Thị trường ngoài nước
Thị trường Colombia
28/07/2011
 
Xem anh phong to
 
   
   
   
   
  TỔNG QUAN  
     
     
 

 

 
     
  Những thông tin cơ bản  
     
 

Tên nước: Colombia 
Tên tiếng Việt:  Cộng hòa Colombia
Vị trí địa lý:  Thuộc phía Bắc khu vực Nam Mỹ, giáp với biển Caribe, giữa Panama và Venezuela và giáp với Bắc Thái Bình Dương giữa Ecuado và Panama
Diện tích: 1138910 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 Dầu lửa, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt, niken, vàng, đồng, ngọc lục bảo, thủy năng
Dân số   44.4 (triệu người)
Cấu trúc độ tuổi theo dân số:  0-14 tuổi: 29.8% 15-64 tuổi: 64.8% Từ 65 tuổi trở lên: 5.4%
Tỷ lệ tăng dân số:  0.01433
Dân tộc:  Người da mầu (người da trắng lai với thổ dân châu Mỹ): 58%, người da trắng 20%, người da mầu (lai giữa người da trắng và da đen) 14%, người da đen 4%, người lai giữa da đen với thổ dân châu Mỹ: 3%, thổ dân châu Mỹ 1%
Thủ đô:  Bogota
Quốc khánh:  20/07/1810
Hệ thống luật pháp:  Dựa trên cơ sở luật Tây Ban Nha
Tỷ lệ tăng trưởng GDP  0.065
GDP theo đầu người:  7200 (USD)
GDP theo cấu trúc ngành:  Nông nghiệp: 11.5% Công nghiệp: 36% Dịch vụ: 52.4%
Lực lượng lao động:  20.65 (triệu người)
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:  Nông nghiệp: 22.7% Công nghiệp: 18.7% Dịch vụ: 58.5%
Tỷ lệ thất nghiệp:  0.106
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:  0.492

Lạm phát:

 0.055
Sản phẩm nông nghiệp:  Cà phê, chuối, tỉa hoa, gạo, thuốc lá, ngũ cốc, mía (đường) hạt ca cao, hạt có dầu, rau, lâm sản, tôm
Công nghiệp:  Dệt, chế biến thực phẩm, dầu, quần áo và các sản phẩm giầy dép, đồ uống hóa chất, xi măng, vàng, ngọc lục bảo
Xuất khẩu:  28.39 tỉ (USD)
Mặt hàng xuất khẩu:  Dầu lửa, cà phê, than đá, niken,ngọc lục bảo, chuối, thêu, tỉa hoa
Đối tác xuất khẩu:  Hoa Kỳ, Venezuela, Ecuado
Nhập khẩu:  30.83 tỉ (USD)
Mặt hàng nhập khẩu:  Thiết bị công nghiệp, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng, hóa chất, các sản phẩm từ giấy, điện
Đối tác nhập khẩu: Hoa Kỳ, Brazin, Mêhicô, Trung Quốc, Venezuela, Nhật 

 
  Tổng quan  
     
 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1886).

Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 5 tháng bảy năm 1991.

Có 32 khu hành chính và thủ đô

Chính phủ gồm Tổng thống, Thượng nghị viện 102 (trước là 114) thành viên và Hạ nghị viện 160 (trước là 199) thành viên tất cả đều được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Nội các, gồm 13 người.

· Địa lý - Nằm ở phía bắc Nam Mỹ. Dãy núi An-đê có khí hậu ôn hoà. Các khu vực núi cao trên 4.000m có tuyết quanh năm. Đỉnh cao nhất của dãy núi này tại Cô-lôm-bi-a là Pi-cô Cri-xtô-ban Cô-lôn, 5775m. Phần lớn lãnh thổ của Cô-lôm-bi-a nằm ở phía đông dãy An-đê là các đồng cỏ và rừng mưa nhiệt đới thuộc lưu vực sông A-ma-dôn. Phía đông các núi là đồng cỏ và rừng mưa nhiệt đới thuộc lưu vực sông A-ma-dôn

Sông chính: Mác-đa-lê-na 1.550km

Khí hậu: Vùng thấp của dãy An-đê có khí hậu ôn hòa. Các khu vực cao trên 4000m có tuyết quanh năm. Phần còn lại của lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới. Vùng ven biển và lưu vực sông A-ma-dôn có khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa lớn. Vùng la-nô-xơ đông bắc có khí hậu thảo nguyên.

· Kinh tế - công nghiệp chiếm 26%, nông nghiệp: 19% và dịch vụ: 55% GDP.

Là một nền kinh tế phát triển trung bình ở châu Mỹ La-tinh; Xuất khẩu 11,5 tỷ USD, nhập khẩu 10 tỷ USD, sản xuất điện đạt 45 tỷ kwh, tiêu thụ 42 tỷ kwh

Cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Braxin, là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Cô-lôm-bi-a. Các sản phẩm thương mại khác là chuối, mía, hoa và thuốc lá. Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận từ việc trồng và xuất khẩu bất hợp pháp cần sa và cô-ca-in cũng mang lại thu nhập lớn và đang bị cộng đồng thế giới lên án. Khoáng sản có quặng sắt, bạc, than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các ngành chính là chế biến thực phẩm, lọc dầu, phân bón, xi măng, dệt, may mặc, sắt và thép.

Trong ba năm trở lại đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng 0%, lạm phát hai con số, nợ nước ngoài tới 35 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 91,3%, am: 91,2%, nữ: 91,4%.

Giáo dục tiểu học bắt buộc miễn phí. Giáo dục tư nhân phát triển, hệ thống các trường đại học và dạy nghề phát triển.

Dịch vụ y tế chủ yếu là tư nhân. Các bệnh sốt rét, sốt vàng da khá phổ biến. Điều kiện chữa bệnh ở nông thôn còn nhiều khó khăn.

Tuổi thọ trung bình đạt 70,28 tuổi, nam: 66,43, nữ: 74,27 tuổi.

Những danh thắng và di tích nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Các cộng sự có từ thế kỷ XVIII ở Các-ta-giê-ma, công viên khảo cổ học ở Xăng-ô-phút-xtơ..

· Lịch sử - Những người chinh phục đất mới của Tây Ban Nha đặt chân lên bờ biển của Cô-lôm-bi-a vào năm 1500, và lập ra khu định cư đầu tiên vào năm 1525. Họ tiến sâu vào nội địa, đến Bô-gô-ta vào năm 1538 mà không gặp phải sự chống đối đáng kể nào từ phía những người da đỏ. Năm 1718, địa hạt Nu-ê-va Gra-na-đa được thành lập tại Bô-gô-ta. Cuộc đấu tranh giành độc lập với người Tây Ban Nha diễn ra khốc liệt và đẫm máu từ năm 1809 đến 1819. Năm 1819, thành lập và duy trì Cộng hoà Cô-lôm-bia gồm cả Vê-nê-duy-ê-la và Ê-cu-a-đo cho tới năm 1830. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa giới tăng lữ bảo thủ trung ương và những người tự do chống tăng lữ diễn ra từ năm 1899 đến năm 1902 và từ năm 1948 đến năm 1957 (trong đó 400.000 người bị chết) coi như được mở đầu từ Cô-lôm-bi-a. năm 1903 Pa-na-ma tách ra khỏi Cô-lôm-bia. Từ năm 1957 đến những năm 1990, giữa những người bảo thủ và những người tự do đã có các thoả thuận nhằm bảo vệ nền dân chủ mong manh luôn bị các du kích cánh tả và những đội quân cảm tử cánh hữu đe doạ. Vào đầu những năm 1990, giữa những người bảo thủ và những người tự do đã có các thoả thuận nhằm bảo vệ nền dân chủ mong manh luôn bị các du kích cánh tả và những đội quân cảm tử cánh hữu đe doạ. Vào đầu những năm 1990, các hoạt động an ninh phối hợp và những chính sách khoan hồng đã giúp kiềm chế được hoạt động của những các -ten chuyên chở ma tuý hùng mạnh, làm cho đất nước bị chao đảo. Năm 1991, P ét-cô-ba, trùm buôn ma tuý của băng đảng Mê-đê-lin và Ca-li vẫn là thách thức lớn đối với Chính phủ.

Cuộc nội chiến kéo dài trong 36 năm qua giữa lực lượng đối lập, trong đó có các tổ chức vũ trang nổi dậy, các lực lượng vũ trang cách mạng Cô-lôm-bi-a (FARC) và quân giải phóng dân tộc (ELN) và Chính phủ cầm quyền thân Mỹ làm cho nên kinh tế điêu tàn, hàng chục ngàn người bị thiệt mạng.

Các lực lượng nổi dậy có tới 29.000 tay súng trong đó tổ chức FARC có 16242 tay súng và ELN là 4535 tay súng và lực lượng bán vũ trang cánh hữu là 4150 tay súng chống lại quân đội của Chính phủ là 150.000 người. Trên thực tế họ đã kiểm soát gần một nửa lãnh thổ, lại được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cuộc chiến này đã làm cho 40.000 người thiệt mạng, trên 2 triệu người phải tị nạn sang các nước láng giềng.

Lực lượng nổi dậy đã nhiều lần đề nghị nhà cầm quyền Cô-lôm-bi-a kết thúc cuộc nội chiến, lập lại hoà bình, xây dựng một đất nước thanh bình, được phát triển trong hoà bình, công bằng xã hội và tạo cơ hội ấm no, phồn vinh cho mọi người dân. Nhưng đề nghị đó đã không được chấp nhận.

Ngày 30 tháng Tám năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clin-tơn đến thăm Cô-lôm-bia-a (đây là chuyến thăm sau 11 năm của Tổng thống Hoa Kỳ) công bố Quyết định viện trợ cả gói là 1,3 tỷ USD (chủ yếu là viện trợ quân sự) cho kế hoạch của Tổng thống Cô-lôm-bia-a A. Pa-xtơ-ra-na với chiêu bài để bài trừ ma tuý và vực dậy nền kinh tế của nước này. Thực chất của viện trợ là nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt các lực lượng đối lập. Chính vì vậy, chuyến thăm của B.Clin-tơn đã vấp phải sự phản ứng mạnh liệt của nhân dân và các nước có cùng biên giới với Cô-lôm-bi-a. Biểu tình phản đối đã diễn ra tại 11 thành phố lớn của Cô-lôm-bi-a.

Ý kiến bạn đọc