Thị trường ngoài nước
Thị trường Chile
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên chính thức

Cộng hoà Chi Lê

Ngày độc lập

18/9/1810

Diện tích

756.626 km 2

Dân số

16.598.074 người (2006 - ECLAC)

Loại hình Chính phủ

Cộng hoà dân chủ. Lưỡng viện và ba ban

Đứng đầu nhà nước

Tổng thống Michelle Bachelet(nhiệm kỳ 2006 – 2010)

Website

www.gobiernodeChiLê.cl
www.presidencia.cl

Thủ đô

Santiago

Ngôn ngữ

Tiếng Tây Ban Nha

Đồng tiền
Vị trí địa lý

Pê sô Chi Lê
Nam Mỹ


1.1) Địa lý

Diện tích:
Tổng diện tích: 2.006.096 km2 ( bao gồm Chi Lêan Antartic)
Chi Lê lục địa: 756.626 km2

Giáp giới :
Phía Bắc: Peru
Phía Đông Bắc: Bolivia và Ac hen ti na
Phía Đông và Đông Nam: Ac hen ti na
Phía Tây: Thái Bình Dương
Phía Nam: Drake Passage

Đường bờ biển :
Đường bờ biển của Chi Lê dài 4.500 km, bao gồm các quần đảo và các kênh phía nam Puerto Montt.

Lãnh thổ tự trị :
Lãnh thổ tự trị của Chi Lê bao gồm một số đảo ở Thái Bình Dương đã tuyên bố là một khu vực của Antarctica.

Các trung tâm đô thị chính :
Ngoài Thủ đô Santiago với dân số khoảng 6.000.000 người, Chi Lê còn có một số Thành phố lớn khác như: Valparaíso, Concepción, Viña del Mar, Talcuhuano, Temuco, Antofagasta

1.2) Khí hậu

Miền Bắc
Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu ở Chi Lê rất đa dạng. Phía Bắc Chi Lê có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt.

Miền Trung
Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình ở mức 26 0 C vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 13 0 C vào ban đêm. Khí hậu ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, với nhiệt độ cao nhất là 30-33 0 C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10-15 0 C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 0 0 C.

Miền Nam
Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia, khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió.

Khu vực đảo
Thời tiết ở đảo Easter và Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm.

1.3) Xã hội

 

 

Dân số

Theo số liệu điều tra của Hội đồng kinh tế khu vực Mỹ la tin và Caribean (Economic Commission far Latin America and the Caribean - ECLAC), thời điểm tháng 6 năm 2006, Chi Lê có 16.598.074 người. Trong đó 2/3 số dân tập trung ở khu vực trung tâm đất nước.

Thủ đô Santiago de Chi Lê: khoảng 6 triệu dân
Tuổi thọ: 75,2 năm tuổi
Tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh: 1% (2000)
Số người ở độ tuổi 15-49 mắc HIV/AIDS: 0,3% (2001)
Tỷ lệ biết chữ: 94,6%
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha. Cộng đồng người dân tộc thiểu số còn nói tiếng Mapuche, Aymara và Quechua

Tôn giáo

Thiên chúa giáo La mã: 77%
Phái Phúc âm: 12%
Tôn giáo khác: 4%
Thuyết Vô thần: 6%

Các đảng phái chính trị
Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng Xã hội Chủ nghĩa, Đảng Dân chủ, Đảng Dân chủ Xã hội Cấp tiến, Đảng Phục Quốc, Liên minh Dân chủ Độc lập.

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Chi Lê được đánh giá là một quốc gia có nền kinh tế thị trường mở, một quốc gia có chính sách thông thoáng nhất khu vực Mỹ la tinh.

Vào trước năm 1973, biểu Thuế nhập khẩu của Chi Lê khá cao, tất cả các mặt hàng đều chịu mức thuế 200%, làm hạn chế ngay việc khẩu nguyên liệu, kìm hãm sản xuất, đồng thời gia tăng việc buôn lậu. Chi Lê đã hạ dần biểu Thuế nhập khẩu xuống 12% vào năm 1995, sau đó mỗi năm hạ 1%. Mức thuế suất 6% được duy trì từ năm 2003 cho đến nay. Trong một vài năm tới, Chính phủ Chi Lê đang có chủ trương trình quốc hội hạ mức Thuế nhập khẩu còn 4%. Việc áp dụng một mức Thuế nhập khẩu thấp và duy nhất, khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu chấp hành nghiêm chính sách, làm giảm đáng kể buôn lậu, Chính phủ không tốn chi phí cho công tác chống buôn lậu. Với chính sách này, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đầu tư về công nghệ nâng cao chất lượng, giảm giá thành thành sản phẩm, để cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu, người dân trong nước được hưởng thành quả này với hàng hoá có chất lượng cao và giả rẻ. Rất nhiều doanh nghiệp đã không có khả năng thích nghi được với quá trình này đã bị phá sản, Chính phủ chấp nhận tạo ra một tỉ lệ rất cao về thất nghiệp, để đạt tới sự hoàn thiện như hiện nay.

Chính phủ Chi Lê đã bắt đầu một quá trình xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm của Chi Lê trên thị trường thế giới một cách thành công thông qua ProChile (Cục xúc tiến Thương mại).

Những năm 70, Chi Lê có thu nhập quốc dân (GDP) từ 400 USD/ người/năm. Nhờ quá trình cải cách và mở cửa thị trường, đồng thời tiến hành và đàm phán ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA), các hiệp định kinh tế bổ sung với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, đến nay thu nhập quốc dân của người dân Chi Lê đã lên tới 9.000 USD/người/năm (2006)

Chính sách mở cửa và sự thành công của họ, có thể giúp cho Việt nam tham khảo, vì GDP của ta hiện nay là 650 USD/người/năm, tương đương với GDP của Chi Lê vào những năm 80.

Theo Giám đốc phụ trách về Ngân sách của Chính phủ Chi Lê ông Alberto Arenas, trong năm 2007 dự kiến bội thu ngân sách của Chi Lê sẽ đạt con số kỷ lục là 6.911,695 tỷ Pêsô Chi Lê, tương đương khoảng 13,823 tỷ USD, đạt 8,1% GDP tổng năm 2007. Con số này đạt mức cao nhất trong lịch sữ lưu trữ và thống kê dữ liệu của chính quyền Chi Lê. Cũng theo Giám đốc Ngân sách của chính phủ, khoản bội thu ngân sách này sẽ giúp đỡ phần nào giảm nợ nhà nước, đóng góp thêm cho quỹ của Ngân hàng Trung ương và tăng dự trữ ngân sách nhà nước và sẽ có hiệu quả tích cực cho các hoạt động đầu tư kinh tế và tăng tính cạnh tranh của Chi Lê. Nguyên nhân chủ yếu là do mức đóng góp tăng cao của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Đồng. Các chuyên gia mong đợi đến cuối tháng 12 năm 2007 với mức thặng thu ngân sách nợ nhà nước của chính phủ Chi Lê sẽ giảm xuống mức tương đương với 4,9% GDP.

II/ Chính phủ Chi Lê Nhiệm kỳ 2006 – 2010

Chi Lê có hệ thống chính phủ cộng hòa bao gồm ba ban tách biệt và độc lập.

 

 

  • Ban Chấp hành, đứng đầu là Tổng thống, được sự tư vấn của Nội các gồm các Bộ trưởng được Tổng thống bổ nhiệm.
  • Ban Lập pháp, bao gồm Quốc hội lưỡng viện, Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện, có trụ sở đặt tại thành phố Valparaíso.
  • Ban Hành pháp, đứng đầu là Toà án Tối cao. Thể chế chính phủ này được xác định trong Hiến pháp sửa đổi năm 1980. Tổng thống được bầu cử với nhiệm kỳ 4 năm.


Bà Michelle Bachelet là nữ Tổng thống đầu tiên được bầu và nhận chức ngày 11/03/2006, sau chế độ độc tài Pinoche. Bà M. Bachelle thuộc Đảng Xã hội, có xu thế thân Đảng Cộng sản đây sẽ là một thuận lợi cho Việt nam trong quan hệ với Chi Lê về mọi mặt.

Trong “Thông điệp 100” ngày của Tổng thống Michelle Bachelet tuyên đọc tại trụ sở Quốc hội Chi Lê tại Valparaíso ngày 21 tháng 05 năm 2006, đánh giá về những thành quả đạt được sau 100 ngày đương nhiệm và các kế hoạch phát triển lâu dài trong nhiệm kỳ tổng thống này. Trong thông điệp này, Bà Tổng thống chưa có phản ứng cụ thể đối với từng khu vực.

Tổng thống Michelle Bachelet chú trọng 4 điểm chính trong Thông điệp của mình: Tăng hệ thống dự phòng, Giáo dục, Đổi mới và phát triển, Cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng.

Các tuyên bố của Tổng thống Michelle Bachelet:

1. Về bộ máy nhà nước:

- Cải thiện hệ thống bầu cử hiện nay (2 thành viên)

- Thành lập Bộ môi trường và Uỷ ban quốc gia về môi trường.

- Trình quốc hội thông qua dự thảo thành lập Bộ An ninh Công dân

- Đổi mới bộ máy hoạt động của Bộ Tư pháp

2. Về các khoản thặng thu do kinh doanh đồng:

- Thiết lập hai quỹ: quỹ đảm bảo hưu trí và quỹ bình ổn kinh tế và xã hội.

- Tăng cường phát triển các dịch vụ y tế cộng đồng.

- Tăng cường an ninh quốc phòng.

- Mua sắm máy móc mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường vốn cho quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ.

- Tăng 50% số lượng các học bổng dành cho sinh viên đào tạo chuyên môn tại nước ngoài, trong chiến lược đầu tư chất xám của Chính phủ.

3. Về việc tăng giá xăng dầu, do giá giá dầu thô quốc tế tăng:

- Tăng cường quỹ bình ổn giá xăng dầu

- Hỗ trợ tín dụng cho 200.000 hộ gia đình nghèo (có ô tô) để mua xăng, dầu.

4. Về y tế:

- Mục đích đến năm 2010 khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống sẽ xây được 100 trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng và 80 viện dưỡng lão.

- Xây dựng các bệnh viện mới.

5. Về giáo dục:

- Kiến tạo một hệ thống học bổng quốc gia dành cho các sinh viên trẻ.

- Giáo dục mẫu giáo miễn phí dành cho trẻ em từ 1-3 tuổi nằm trong số 40% dân nghèo nhất của đất nước.

- Mở thêm 100 trường tư và 50 trường bán công trên toàn đất nước.

- 10.000 trường trên toàn đất nước sẽ được nối mạng vào năm 2010 và khoảng 400.000 người lớn sẽ hoàn thành bổ túc giáo dục Phổ thông và Trung học Cơ sở.

6. Việc làm :
- Tạo ra thêm 130.000 việc làm mới trong quý III năm 2006, và các năm tiếp theo.

7. Nhà ở:
- Giảm thiểu hiện trạng xuống cấp nhà ở của 20% người nghèo nhất Chi Lê.

8. Thu nhập thấp :

- Cam kết xóa bỏ hoàn toàn tầng lớp thu nhập thấp vào năm 2010 (những người không đủ thu nhập để chi trả cho các nhu cầu tối thiểu như thức ăn và chỗ ở)

- Chương trình giúp đỡ những người lang thang trên đường phố và khoảng 15.000 người cao tuổi sống độc thân.

- Tăng 50% các khoản chi công cộng nhằm mục đích đổi mới và phát triển

- 1.000.000 công dân sẽ được đào tạo về kỹ thuật số vào năm 2010.

9. Thiết lập một hệ thống quốc gia về phát minh và sáng chế.

10. Về phát triển cơ sở hạ tầng :

- Một uỷ ban quốc gia quản lý về phát triển cơ sở hạ tầng

- Tăng cường khả năng và mạng lưới của các sân bay và đường cao tốc trong nước

11. Về giao thông vận tải

- Mở rộng hệ thống TranSantiago (xe buýt và tầu điện ngầm vào tháng 2 năm 2007

- Tăng cường và mở rộng giao thông liên vùng và giao thông nội vùng của các vùng sâu và xa của đất nước.

12. Sự hội nhập xã hội

- Công nhận các dân tộc thiểu số.

- Yêu cầu Quốc hội chấp nhận người Chi Lê sống tại nước ngoài.

- Chuyển một số quyền quyết định cho Chính quyền vùng.

13. Tính minh bạch của chính quyền :

- Thông qua đạo luật chính thức về vận động hành lang (loby)

- Cải tiến và đổi mới hệ thống các phòng công chứng và các sở quản lý nhà đất.

14. Bình đẳng giới tính:

- Chính phủ đặt mục tiêu sẽ xoá bỏ bất bình đẳng về lao động, đối với phụ nữ và yêu cầu trả lương giống nhau cho phụ nữ và nam giới.

- Hoàn thiện luật về quấy rối tình dục.

- Tăng cường sự có mặt của phụ nữ trong hai viện của quốc hội.

Ngay sau khi nhận chức Tổng thống ngày 11/03/2006, Bà Michelle Bachelet đã công bố danh sách 20 tân Bộ trưởng, trong đó có 10 tân Bộ trưởng là nữ, chiếm 50% cơ cấu của chính phủ.

Một số Bộ quan trọng liên quan đến Thương mại

Bộ Ngoại giao Chi Lê: Có trách nhiệm trong việc đàm phán về các vấn đề Thương mại Quốc tế với các bộ liên quan của nước, sau đó trình duyệt và thông qua Quốc hội phê chuẩn để thực thi. Bộ Ngoại giao Chi Lê có quan hệ chặt chẽ với các Hiệp hội, Tổng Hiệp hội, Phòng Thương mại, các Bộ liên quan như Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính trong nước.

Cục xúc tiến (ProChi Lê): Thuộc Bộ Ngoại Giao và chịu trách nhiệm phụ trách Xúc tiến Thương mại cho các ngành xuất khẩu của Chi Lê, trừ mặt hàng Đồng.

· Bộ Kinh tế: Là một siêu bộ (thu gọn chức năng của nhiều bộ nhỏ), quản lý nền kinh tế trong nước nhưng không có ảnh hưởng lớn đến Thương mại Quốc tế của Chi Lê.

· Ngân hàng Trung ương: Độc lập không chịu sự điều hành của Chính phủ. Ngân hàng Trung ương Chi Lê có chức năng quản lý về tài chính, điều tiết các hoạt động tài chính quốc tế và thu, đổi tiền ngoại tệ.

III) Kinh tế, Thương mại, Công nghiệp và Đầu tư

Trong năm 2006, Chi Lê có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 4,6%. Về thương mại, Chi Lê xuất khẩu 55,63 tỷ USD trị giá FOB cảng Chi Lê , nhập khẩu 34,54 tỷ USD trị giá CIF cảng Chi Lê, xuất siêu khoảng 21 tỷ USD.

Tăng trưởng kinh tế của Chi Lê: Chi Lê đang dẫn đầu trong khu vực về phát triển Thương mại quốc tế trong năm 2006. Theo Uỷ ban Kinh tế của Châu Mỹ Latin (CEPAL), trong năm 2006 Chi Lê xuất khẩu tăng 43,1 %, nhập khẩu 23,1 %, tăng mức cán cân thương mại là 102,8% giữa xuất khẩu và nhập khẩu cao nhất trong khu vực; tiếp theo là Bolivia với mức tăng 28 % xuất khẩu, 20 % nhập khẩu đạt 84,9%; Ecuador với 21,7 % xuất khẩu và 18,0 % nhập khẩu, cán cân 80,3%; Vê nê zu ê la với mức tăng 30,4 % xuất khẩu và 20,5 % nhập khẩu đạt tổng 37,9%. Cả khu vực đạt mức tăng trưởng 19,8 % xuất khẩu, 16,7% nhập khẩu và cán cân thương mại là 38,4%.

3.1) Một số chỉ tiêu kinh tế Chi Lê năm 2007:

 

Năm 2006

Các chuyên gia kinh tế

Các cơ quan hữu quan

Trung bình năm 2007

Ngân hàng Trung ương

Bộ Tài chính

Tăng trưởng GDP (%)

4.60

5.30

5.25 - 6.25

5.70

5.59

Chi phí ngân sách (%)

6.40

5.90

5.40

5.80

5.70

Đầu tư

(tăng trưởng %)

4.60

6.80

5.50

 

6.15

Đầu tư (% của GDP)

28.80

29.00

 

 

29.00

Lạm phát (%)

3.10

3.00

3.00

3.50

3.17

Lạm phát
(mức thật) (%)

3.00

3.10

3.20

 

3.15

Thất nghiệp (%)

8.30

8.10

 

 

8.10

Lãi suất ngân hàng TW (%)

5.25

5.50

5.50

 

5.50

T.L quy đổi 1 USD -> Pê sô

530

542

 

 

542

Xuất khẩu
(triệu USD)

55,630

58,567

58,000

 

58,283

Nhập khẩu (triệu USD)

34,535

38,167

38,200

 

38,183

Giá đồng quốc tế (trung bình năm, USD/lb)

3.06

3.25

2.75

2.05

2.68

Giá dầu thô (WTI, trung bình năm, USD/ thùng)

67.90

65.80

68.00

 

66.90

Theo các chuyên gia kinh tế Chi Lê dự báo trong năm 2007, Chi Lê sẽ đạt một số chỉ tiêu chính sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế (GDP): 5,59%.
- Về đầu tư (tăng trưởng): 6,15%.
- Tỷ lệ lạm phát (mức thật): 3,15%
- Kim ngạch xuất khẩu: 58,28 tỷ USD.
- Nhập khẩu: 38,18 tỷ USD.

Chi Lê được đánh giá là một quốc gia có nền kinh tế thị trường mở, một quốc gia có chính sách thông thoáng nhất khu vực Mỹ la tinh.

Vào trước năm 1973, biểu Thuế nhập khẩu của Chi Lê khá cao, tất cả các mặt hàng đều chịu mức thuế 200%, làm hạn chế ngay việc khẩu nguyên liệu, kìm hãm sản xuất, đồng thời gia tăng việc buôn lậu. Chi Lê đã hạ dần biểu Thuế nhập khẩu xuống 12% vào năm 1995, sau đó mỗi năm hạ 1%. Mức thuế suất 6% được duy trì từ năm 2003 cho đến nay. Trong một vài năm tới, Chính phủ Chi Lê đang có chủ trương trình quốc hội hạ mức Thuế nhập khẩu còn 4%. Việc áp dụng một mức Thuế nhập khẩu thấp và duy nhất, khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu chấp hành nghiêm chính sách, làm giảm đáng kể buôn lậu, Chính phủ không tốn chi phí cho công tác chống buôn lậu. Với chính sách này, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đầu tư về công nghệ nâng cao chất lượng, giảm giá thành thành sản phẩm, để cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu, người dân trong nước được hưởng thành quả này với hàng hoá có chất lượng cao và giả rẻ. Rất nhiều doanh nghiệp đã không có khả năng thích nghi được với quá trình này đã bị phá sản, Chính phủ chấp nhận tạo ra một tỉ lệ rất cao về thất nghiệp, để đạt tới sự hoàn thiện như hiện nay.

Chính phủ Chi Lê đã bắt đầu một quá trình xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm của Chi Lê trên thị trường thế giới một cách thành công thông qua ProChile (Cục xúc tiến Thương mại).

Những năm 70, Chi Lê có thu nhập quốc dân (GDP) từ 400 USD/ người/năm. Nhờ quá trình cải cách và mở cửa thị trường, đồng thời tiến hành và đàm phán ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA), các hiệp định kinh tế bổ sung với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, đến nay thu nhập quốc dân của người dân Chi Lê đã lên tới 9.000 USD/người/năm (2006)

Chính sách mở cửa và sự thành công của họ, có thể giúp cho Việt nam tham khảo, vì GDP của ta hiện nay là 650 USD/người/năm, tương đương với GDP của Chi Lê vào những năm 80.

Theo Giám đốc phụ trách về Ngân sách của Chính phủ Chi Lê ông Alberto Arenas, trong năm 2007 dự kiến bội thu ngân sách của Chi Lê sẽ đạt con số kỷ lục là 6.911,695 tỷ Pêsô Chi Lê, tương đương khoảng 13,823 tỷ USD, đạt 8,1% GDP tổng năm 2007. Con số này đạt mức cao nhất trong lịch sữ lưu trữ và thống kê dữ liệu của chính quyền Chi Lê. Cũng theo Giám đốc Ngân sách của chính phủ, khoản bội thu ngân sách này sẽ giúp đỡ phần nào giảm nợ nhà nước, đóng góp thêm cho quỹ của Ngân hàng Trung ương và tăng dự trữ ngân sách nhà nước và sẽ có hiệu quả tích cực cho các hoạt động đầu tư kinh tế và tăng tính cạnh tranh của Chi Lê. Nguyên nhân chủ yếu là do mức đóng góp tăng cao của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Đồng. Các chuyên gia mong đợi đến cuối tháng 12 năm 2007 với mức thặng thu ngân sách nợ nhà nước của chính phủ Chi Lê sẽ giảm xuống mức tương đương với 4,9% GDP.

Theo các chuyên gia kinh tế Chi Lê dự báo trong năm 2007, Chi Lê sẽ đạt một số chỉ tiêu chính sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế (GDP): 5,59%.
- Tăng trưởng về đầu tư: 6,15%.
- Tỷ lệ lạm phát: 3,17%
- Kim ngạch xuất khẩu: 58,28 tỷ USD.
- Nhập khẩu: 38,18 tỷ USD.
- Xuất siêu: 20,10 tỷ USD.

Chi Lê cũng được FMI đánh giá là một nền kinh tế ổn định và tạo nhiều hấp dẫn đầu tư. Nền kinh tế Chi Lê được đánh giá là một nền kinh tế phát triển ở mức trung bình khá và ổn định trong khu vực.

3.2) Một số ngành công nghiệp chính của Chi Lê

a) Ngành công nghiệp khai mỏ

Chi Lê là quốc gia có trữ lượng đồng lớn nhất Thế giới. Hiện nay Chi Lê sản xuất 35% tổng số Đồng của Thế giới. Trong đó Chi Lê dành 20% trên tổng số Đồng tiêu thụ hàng năm, để bán cho khách hàng lớn nhất là Trung quốc.

Ngoài ra, Chi Lê còn là nhà sản xuất số lượng lớn kali và natri. Chi Lê có trữ lượng selen và reni lớn nhất thế giới và là sản xuất đứng thứ hai về lithi, molybdenum, i ốt và reni. Năm sản phẩm khai mỏ hàng đầu Chi Lê là: đồng, nitơ, lithi, i ốt và các kim loại quý (bạc và vàng).

b) Ngành công nghiệp sản phẩm gỗ

Đồ gỗ xuất khẩu của Chi Lê đã tăng lên gấp ba lần về mặt số lượng trong giai đoạn 1992-1997. Năm sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của Chi Lê là bột gỗ, gỗ xẻ, gỗ mộc, gỗ ván và giấy in báo.

c) Ngành công nghiệp nhựa, đồ chơi, dệt may và sản xuất giầy dép

Chi Lê đã xuất khẩu các sản phẩm nhựa tới trên 50 nước, các sản phẩm đồ chơi tới gần 20 nước bao gồm cả Mỹ. Ngành công nghiệp dệt và sản xuất giầy dép của Chi Lê đạt mức tăng trưởng 27% năm 1996 và tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

3.3) Nông nghiệp

Năm mặt hàng rau xuất khẩu chính của Chi Lê bao gồm: hành, tỏi, măng tây, củ cải, cà chua. Chi Lê xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ các sản phẩm như nho, đào, xuân đào, lê, mơ, mận tươi, mận khô, kiwi, lê tàu, quả mâm xôi, táo.

Về lĩnh vực sản xuất rượu vang, Chi Lê là một quốc gia sản xuất rượu vang nổi tiếng trên thế giới. Chi Lê xuất khẩu rượu vang đứng thứ bẩy thế giới và là nguồn nhập khẩu rượu vang đứng thứ ba của Mỹ. Trong năm 2005 Chi Lê đã xuất khẩu 2,425 triệu lit với trị giá 696 triệu USD. Thương vụ đã liên hệ làm việc với một số tập đoàn sản xuất rượu vang lớn tại Chi Lê, như DE MARTINO, SANTA INÉS, EL GOLF v.v… các tập đoàn này vừa trồng nho vừa sản xuất rượu vang với công nghệ tiến tiến, họ hứa sẽ khảo sát thị trường Việt nam, giúp đỡ việc trồng nho và công nghệ sản xuất rượu tại Việt nam, khi tìm được đối tác thích hợp.

3.4) Thủy sản

Chi Lê xuất khẩu cá hồi (bao gồm cả cá hồi hun khói, xúc xích cá hồi) đứng thứ hai thế giới sau Nauy. Bên cạnh đó, Chi Lê cũng xuất khẩu hào, sò điệp, trai và cá bơn philê lột da.

3.5) Du lịch

Chi Lê có 5 điểm du lịch nổi tiếng bao gồm: Patagonia, Sa mạc Atacama, Quận Hồ, Thung lũng Trung tâm và Vùng đất Rượu, Khu trượt tuyết Andes.

Hiện tại khách du lịch Việt nam hầu như chưa đến Chi Lê, trong một số năm gần đây chỉ có các doanh nghiệp qua Chi Lê, thuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc qua, do hành trình khá xa, hơn nữa chưa có tuyến bay thẳng, nên hạn chế việc đi lại của doanh nghiệp cũng như khách du lịch.

3.6) Đầu tư nước ngoài tại Chi Lê:

Chi Lê đứng thứ ba trong khu vực Khu vực Mỹ Latin nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2004 Chi Lê thu hút được 7.172 tỷ USD, năm 2005 là 7.208 tỷ USD.

Chính phủ Chi Lê xây dựng luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Chi Lê (Luật DL 600 năm 1974), đưa ra các quy định cụ thể về nguồn, các lợi ích và các trách nhiệm đóng góp mà nhà đầu tư cần biết khi đầu tư vào Chi Lê. Về cơ bản, luật này nhằm mục đích tránh và hạn chế những sự phóng đại của các khoản tiền đầu tư, chỉ nhằm mục đích trong thời gian ngắn tồn tại trong thị trường nội địa, sau đó tùy thuộc vào các giao động của thị trường trong nước nhằm kiếm lời hay hạn chế rủi ro. Ý định nhằm tạo ra những đầu tư dài hạn với các lợi thế về thuế cho những nhà đầu tư mạnh dạn. Ngay cả việc đảm bảo luôn tạm giữ 30% mức vốn ban đầu tránh thất thoát ngoại tệ, tại Chi Lê chỉ có một Uỷ ban đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm.

Uỷ ban đầu tư nước ngoài Chi Lê bao gồm các Bộ trưởng của Bộ Kinh tế (giữ vai trò Chủ tịch), Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Ngoài ra, khi có yêu cầu đến các ngành khác liên quan, Bộ trưởng của các ngành này cũng tham gia vào uỷ ban trong những trường hợp đặc biệt.

Mục đích của uỷ ban là củng cố vị trí của Chi Lê như là một điểm đến đáng tin cậy và hấp dẫn của đầu tư nước ngoài. Để đạt được mục đích này, uỷ ban phối hợp các hoạt động có liên quan về pháp lý để điều chỉnh đầu tư nước ngoài, thực hiện các hoạt động xúc tiến và tham gia vào các thương thảo quốc tế có tính chất liên quan đến đầu tư.

Thủ tục đăng ký đầu tư nước ngoài tại Chi Lê

Các nhà đầu tư nước ngoài phải xây dựng dự thảo kế hoạch đầy đủ về dự án định đầu tư và chứng minh các nguồn tài chính sẽ dùng cho hoạt động nói trên, để được hưởng quy chế đối xử đầu tư đặc biệt tại Chi Lê. Bản dự thảo kế hoạch đó nhằm mục đích đánh giá toàn diện dự án trên các mặt như khả thi và sự có thật của nhà đầu tư, sự tồn tại trên thực tế của doanh nghiệp sẽ đầu tư tại Chi Lê và tiềm năng phát triển của dự án đưa ra từ phía nhà đầu tư. Sau khi thẩm định, dự án sẽ được đánh giá và ký duyệt bởi Phó chủ tịch uỷ ban hoặc toàn bộ uỷ ban tuỳ theo khoản vốn cố định đăng ký.

Chi tiết về luật đầu tư nước ngoài tại Chi Lê và DL 600 bằng tiếng Tây Ban Nha, có thể tham khảo tại wesite của Ủy ban Đầu tư nước ngoài Chi Lê: http://www.foreigninvestment.cl/index/index.asp

Các thoả thuận khuyến khích và bảo hộ đầu tư

Trong thời gian qua, Chính phủ Chi Lê đã ký kết các thoả thuận khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây:
- Khu vực Châu Âu: 19
- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: 5
- Khu vực Châu Mỹ: 14

 

 

Ý kiến bạn đọc