Thị trường ngoài nước
Thị trường Benin
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Benin

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Benanh

Vị trí địa lý:

Thuộc Tây Phi, đường biên giới eo Bight của Benin giữa NigeriaTogo

Diện tích:

112620 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Có trữ lượng dầu nhỏ ngoài khơi, đá vôi, đá cẩm thạch, gỗ

Dân số

8.1 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 43.9% 15-64 tuổi: 53.7% Từ 65 tuổi trở lên: 2.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02674

Dân tộc:

Fon 39.2%, Adja 15.2%, Yoruba 12.3%, Bariba 9.2%, Peulh 7%, Ottamari 6.1%, Yoa-Lokpa 4%, Dendi 2.5%, khác 4.5%

Thủ đô:

Porto-Novo

Quốc khánh:

01/08/1960

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên cơ sở hệ thống luật dân sự của Pháp cùng với luật theo phong tục tập quán

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.045

GDP theo đầu người:

1500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 33.2% Công nghiệp: 14.5% Dịch vụ: 52.3%

Lực lượng lao động:

3.85 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

N/A

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.374

Lạm phát:

0.025

Sản phẩm nông nghiệp:

Bông, ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, đậu, dầu cọ, điều, gia súc

Công nghiệp:

Dệt, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, xi măng

Xuất khẩu:

708.7 triệu (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Bông, hạt điều, sản phẩm dệt, sản phẩm từ cọ, hải sản, hạt bơ

Đối tác xuất khẩu:

Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Hà Lan, Niger, Togo, Nigeria

Nhập khẩu:

976.3 triệu (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Thực phẩm, sản phẩm từ dầu khí

Đối tác nhập khẩu:

Trung Quốc, Pháp, Thái Lan

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chế nhà nư­ớc- Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1991).

Hiến pháp thông qua tháng Mư­ời Hai năm 1990. Có 6 tỉnh là những đơn vị hành chính trực thuộc Trung ­ương. Tổng thống đ­ược bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm (đtlợc quyền tái cử một nhiệm kỳ). Quốc hội có 83 đại biểu đư­ợc bầu theo phổ thông dầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

 *Địa lý-  Nằm Ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dư­ơng. Vùng tây bắc của Bê- nanh có khối núi A-ta-cô-ra Ma-síp, cao 635 m. Tại vùng đông bắc, các đồng bằng thoải dần về thung lũng Ni-giê. Bình nguyên ở vùng giữa Bê- nanh nghiêng về phía nam và đư­ợc tiếp nối bởi một bình nguyên màu mỡ và thấp hơn. Phía trước đồng bằng hẹp ven biển là các hồ n­ước mặn.

Khí hậu.: Miền bắc có khí hậu nhiệt đới, miền nam có khí hậu xích đạo nóng và ẩm.

*Kinh tế- Công nghiệp chiếm 14%, nông nghiệp: 34%, dịch vụ: 52% GDP.

Kinh tế dựa vào nông nghiệp, chiếm trên 70% lực l­ượng lao động. Sản phẩm l­ương thực chủ yếu là sắn, khoai lang, ngô. Sản phẩm thư­ơng mại chính là dầu cọ. Vào cuối những năm 1980, kinh tế kế hoạch tập trung bị bãi bỏ, nhường chỗ cho kinh tế thị trư­ờng. Điện năng sản xuất hàng năm là 6 triệu kWh, tiêu thụ 276 triệu (nhập khẩu 270 triệu kWh/năm).

Xuất khẩu đạt 396 triệu USD, nhập khẩu: 566 triệu USD; nợ n­ước ngoài 1,6 tỷ USD.

*Văn hóa -  xã hội-  Số ng­ười biết đọc, biết viết chiếm 37% nam: 48,7%, nữ: 25,8%.

Giáo dục theo mô hình của Pháp; năm 1974 dự định cải cách, nh­ưng không thành công. Từ năm 1990 đã cho mở thêm các trư­ờng t­ư thục và các trường công giáo. Tuy vậy, trẻ em vẫn thất học nhiều, số trẻ em học xong tiểu học chỉ có 10% tiếp tục học lên trung học. Có một tr­ường đại học ở A-bô-mây- Ca-la-vi đào tạo cán bộ y tế và một vài tr­ường đào tạo về quản lý và sư phạm. Công tác chăm lo sức khỏe của nhân dân yếu cầu thiếu thầy thuốc và thiết bị còn quá lạc hậu, các bác sĩ giỏi đều ra nước ngoài làm việc.

Tuổi thọ trung bình đạt 50,18 tuổi, nam: 49,24 và nữ: 51,11 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Khu bảo tồn trò chơi ở Pen-đan, các viện bảo tàng và cung hoàng gia ở A-bô- mây, du lịch bằng thuyền Ở các làng đánh bắt cá Gan-vi-e...

*Lịch sử- Theo một số tài hệu thì ngư­ời Bồ Đào Nha-đến khai thác Bê nanh (Đa-hô-mây) vào thế kỷ XV. Cuối thế kỷ XVI, nhiều vư­ơng quốc đến xâm l­ược vùng này (nơi những người A-di-a cư­ trú) như­ các vư­ơng quốc A-la-da, A-di-at-xê và Đa-hô-mây. Vư­ơng quốc Đa-hô-mây ra đời vào năm 1625 -Vào thế kỷ XVII, việc mở rộng lãnh thổ và phát triển kinh tế được tiếp tục dưới triều đại của A-ga-di-a và Bếch-bơ-xu. Chế độ quân chủ được thiết lập ở Đa-hô-mây. Cuối thế kỷ XVII Đa-hô-mây xung đột với v­ương quốc U-ru-ha hùng mạnh ở phía đông Hai n­ước này đánh nhau ba lần: 1680, 1726-1730 và 1739-1748.

Người Ô-y-ô chiến thắng và sáp nhập lãnh thổ Đa-hô-mây vào lãnh thổ của mình. Những cuộc chiến tranh dó và các cuộc nội chiến khiến cả Ô-y-ô và Đa-hô-mây đều suy yếu. Đa-hô-mây đ­ược giải phóng vào thế kỷ XVIII có những tiến bộ mới về chính trị và th­ương mại dư­ới triều đại của Ghê-dô (1818-1858) của Gờ-lê-gờ-lê (1858-1889).

Anh và Pháp đua nhau can thiệp vào đất n­ước Đa-hô-mây với hy vọng kiểm soát việc giao lư­u ở cửa ngõ Ni-giê. Năm 1861, các tu sĩ ng­ười Pháp được quyền cư trú tại vùng Ui-đa. Năm 1863, nước Pháp tìm cách đãt quyền bảo hộ của họ Ở Ui-đa. Năm 1890, Pháp đặt quyên bảo hộ của mình tạ Poóc-tô-Nô-vô. Hai năm sau, Pháp tiến công Đa- hô-mây. Chiến sự nên ác liệt. Năm 1894, ng­ười Pháp bắt đ­ược vua Bê-han-danh và đem đi đày. Pháp nắm đ­ược quyền kiểm soát Đa-hô- mây và từ 1910, Đa-hô-mây thành thuộc địa Bê-nanh của Pháp. Ngư­ời Pháp bắt đầu khai thác trực tiếp các tài nguyên của Bê-nanh, đặc biệt. là các dồn đlền cọ lầu. Các cố đạo ra sức truyền giáo và góp phần vào việc phát triển học thuật ở thuộc địa vào thế kỷ XX. Từ năm 1945, thuộc địa này có nghị sĩ Quốc hội đư­ợc bầu vào nghị viện Pháp. Năm 1958, Đa-hô-mây trở thành thành viên Khối liên hiệp Pháp. Tháng Tám năm 1960, Đa-hô-mây giành đư­ợc độc lập. Năm 1967 xảy ra đảo chính; tháng Mư­ời năm 19,72 thiếu tá M. Kê-rê-cu làm đảo chính, Đảng Nhân dân Cách mạng của Kê-rê-cu lên nắm quyền. Năm 1975, Tổng thống Ma-thi-ơ Kê-rê-cu tuyên bố đổi tên là n­ước Cộng hòa Bê-nanh. Bầu cử đư­ợc thực hiện từ nàm 1991.

 

 

Ý kiến bạn đọc