Thị trường ngoài nước
Thi trường Angola
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Angola

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Angola

Vị trí địa lý:

Thuộc miền Nam châu Phi, giáp với biển Đại Tây Dương, nằm giữa Namibia và Cộng hòa dân chủ Côngo

Diện tích:

1246700 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, kim cương, quặng sắt, photpho, đồng, vàng, boxit, unrani, khoáng chất Fenstat

Dân số

12.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 43.7% 15-64 tuổi: 53.5% Từ 65 tuổi trở lên: 2.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02184

Dân tộc:

Ovimbundu 37%, Kimbundu 25%, Bakongo 13%, mestico (pha trộn giữa người châu Âu và người gốc châu Phi) 2%, European 1%, khác 22%

Thủ đô:

Luanda

Quốc khánh:

11/11/1975

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên luật dân sự Bồ Đào Nha và phong tục tập quán (luật theo phong tục tập quán hơn là luật thành văn)

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

0.163

GDP theo đầu người:

6500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 9.6% Công nghiệp: 65.8% Dịch vụ: 24.6%

Lực lượng lao động:

6.64 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 85% Công nghiệp và dịch vụ: 15%

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.7

Lạm phát:

0.125

Sản phẩm nông nghiệp:

chuối, mía (đường), cà phê, bông, thuốc lá, rau, cá, ngũ cốc, sợi xidan, bột sắn, lâm sản, thú nuôi

Công nghiệp:

Dầu, kim cương, quặng sắt, khoáng chất Fenstat, photpho, boxit, vàng, urani, các sản phẩm kim loại cơ bản, chế biến cá, chế biến thực phẩm, đường, sản phẩm dệt, sửa tàu..

Xuất khẩu:

43.23 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Dầu thô, kim cương, các sản phẩm dầu lửa tinh chế, khí, cà phê, xidan, cá và các sản phẩm từ cá, gỗ, bông

Đối tác xuất khẩu:

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Chi Lê

Nhập khẩu:

11.41 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, thiết bị điện, phương tiện vận tải, thuốc, thực phẩm, sản phẩm dệt, những sản phẩm cho quân đội

Đối tác nhập khẩu:

Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazin, Nam Phi, Pháp

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chể nhà n­ước- Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện, từ năm 1975.

Hiến pháp đầu tiên ban hành năm 1975 và sửa đổi gần đây nhất năm 1995.

Có 18 tỉnh là các khu vực hành chính.

Quốc hội gồm 220 thành viên, đư­ợc bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm - Tổng thống thành lập Hội đồng bộ tr­ưởng.

* Địa lý  Nằm ở tây-nam châu Phi, 90% lãnh thổ của Ăng-gô-la là cao nguyên, cao trên 1000 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Sê-ra Mô-cô, cao 2.610 m. Phía tây là miền đồng bằng hẹp ven biển. Phía tây nam là sa mạc Na-mít.

Khí hậu- Khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên ở các vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa m­ưa từ tháng Mười đến tháng Năm. Phía tây-nam khô quanh năm.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 53% , nông nghiệp: 13% và dịch vụ: 34% GDP

 Ăng-gô-la rất giàu khoáng sản, đặc biệt là kim cư­ơng, quặng sắt và dầu mỏ. Chiến tranh đã cản trở sự phát triển của Ăng-gô-la. Đất canh tác màu mỡ chỉ chiếm dư­ới 50% diện tích đất đai, trên 50% dân số ở độ tuổi trư­ởng thành làm nông nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê. Xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, nhập khẩu: 3 tỷ USD; nợ n­ước ngoài: 10,5 tỷ USD.

*Văn hóa - xã hội -  Số người biết đọc, biết viết chiếm 42% dân số, nam: 56%, nữ: 28%.

Tuổi thọ trung bình đạt 48,39 tuổi, nam: 46,08 và nữ: 50,82 tuổi. Tỷ lệ sinh khá cao, khoảng 4,7%.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: nhiều bãi biển đẹp, Thủ đô Lu-an-đa có nhiều danh thắng.

*Lịch sử-  Hai v­ương quốc Kông-gô và Nơ-đông-gô chiếm phần lớn vùng Ăng-gô-la trư­ớc khi ng­ười Bồ Đào Nha xâm nhập vào cuối thế kỷ XV để phát triển buôn bán nô lệ. Trong thế kỷ XX, lao động c­ưỡng bức, s­ưu thuế nặng nề và nạn phân biệt chủng tộc của thực dân Bồ Đào Nha đã làm dấy lên tinh thần dân tộc đấu tranh đòi đôc lập. Bồ Đào Nha đã đàn áp trư­ớc những đòi hỏi chính trị của các dân tộc Ang-gô-la. Năm 1961, những người yêu nước đă xây dựng lực lượng vũ trang chống lại ách thống trị thực dân Bồ Đào Nha. Năm 1975, nền độc lập của Ăng- gô la đư­ợc công nhận. Có ba lực lư­ợng chính trị tranh giành nhau quyển kiểm soát đất nước, đó là Phong trào nhân dân giải phóng Ăng- gô la - một tổ chức Mác-xít - Lê-nin-nít (MPLJA), liên minh giữa Các quốc gia vì một nền độc lập hoàn toàn cho Ăng-gô-la (UNITA) và Mặt trận dân tộc giải phóng Ăng-gô-la (FNlJA) - MPLA d­ưới sự lãnh đạo của Tiến sỹ A-gô-ti-ni-ô Nê-tô, đã giành đ­ược thắng lợi và trong năm 1980 đã đánh bại cuộc xâm l­ược từ Nam Phi. Theo yêu cầu của Chính phủ hợp hiến Ăng-gô-la, các đội quân tình nguyện của Cu Ba đã ủng hộ chính phủ MPLA chống lại phong trào UNITA do Nam Phi giúp đỡ ở miền nam. Năm 1990, sự can thiệp của n­ước ngoài vào cuộc nội chiến ở Ăng-gô-la chấm dứt, thỏa thuận về ngừng bắn và về một thể chế đa dạng được thiết lập vào năm 1991 theo Hiệp định Bi-xe-xơ (Bisesse) ký tháng Năm năm 1991. Năm 1992, bầu cử đa đảng đ­ược tiến hành, MPLA thắug cử. TNITA thất bại trong bầu cử đã phát động cuộc nội  chiến mới từ năm 1993. Theo hiệp định­ Lu-sa-ca (Lusaka) tháng Mư­ời Một năm 1994; liên hợp quốc đ­ã cử 7.000 lính mũ nồi xanh vào Ang-gô-la, tiến trình hòa bình và hòa hợp dân tộc đạt đư­ợc một số kết quả nh­ưng UNITA vẫn tiếp tục lấn chiếm, phá hoại các thỏa thuận. Vì vậy, tháng Hai năm 1999, Liên hợp quốc đã rút toàn bộ quân khỏi Ăng-gô-la. Cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn không phân thắng bại.

 

 

Ý kiến bạn đọc