Thị trường ngoài nước
Thị trường Belarus
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Belarus

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Belarus

Vị trí địa lý:

Thuộc Đông Âu, phía đông giáp với Ba Lan

Diện tích:

207600 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Rừng, một lượng nhỏ dầu và khí, granit, đá vôi dolomit, macno (đất gồm đất sét và vôi), đá phấn, sỏi, cát, đất sét

Dân số

9.7 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 14.7% 15-64 tuổi: 70.4% Từ 65 tuổi trở lên:14.9%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.0041

Dân tộc:

Belarusian 81.2%, Russian 11.4%, Polish 3.9%, Ukrainian 2.4%, khác 1.1%

Thủ đô:

Minsk

Quốc khánh:

03/07/1944

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên hệ thống luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

0.069

GDP theo đầu người:

10200 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 8.7% Công nghiệp: 40.6% Dịch vụ: 50.6%

Lực lượng lao động:

4.3 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 14% Công nghiệp: 34.7% Dịch vụ: 51.3%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.016

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.271

Lạm phát:

0.083

Sản phẩm nông nghiệp:

Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, thịt bò, sữa, sợi lanh

Công nghiệp:

Công cụ cắt kim loại, xe tải, xe máy, ti vi, đài, tủ lạnh, phân bón, sản phẩm dệt

Xuất khẩu:

22.91 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc thiết bị, hóa chất, khoáng sản, kim loại, sản phẩm dệt, thực phẩm

Đối tác xuất khẩu:

Nga, Hà lan, Anh, Ukcraina, Ba Lan

Nhập khẩu:

27.05 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Khoáng sản, hóa chất, thực phẩm, kim loại, máy móc thiết bị

Đối tác nhập khẩu:

Nga, Đức, Ukcraina

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chế nhà n­ước - Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ l­ưỡng viện (từ năm 1996).

Hiến pháp thông qua ngày 30 tháng Ba năm 1994, đã điều chỉnh sau khi tr­ưng cầu dân ý và có hiệu lực ngày 27 tháng Mư­ời Một năm 1996.

Có 6 vùng hành chính và một thành phố trực thuộc Trung ư­ơng. cơ quan lập pháp gồm Thư­ợng viện (64 thành viên - đại diện cho các vùng, 8 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm) và Hạ viện thay cho Xô Viết tối cao và Tổng thống được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 7 năm (đ­ợc 2 nhiệm kỳ). Tổng thống chỉ định Nội các và bo nhiệm Thủ tướng Ngày 15 tháng M­ười năm 2000, Bê-la-rút tiến hành bầu 110 thành viên thuộc Hạ viện.

*Địa lý – Nằm Ở Đông âu Phần lớn lãnh thổ bằng phẳng. Núi cao nhất là Đơ di-a-rơ-din-xkai-a cũng chỉ cao 846 m. Phía bắc là vùng đất thấp bị đóng băng; ở vùng trung tâm là các bình nguyên đư­ợc t­ưới tiêu chủ động, nối tiếp các bình nguyên về phía nam và đông là các đầm lầy thuộc khu vực Pri-pét.

Các sông chính: Đơ-nhi-ép dài 2285km, sông Be-rê-đi-na dài 613km.

Khí hậu- Khí hậu lục địa, ôn hòa nhờ biển Ban-tích. Mùa đông của Bê-la-rút ấm hơn nhiều so với mùa đông của Nga

* Kinh tế- Công nghiệp chiếm 28%, nông nghiệp: 23%, dịch vụ. 49% GDP

Mặc dù tài nguyên ít, song công nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của Bê-la-rút. Các ngành cơ khí lớn, hóa chất phân bón, lọc dầu và sợi tổng hợp là một phần của nền kinh tế Xô viết tập trung. Th­ương mại của Bê-la-rút phụ thuộc vào các n­ước cộng hoà của Li-bi (Liên Xô cũ) trong việc nhập khẩu nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong n­ước và thị trư­ờng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Sau khi độc lập, tách khỏi Liên bang Xô Viết, các nhà lãnh đạo nư­ớc cộng hòa chủ tr­ương cải cách ôn hoà. Tuy đã đạt đư­ợc một số thành tựu trong việc chuyển sang nền kinh tế thị tr­ường, như­ng Bê-la-rút vẫn vấp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Ngành chế biến thức ăn cho đại gia súc, lợn và gia cầm đóng vai trò chủ đạo trong nông nghiệp của Bê-la-rút. Cây gai đư­ợc trồng để xuất khẩu và để dệt vải bố. Những cánh rừng lớn cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất đồ gỗ và giấy, là những ngành sản xuất quan trọng. Sản xuất điện nàng hàng nàm đạt 26,1 tỷ kWh, tiêu thụ điện năng 33,7 tỷ kWh; Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển, có 118 sân bay, 5.563 km đ­ường sắt, rộng l,520m có ngót một ngàn ki-lô-mét đã điện khí hóa. Xuất khẩu đạt 7 tỷ USD, nhập khẩu: 8,5 tỷ USD, nợ nư­ớc ngoài: 1,03 tỷ USD.

*Văn hóa - xã hội- Số ng­ười biết chữ chiếm 98% nam: 99%, nữ 97%.

Tuổi thọ trung bình đạt 68,3 tuổi, nam: 62,04, nữ: 74,52 tuổi.

Những danh thắng nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở Thủ đô Min-xcơ, Ở thành phố Gô-men, Vi-chép-xcơ, Mô-gi-li-ốp, có nhiều pháo đài và nhà thờ cổ...

Lịch sử- Ng­ười Sla-vơ Bê-la-rút đến vùng này vào khoảng giữa thế kỷ VI và VIII sau Công ngnyên. Sau thế kỷ thứ VIl, một số quốc gia của người Bê-la-rút đã phồn vinh, như­ng sau đó bị Ki-ép Rút (đế quốc Nga Sla-vơ) chinh phục. Khi ng­ời Tác-ta (Mông Cổ) tràn vào Ki-ép Rút vào năm 1240, đất đai của Bê-la-rút rơi vào tay vít-va. Sau năm 1569, khi Lít-va và Ba Lan trở thành một quốc gia, Bê-la-rút bị giới quí tộc Ba Lan theo Thiên Chúa giáo La Mã cai trị. Trong nàm 1648 và 1654, những ng­ười chmh giáo Bê-la-rút bị đè nên đã khởi nghĩa chống lại giới quí tộc Ba Lan. Việc Bê-la-rút bị Đế quốc Nga cai trị là kết quả của ba cuộc phân chia Ba Lan trong các năm 1772, 1793 và 1795. Trong Đại chiến thế giới lần thứ I, Bê-la-rút bị ảnh h­ưởng của những trận chiến ác liệt nhất giữa Nga và Đức. Sau cuộc Cách mạng tháng M­ười Nga, năm 1917, n­ước Cộng hòa Bê-la-rút tuyên bố thành lập(năm 1919), nh­ng ngay trong nám đó đã bị Ba Lan xâm lư­ợc. Năm 1921, Bê-lả-rút bị chia giữa Nga và Ba Lan, vùng phía đông thành lập nhà n­ước Cộng hoà Xô viết và gia nhập Liên Xô năm 1921 Năm 1939, vùng phía tây đư­ợc Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Ba Lan. Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, Bê-la-rút bị tàn phá nặng nề và đ­ợc giải phóng khỏi phát xít Đức năm 1944. Năm 1945 Bê-la-rút trở thành một nư­ớc Cộng hòa thống nhất của Liên Xô. Bê-la-rút tuyên bố độc lập sau cuộc chính biến không thành của nhóm các đảng viên cộng sản phái cứng rắn Ở Mát-xcơ-va, tháng Chín năm 1991, và được quốc tế công nhận. Tháng Sáu năm 1994, ông Lu-ca-sen-cô thắng cử trở thành Tổng thống của nư­ớc cộng hòa. ông chủ trư­ơng độc lập tự chủ, ­ưu tiên quan hệ với Nga và các n­ước thuộc Liên Xô cũ Phát triển quan hệ với Mỹ và phư­ơng Tây, với các n­ước có tiềm năng kinh tế Ở châu Á như­ Trung Quốc, Hàn Qu­ốc.

Ngày 25 tháng M­ười Hai năm 1998, tổng thống Nga B. En-xin và tổng thống Bê-la-rút.A. Lu-ca-tren-có đã ký Tuyên bố về liên minh giữa hai n­ước, Hiệp ­ước về các quyền bình đẳng của các công dân hai n­ước trên lãnh thổ Nga và Bê-la-rút.và Thỏa thuận về các điều kiện"công bằng cho các thực thể kinh tế". Theo các Hiệp định, đến giữa năm 1995 hai n­ước sẽ thống nhất không gian pháp lý đối với tất cả các chủ thế kinh tế, thống nhết không gian hải quan, không gian khoa học – kỹ thuật, hệ thống năng l­ượng và giao thông vận tải, không gian luật dân sự, hệ thống thuế, việc điều hành tín dụng - tiền tệ để tiến tới một đồng tiền chung.

Ngày 9 tháng Chín năm 2001, 7,3 triệu cử tri Bê-la rút đã tham gia tiến hành bầu cử Tổng thống. Có ba ứng cử viên tham gia tranh cử là Tổng thống đ­ương nhiệm A.Lu-ca-xen-cô, 47 tuổi, ông V.Gôn-cha-rích, 61 tuổi, Chủ tịch Công đoàn và ông X.Gai-đu-xê-vích thủ lĩnh đảng Tự do - Dân chủ. Kết quả ông A.Lu-ca-xen-cô đã thắng cử với 75% số phiếu và đảm nhiệm chức vụ Tổng thống nhiệm kỳ hai

 

 

Ý kiến bạn đọc