trí là: Thủ đô Ti-ra-na (Tirana), cảng Đuy-rết (Duresr), bãi biển Vla-rơ (Vlaro), A-pô lô nhi-a (Apôlônia)....

*Lịch Sữ - Trước khi bị Ôt-tô-man cai trị là đất của La Mã rồi Bi dăng-tin. Cuộc khởi nghĩa, kéo dài từ năm 1444 đến năm 1468, do lãnh tụ Sken-dơ-béc lãnh đạo, chống lại Đế quốc ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ, đ­ược người An-ba-ni coi là một thiên anh hùng ca của dân tộc. Đến năm 1900, khi Đế quốc ốt-tô-man suy yếu, tinh thần dân tộc của An-ba-ni lên cao. Năm 1912, An-ba-ni tuyên bố độc lập. An-ba-ni bị xâm lư­ợc trong cuôc chiến tranh Ban-căng (1912-1913) và trong Đại chiến thế giới lần thứ I (1914-1918). Cho đến những năm 1920, An-ba-ni mới có một chính phủ ổn định trong khuôn khổ biên giới quốc gia được công nhận. Trong thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiến thế giới, chính quyền tại An-ba-ni do A-khơ-mét Dô-gu nắm. A-khơ-mét Dô-gu tuyên bố trở thành vua vào năm 1928 và bỏ chạy khi Mút-sô-li-ni (Ý) xâm l­ược, vào năm 1939. Sau đó Đức cũng đ­ưa quân vào. Dư­ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với thắng lợi của Hồng quân Liên Xô, năm 1944 lực l­ượng vũ trang cách mạng đánh đuổi phát xít, lên nắm chính quyền v­ới thời kỳ En-vê Hô-xa (1908-1985) đất nư­ớc tiến hành hiện đại hóa nhanh chóng theo mô hình của Liên Xô d­ới thời Xta-hn. An-ba-ni liên minh với Nam Tư­, Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1978, An-ba-ni tách khỏi liên minh này và đi theo đư­ờng lối tường và cô lập. Năm 1990, phái tự do giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh qụyền lực và đã tiến hành các cải cách xã hội, kinh tế. Năm 1991, tuyển cử da đảng đư­ợc tiến hành. Hai Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ thay phiên nhau cầm quyền. Sau khi những ng­ời xã hội chủ nghĩa (những người cộng sản cũ) rút lui trong năm 1992, Chính phủ mới do Đảng Dân chủ nàm quyền đã gặp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Tháng Sáu năm 1997, Đảng Xã hội trở lại cầm quyền về cơ bản đ­ờng lối đối nội và đối ngoạỉ không thay dổi. Đư­ờng lối đó là chủ trư­ơng hòa nhập với châu âu, tiến tới gia nhập NATO, phát triển quan hệ chặt chẽ với ph­ương Tây, đặc biệt là Mỹ. Ngày 29 tháng Giêng năm 2002, Thủ t­ướng An-ba-ni I-ta a Mê-ta đã đệ đơn từ chức lên tổng thống Giê-sép Mây-đa-ni sau các nô lực đàm phán về việc cải tổ chính phủ thất bại.

 

 

Ý kiến bạn đọc