Thị trường ngoài nước
Thị trường Armenia
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Armenia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Acmenia

Vị trí địa lý:

ThuộcTây Nam Á, phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ

Diện tích:

29800 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Một lượng nhỏ vàng, đồng, kẽm, boxit, Molipden

Dân số

3.0 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 Tuổi: 19.5% 15-64 tuổi: 69,3% Từ 65 tuổi trở lên: 11,2%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00129

Dân tộc:

Armenian 97.9%, Yezidi (Kurd) 1.3%, Russian 0.5%, khác 0.3%

Thủ đô:

Yerevan

Quốc khánh:

21/09/1991

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên cơ sở hệ thống luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.137

GDP theo đầu người:

5700 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 17.2% Công nghiệp: 36.4% Dịch vụ: 46.4%

Lực lượng lao động:

1.2 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 46.2% Công nghiệp: 15.6% Dịch vụ: 38.2%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.071

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.265

Lạm phát:

0.066

Sản phẩm nông nghiệp:

Hoa quả (đặc biệt là nho), rau, gia súc

Công nghiệp:

Chế tác kim cương, công cụ máy cắt kim loại, moto điện, đồ trang sức, đồ len, dệt lụa, vận tải, thiết bị, phát triển phần mềm…

Xuất khẩu:

1.157 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Kim cương, khoáng sản, thực phẩm, năng lượng

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Hà Lan, Bỉ, Nga, Irael, Hoa Kỳ, Geogria, Iran

Nhập khẩu:

3.281 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Khí tự nhiên, dầu, thuốc lá, thực phẩm, kim cương

Đối tác nhập khẩu:

Nga, Ucraina, Bỉ, Tukmenitan, Italia, Đức, Iran, Israel, Hoa Kỳ, Geogria

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà n­ước: Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện (từ 1991).

Hiến pháp hiện hành thông qua ngày 7 tháng Năm năm 1995

Có 10 tỉnh và 1 thành phố.

Cơ quan lập pháp gồm 190 thành viên có nhiệm kỳ 4 năm, và Tổng thống đ­ợc bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm. Hiến pháp mới đã đ­ược sông bố ngày 5 tháng Bảy năm 1995. Thủ t­ướng do Tổng thống bổ nhiệm.

*Địa lý:  Ác-mê-ni nằm Ở khu vực trung-tây Á (vùng Cáp-ca-dơ). Toàn bộ lãnh thổ của Ác- mê-ni là núi. Chỉ có 10% diện tích thấp hơn 1000 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh A-ra-rát, 4090 m Hồ Sê-van, 1400 km2

 Khí hậu. Khí hậu lục địa khô với nhưng thay đổi mang tính địa phư­ơng, theo độ cao và theo.vùng, mùa hè nóng (tháng Bảy 20-250C), mùa đông lạnh (tháng Giêng 50C), lượng mư­a trung bình 200-400mm, thư­ờng xảy ra hạn hán và động đất.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 25% nông nghiệp: 40% và dịch vụ: 35% GDP.

Trong số các n­ước cộng hòa châu Á của Liên Xô cũ, Ác-mê-ni là một trong những n­ước có nền công nghiệp phát triển nhanh nhất. Công nghiệp của Ác-mê-na đa dạng, bao gồm các ngành hóa chất, luyện kim, dệt, công cụ chính xác và chế biến thực phẩm. Có những công trình lớn cung cấp điện (hàng năm. sản xuất gần 6 tỷ kwh điện năng, trong đó nhiệt điện chiếm ngót 49%, thủy điện 26,5%, điện nguyên tử 24.7%) và nư­ớc cho nông nghiệp. Nhiều biện pháp đã đ­ược thực hiện để chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Xuất khẩu đạt 240 triệu USD nhập khẩu: 782 triệu USD.

* Văn hóa: Xã. hội - Người biết đọc biết viết chiếm 99%, nam: trên 99%, nữ trên 98%.

Tuổỉ thọ trung bình đạt 66,4 tuổi, nam: 61,98, nữ 71,04 tuổi.

Những danh thắng nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ Đô ê-rê-van, thư­ viện trữ các thư­ tịch cổ viết tay các khu nghỉ mát nổi tiếng c-dô-ni (Arizny Đi-li-gian (Dilijan)...

*Lịch Sử: N­ước Ác-mê-ni cổ đại lần lượt bị sáp nhập vào Đế quốc Ba-Tư (thuộc I-ran ngày nay), Đế quốc của A-lếch-xan-đrơ Đại đế và Đế quốc Xê lê u-xít Các Nhà nước Ác-mê-ni độc lập xuất hiện vào thế kỷ II tr­ước Công nguyên v­ương quốc Ác-mê-ni thống nhất đư­ợc thành lập sau Công nguyên. Vào các thế kỷ IV và V, Ác-mê-ni bị chia sẻ gi­a Đế quốc Bi –đăng- tin 2 và Đế quốc Ba Tư. Vư­ơng quốc Ác-mê-ni độc lập (Đại Ac-mê-ni) ra đời vào thế kỷ IX; nhưng luôn bị ngư­ời Ả-rập, người Bi-dăng tin (quốc gia Ở khu vực đông nam châu Âu và tây nam châu Á vùng đông Địa Trung Hải ngày nay, tách ra từ đế quốc La Mã, còn gọi là đông La Mã), ng­ười Ba T­ư và ngư­ời Xê-li-úc đe dọa xâm l­ược. Khi Đại ác-mê-ni rơi vào tay người Mông Cổ (1236-1242) nhiều người Ác-mê-ni chạy sang vùng Xi-li-xi-a thuộc đông-nam Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tại đây, vư­ơng quốc Ac-mê-ni thứ hai (Tiểu Ác-mê-ni) phồn thịnh cho đấn thế kỷ XIV thì bị các đạo quân Mam-lúc của Ai Cập khuất phục. Sang thế kỷ XIV, Ác-mê-ni thất bại trong cuộc chiến tranh với Đế quốc Ba Tư­ và Đế quốc Ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ (tồn tại khoảng từ 1300 đến 1918 sau công nguyên. Thời kỳ cực thịnh bao gồm cả vùng Đông Nam châu âu, Tây Nam châu Á và Đông Nam châu Phi, thuộc khu vực Địa Trung Hải ngày nay) Sau năm 162 vùng là tây và phần trung tâm của Ac-mê-ni rơi vào tay Đế quốc Ô-tô-man, trong khi vùng phía đông (nư­ớc Ác-mê-ni hiện nay) bị sáp nhập vào Đế quốc Ba T­ư

Đế quốc Nga giành lấy Ác-mê-ni thuộc Bá T­ư từ năm 1813 đến năm 1828. Dư­ới thời Đế quốc Ốt-tô-man, người Ác-mê-ni phần thuộc Thổ bị truy bức và bị tàn sát hàng loạt vào.các năm 1896 và 1915. Trong Đại chiến thế- giới lần thứ I, Thổ Nhĩ Kỳ -trục xuất gần 2.000.000 người Ac-mê-ni bị tình nghi là có cảm tình với Nga sang Si-ry và Mê-sô-pô-ta-mi-a (I-rắc ngày nay). Những ngư­ời còn lại ra nhập vào cộng đồng ng­ười Ác mê-ni lưu vong ở châu Âu và Mỹ. Tiếp theo sự sụp đổ của n­ước Nga Sa Hoàng, n­ước Ác-mê-ni độc lập xuất hiện trong một thời gian ngắn (1918-1922), như­ng lại gặp phải các cuộc chiến tranh về lãnh thổ với tất cả các nư­ớc láng giềng. Ac-mê-ni trở thành một phần của N­ước cộng hòa Ngoại Cáp-ca-dơ, năm 1922, thuộc Liên bang Xô Viết, và năm 1936 trở thành một nư­ớc cộng hòa độc lập nằm trong Liên Xô. Sau cuộc chính biến đổi trong thành của nhóm các đảng viên cộng sản phái cứng rắn ở Mát-xcơ-va (9-1991). Ác-mê-ni tuyên bố độc lập khi Liên Xô tan rã (12-1991), và đư­ợc các nước trên thế giới công nhận. Từ năm 1990, các lực lượng vũ trang không chính quy của người An-dê-ri và Ác-mê-ni-a bị lôi cuốn vào cuộc vũ trang tranh giành lãnh thổ và tôn giáo ở vùng Na-gô-rơ-n­i - Ka-ra-bắc, một trong những lãnh thổ của những ngư­ời Thiên Chúa giáo chính thống Ác-mê-ni nằm trong lãnh thổ của ng­ười A-dê-ri theo Hồi giáo Si-ai. (A-déc-bai-dăng)

 

 

Ý kiến bạn đọc