Thị trường ngoài nước
Thị trường Botswana
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Botswana

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Botswana

Vị trí địa lý:

Nước nằm ở miền nam châu Phi, giáp với phía Bắc của Nam Phi

Diện tích:

600370 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Kim cương, đồng, niken, muối, natricabonat khô, kalicabonat khô, than đá, quặng sắt, bạc

Dân số

1.8 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 35.8% 15-64 tuổi: 60.3% Từ 65 tuổi trở lên: 3.9%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01503

Dân tộc:

Tswana (hoặc Setswana) 79%, Kalanga 11%, Basarwa 3%, khác, bao gồm Kgalagadi và người da trắng 7%

Thủ đô:

Gaborone

Quốc khánh:

30/09/1966

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên luật của La Mã - Hà Lan và luật theo phong tục tập quán

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.047

GDP theo đầu người:

14700 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 1.6% Công nghiệp: 51.5% (Bao gồm: 36% khai mỏ) Dịch vụ: 46.9%

Lực lượng lao động:

288400 (người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

N/A

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.238

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.303

Lạm phát:

0.072

Sản phẩm nông nghiệp:

Vật nuôi, đậu, hoa hướng dương, kê, ngô

Công nghiệp:

Kim cương, đồng, niken, muối, natricabonat khô, kalicacbonat khô, dệt

Xuất khẩu:

4.798 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Kim cương, đồng, niken, natricabonat khô, thịt, dệt

Đối tác xuất khẩu:

EFTA 87%, SACU 7%, Zimbabwe 4%

Nhập khẩu:

2.766 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Thực phẩm, máy móc, sản phẩm điện, thiết bị vận tải, dệt, nhiên liệu và các sản phẩm từ dầu lửa, gỗ và các sản phẩm giấy, kim loại và các sản phẩm từ kim loại

Đối tác nhập khẩu:

SACU, EFTA, Zimbabwe

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế - nhà n­ước - Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, một viện (từ năm 1966).

Hiến pháp thông qua tháng Ba năm 1965, ban hành ngày 30 tháng Chín năm 1966, sửa đổi lần cuối năm 1997.

Có 16 khu và 4 thành phố lớn là các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ­ương.

Quốc hội gồm 44 thành viên, trong đó có 40 thành viên được bầu bằng tuyển Cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 nãm, 4 thành viên còn lại do đảng đa số chỉ định. Ngoài ra còn có Hội đồng cố vấn (Thư­ợng viện) gồm 1 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm bao gồm thủ lĩnh của 8 bộ lạc, 4 thủ lĩnh nhỏ được bầu và 3 còn lại do 12 thành viên bầu chọn. Phát ngôn viên của Quốc hội và Tổng giám mục không có quyền bỏ phiếu. Tổng thống do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm (đ­ược hai nhiệm kỳ). Tổng thống chủ tọa và bổ nhiệm các thành viên của  Nội các

* Địa lý - Thuộc phía Nam châu Phi, phía đông là một bán sa mạc bằng phẳng, rồi dến vùng bình nguyên và sa mạc tiếp theo là Ka-la-ha-ri, phía tây là đầm lầy ô-ka-van-gô.

Sông chính: Lim-pô-pô, 1770 km; Ô-ka-van-gô

Khí hậu -  Khí hậu cận nhiệt đới với những đợt nhiệt độ lên rất cao. Thỉnh thoảng nhiệt độ xuống dư­ới 0 độ C. Phần lớn lãnh thổ Bốt-soa-na bị nạn thiếu n­ước.

*Kinh tế- Công nghiệp chiếm 46%, nông nghiệp 4% và dịch vụ: 50% GDP.

Phần lớn lực lư­ợng lao động của Bốt-soa-na làm nghề chăn thả gia súc và trồng trọt. Khai thác kim c­ương, đồng, ni-ken và than là ngành kinh tế chủ đạo. Xuất khẩu đạt 2,3 tỷ US nhập khẩu 2,05 tỷ USD; nợ n­ước ngoài: 651 triệu USD; Sản xuất điện năng hàng năm 1 tỷ kWh, tiêu thụ 1,619 tỷ kWh.

* Văn hóa - xã hội-  Số người biết chữ đạt 69, 8%, nam: 80,5% và  nữ: 59,9%.

Bốt-soa-na là n­ước có tỷ lệ số học sinh học xong bậc tiểu học cao nhất châu Phi. Năm 1987, Nhà nước xóa bỏ chế độ đóng học phí là một bư­ớc quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở n­ước này. Hệ thống trung học ở nông thôn hầu như­ không có. Cả n­ước có một trư­ờng đại học tổng hợp và một bách khoa ở thủ đô, có 6 trường cao đẳng s­ư phạm, một tr­ờng cao đẳng nông nghiệp, và một học viện y khoa. Thanh niên ra n­ước ngoài học đại học ngày càng nhiều.

Y tế tư­ơng đối phát triển Ở thành phố và thị trấn, nguồn n­ước sạch tốt. Tuy vậy, các bệnh AIDS, sốt rét, tâm thần và bệnh sởi tăng nhanh. Tuổi thọ trung bình đạt 39,27 tuổi, nam: 8,63 nữ: 39,9 tuổi. 
               Những danh thắng nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô Ga-bô-rô-nê, công viên quốc gia Xô-bê, khu bảo tồn thực động vật hoang dã, sa mạc Ca-la-ha-ri, các đầm lầy ở  Ô-ka-van-gô...

             *Lịch sử - Từ năm 1813, những ng­ười truyền đạo Anh bất đầu hoạt động tích cực ở khu vực này. Và sau đó, vào năm 1895, đã biến Bê-chu-a-na-lan (tên cũ của Bốt-xoa-na) thành xứ bảo hộ của Anh. Bốt-xoa-na phát triển chậm. Nhiều ngư­ời gốc Phi ở Bốt-xoa-na buộc phải tìm việc làm Ở Nam Phi. Chủ nghĩa dân tộc phát triển muộn, tháng Ba năm 1965, Sê- rét-sê Kha-ma (Seretse Khama) thủ lĩnh Đảng Dân chủ Bót-xoa-na, thắng cử và đư­ợc chỉ định làm Thủ t­ướng. Bốt-xoa-na đ­ược trao trả độc lập một cách ôn hòa vào năm 1966 - nước Cộng hòa Bốt-xoa-na ra đời và ông Sê-rét-sê Kha-ma đ­ược bầu làm Tổng thống. Dư­ới thời của Tống thống đầu tiên, ông Sê-rét-sê Kha-ma 1966-1980, và người kế nhiệm của ông Q. Ma-xi-rê thuộc đảng Dân chủ Bốt-xoa-na, Bốt-xoa-na đã thành công trong việc duy trì nền dân chủ

 

 

Ý kiến bạn đọc