Thị trường ngoài nước
Thị trường Bulgaria
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Bulgaria

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Bungari

Vị trí địa lý:

Thuộc Đông Nam Âu, giáp với biển Đen, giữa Romani và Thổ Nhĩ Kỳ

Diện tích:

110910 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Boxit, đồng, chì, kẽm, than đá, gỗ xẻ, đất trồng trọt

Dân số

7.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 13.9% 15-64 tuổi: 68.7% Từ 65 tuổi trở lên: 17.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00387

Dân tộc:

Bulgarian 83.9%, Turk 9.4%, Roma 4.7%, khác 2%

Thủ đô:

Sofia

Quốc khánh:

03/03/1878

Hệ thống luật pháp:

Luật dân sự và luật hình sự dựa trên cơ sợ luật La Mã

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.061

GDP theo đầu người:

11800 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 8.1% Công nghiệp: 31.3% Dịch vụ: 60.7%

Lực lượng lao động:

3.44 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 8.5% Công nghiệp: 33.6% Dịch vụ: 57.9%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.08

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.141

Lạm phát:

0.078

Sản phẩm nông nghiệp:

Rau, hoa quả, thuốc lá, rượu, lúa mì, lúa mạch, hoa hướng dương, củ cải đường, vật nuôi

Công nghiệp:

Điện, khí, nước, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, máy móc thiết bị, kim loại cơ bản, sản phẩm hóa chất, coca, lọc dầu, năng liệu nguyên tử

Xuất khẩu:

19.77 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Quần áo, sản phẩm giầy dép, sắt và thép, máy móc thiết bị, nhiên liệu

Đối tác xuất khẩu:

Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Đức, Hi Lạp, Bỉ, Pháp

Nhập khẩu:

28.79 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc và thiết bị, kim loại cơ bản và quặng, hóa chất và nhựa, nhiên liệu, khoáng sản, và nguyên liệu thô

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp, Trung Quốc, Pháp, Rumani

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà n­ước: Theo thể chế Cộng hòa l­ưỡng tính (nhị hợp - dân chủ nghị viện), chế độ một viện (từ năm 1991).

Hiến pháp hiện hành thông qua ngày 12 tháng Bảy năm 1991.

 Có 9 tỉnh là những đơn vị hành chính trực thuộc Trung ­ương. Quốc hội Bun-ga-ri gồm 240 thành viên đ­ợc bầu theo chế độ tỷ lệ đại diện, tiến hành 5 năm một lần bàng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Tổng thống đ­ược bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ t­ướng. Thủ t­ướng lập và điều hành Nội các.

* Địa lý - Nằm ở đông-nam châu Âu. Dãy núi Ban-căng, chạy từ đông sang tây, đi qua vùng miền trung của Bun-ga-ry. Phía bắc là các đồi thấp, thung lũng sông Ma-rít-sa, nghiêng dần về phía sông Đa-nuýp. Phía nam có một dải đất thấp nàm giữa dãy núi Ban-căng và vùng núi cao hiểm trở Rô-đô-pê, trong đó có đỉnh Mu-sa-la, cao 2.925 m. Đây là đỉnh núi cao nhất Ở Bun-ga-ry.

Các sông chính: Sông Đa-nuýp, 2.850 km (470 km chảy trên đất Bun-ga-ri), sông Ma-rít-sa.

Khí hậu: Vùng lục địa phía bắc có mùa hạ ấm, mùa đông lạnh. Tại vùng đông nam, khí hậu mang tính chất Địa Trung Hải rõ rệt hơn.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 29%, nông nghlệp: 21% và dịch vụ: 50% GDP.

Với đất đai màu mỡ và một số tài nguyên tự nhiên, nền kinh tế Bun ga-ri có một nền tảng nông nghiệp vững chắc, chuyên về sản xuất ngũ cốc như­ lúa mì, ngô, mạch, các loại hoa quả (nho) và thuốc lá với sản l­ượng ngày càng tăng. Bun-ga-ri đ­ược mệnh danh là xứ sở của hoa hồng. Sản xuất được tổ chức trong các hợp tác xã đư­ợc cơ khí hóa, có qui mô lớn. Sản phẩm nông nghiệp là nguyên hệu cho các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, rư­ợu nho và thuốc lá. Các ngành quan trọng khác là cơ khí, phân bón và hóa chất; Sản xuất điện năng đạt 38,5 tỷ kWh, tiêu thụ 35,5 kWh. Các mô hình th­ương mại của Bun-ga- ri thay đổi khi Khối th­ương mại Đông âu tan rã; xuất khẩu 3,8 tỷ USD, nhập khẩu 5,3 tỷ USD; nợ n­ước ngoài: 10 tỷ USD. Các thử nghiệm về kinh tế thị trường đã đư­ợc tiến hành từ đầu những năm 90.

Năm 1997, lạm phát vẫn ở mức 279%, GDP giảm 8%. Hiện nay, kinh tế đang dần dần hồi phục.

*Văn hóa - xã hội - Số ng­ười biết đọc, biết viết chiếm trên 98%, nam: 99%, nữ: 98%

 Giáo dục bắt buộc miễn phí 8 năm, ai học lên bậc trung học  cũng đư­ợc miễn phí. Trong các trờng chú ý đào tạo khoa học - kỹ thuật, nh­ưng trang thiết bị thiếu và lạc hậu. Hệ thống y tế quốc gia chăm sóc sức khỏe miễn phí cho mọi ng­ười nh­ưng trang thiết bị còn nghèo nàn cơ sở y tế tư­ nhân bắt đầu phát triên.

Tuổi thọ trung bình đạt 70,91 tuổi, nam: 67,45, nữ: 74,56 tuổi.

 Những danh thắng nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Nhà thờ Hồi giáo thời Trung cận đại, nhà thờ thánh Gioóc, viện bảo tàng khảo cổ học, Nhà thờ A-lếch-xăng-đrơ Nhép-xki, thành phố nghỉ mát Va-căng. Ng­ười Xla-vơ cư­ trú ở đây từ thế kỷ VI, sau có thêm ng­ười Bun -ga-ri nói tiếng Thổ. Từ năm 681 đến 1018, Đế quốc Bun-ga-ri đầu tiên phát triển và thống trị cả vùng Ban-căng. Dư­ới triều của Si-mê-ôn I (893-927- Đê quốc Bun-ga-ri đe dọa cả quốc gia Công-xtăng-ti-nốp (tức dế quốc Bi- dăng-tin), như­ng vào năm 1014 bị đế quốc Bi-dăng-tin đánh bại. Đế chế Bun-ga-ri thứ.hai (1185-1393) đã phải lùl dần trư­ớc sư bành tr­ướng của Đế quốc ôt-tô-man (1362-1393) của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm thế kỷ cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ đã biến ng­ừời Bun-ga-ri thành các nông dân thất học, song ký ức dân gian về một quá khứ vinh quang vẫn không lụi tắt. Phần lớn ng­ười Bun-ga-ri theo Thiên chúa giáo và vào thế kỷ XIX đã có một cuộc phục hư­ng dân tộc nhằm khôi phục lại nhà thờ độc lập và b­ước đầu khôi phuc Nhà n­ước dân tộc. Can thiệp của nư­ớc Nga dẫn đến sự ra đời của nhà thờ Bun ga-ri (1870) và nhà nư­ớc Bun-ga-ri (1870). Nhà nư­ớc Bun-ga-ri là một Nhà nư­ớc tự trị cho đến 1908, và là một vương quốc độc lập cho đến 1946. Tuy nhiên đ­ường biên giới đư­ợc thiết lập tại Hội nghị Béc-lin (1878) đã không làm cho người Bun-ga-ri thỏa mãn. Họ đã tiến hành 5 cuộc chiến tranh để giành lại những phần đất đ­ược hứa hẹn tr­ước đây trong Hiệp tước San Xtê-pha-nô (1877). Trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên (1885 và 1912), Bun-ga-ri đã giành được thắng lợi song trong cuộc chiến tranh Ban-căng cuối cùng (1913), trong Đại chiến thế giới lần thứ I (1915-1918) và thứ II (1941-1944), họ Ở bên bại trận và bị mất đất. Sau khi Hồng quân Liên Xô vào (1944), một chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa liên minh chặt chẽ với Liên Xô được thành lập và vua bị trục xuất (1946). Sau các cuộc biểu tình năm 1989, những ngư­ời cải cách đã thay thế nhà lãnh đạo Tô-đo Díp-cốp (nắm quyền từ 1954). Bầu cử tự do được tiến hành năm 1990.

Cũng như các nước Đông Âu khác, sau khi chủ nghĩa xã hội rơi vào khủng hoảng, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của họ là hòa nhập với EU, chú trọng quan hệ với Mỹ, Tây Âu. Chính quyền hiện nay đang xin gia nhập NATO, coi đây là hướng ưu tiên chiến lược của họ. Bun-ga-ri cũng coi trọng phát triển quan hệ với nước láng giềng với Nga, SNG, Đông Âu và quan tâm hơn tới các nước Châu Á

Ngày 19 tháng 4 năm 1997, Quốc hội được bầu lại có 5 đảng chính trị tham gia. Liên minh các lực lượng dân chủ nắm quyền (Chiếm 137/240 phiếu trong Quốc hội) cho đến ngày 17 tháng 6 năm 2001, khi Bun-ga-ri tiến hành bầu cử Quốc hội khóa mới. Kết quả bầu cử lần này có 4 đảng đủ điều kiện tham gia Quốc hội là Phong trào dân tộc Xi-mê-ôn Đệ nhị (NMS II) của cựu Quốc vương Bun-ga-ri Xi-mê-ôn Đệ nhị (66 tuổi bị lưư vong 55 năm ở nước ngoài, là một doanh nhân thành đạt ở Tây Ban Nha) đạt 43% phiếu, giành 120 ghế/240 ghế Quốc hội, liên minh các lực lượng dân chủ (UDF) của đương kim thủ tướng I-van Cô-xtốp giành 51 ghế, đảng xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri, giành 48 ghế, liên minh của người Bun-ga-ri gốc Thổ Nhĩ Kỳ mà đại diện là “Phong trào vì quyền tự do” (MRF) giành 21 ghế. Theo luật thì NMS II chưa chiếm đa số, vì vậy, phải liên minh với các phe phái khác thành lập Chính phủ

Ngày 15 tháng 7 năm 2001, tổng thống  Bun-ga-ri Pê ta Xtôi-a-nốp đã ký sắc lệnh chính thức bổ nhiệm Cựu quốc vương Xi-mê-ôn  làm thủ tướng  Bun-ga-ri

Qua hai vòng bầu cừ ngày 11 và 18 tháng 11 năm 2001, ông Giê-oóc-gi Pác-va-nốp người theo phong trào “Vì nước Bun-ga-ri” của Liên minh cánh tả đã trở thành Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên của thiên niên kỷ mới

 

 

Ý kiến bạn đọc