Thị trường ngoài nước
Thị trường Croatia
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Croatia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Croatia

Vị trí địa lý:

Thuộc Đông Nam Âu, giáp với biển Adriatic, giữa Bonisa HerzegovinaSlovenia

Diện tích:

56542 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, một chút than đá, boxit, quặng sắt chất lượng thấp, canxi, thạch cao, nhựa đường, mica, silic, đất sét, thủy năng

Dân số

4.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 16% 15-64 tuổi: 67.1% Từ 65 tuổi trở lên: 16.9%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00035

Dân tộc:

Croat 89.6%, Serb 4.5%, khác 5.9% (bao gồm Bosniak, Hungarian, Slovene, Czech, and Roma)

Thủ đô:

Zagreb

Quốc khánh:

08/10/1981

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên cơ sở luật Áo - Hung, với sự ảnh hưởng của luật Chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận sự điều chỉnh của luật ICJ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.056

GDP theo đầu người:

15500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 7.2% Công nghiệp: 32% Dịch vụ: 60.7%

Lực lượng lao động:

1.714 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 2.7% Công nghiệp: 32.8% Dịch vụ: 64.5%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.118

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.11

Lạm phát:

0.022

Sản phẩm nông nghiệp:

Bột mỳ, ngũ cốc, củ cải đường, hạt hướng dương, bột lúa mạch, dầu ôliu, cam quýt, nho, đậu ành, khoai tây, gia súc, sản phẩm hàng ngày

Công nghiệp:

Nhựa và hóa chất, máy móc công cụ, điện tử, sản phẩm gang bằng thép cán, nhôm, giấy, sản phẩm từ gỗ, vật liệu xây dựng, sản phẩm dệt, đóng tầu, dầu và lọc dầu, thực phẩm và đồ uống, du lịch

Xuất khẩu:

12.11 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Thiết bị vận chuyển, dệt may, hóa chất, thực phẩm, nhiên liệu

Đối tác xuất khẩu:

Italia, BosniaHerzegovina, Đức, Slovenia, Áo

Nhập khẩu:

25.78 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, thiết bị điện và vậ tải, hóa chất, nhiên liệu và dầu nhờn, thực phẩm

Đối tác nhập khẩu:

Italia, Đức, Nga, Slovenia, Áo, Trung Quốc

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, lưỡng viện (từ năm 1991).

Hiến pháp được ban hành ngày 22 tháng Mười Hai năm 1990, sửa đổi lần gần đây nhất năm 1997.

Có 21 hạt và 1 thành phố trực thuộc Trung ương.

Thượng viện có 68 ghế, trong đó 63 được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm và Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội các. Hạ viện hiện nay có 127 ghế, được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm. Liên minh trung tả gồm Đảng xã hội dân chủ (SDP), Đảng Tự do dân chủ (HSLS), Đảng Nhân dân (HNS), Đảng Tự do (LS), Đảng Nông dân (HSS) và Đảng Nhân dân (HNS), Đảng Tự do (LS), Đảng Nông dân (HSS) và Đảng dân chủ IStria chiếm 2/3 số ghế, còn Đảng dân chủ Thiên hữu (HDZ đối lập) chiếm 1/3 ghế.

· Địa lý ­- Thuộc Đông Nam châu Âu, trên bán đảo Ban-căng. Lãnh thổ của Crô-a-ti-a gồm các đồng bằng ở phía đông, các đồi xung quanh khu vực Da-grép và các dãy đá vôi Đi-na-rích trơ trụi chạy song song với bờ biển Đan-ma-ti-an. Vùng Đu-brốp-nhích nằm tách biệt với phần còn lại của Crô-a-ti-a.

Các sông chính: Sông Sa-va và Đra - va.

Khí hậu: Vùng sâu trong nội địa lạnh và khô hơn so với vùng bờ biển Địa Trung Hải.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 24%, nông nghiệp: 10% và dịch vụ: 66% GDP.

Ngành sản xuất nhôm, hàng dệt, hoá chất đóng vai trò chủ đạo. Crô-a-ti-a cũng khai thác bô xít, dầu mỏ. Vùng Xla-ve-ni-a trồng ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường. Trong hai năm 1991 và 1992, nền kinh tế chịu thiệt hại do cuộc nội chiến Nam Tư và ngành du lịch mang nhiều lợi nhuận của vùng Đan-ma-ti-an, bị suy sụp vì mất nguồn thu; Xuất khẩu 4,5 tỷ USD, nhập khẩu: 8,4 tỷ USD; nợ nước ngoài: 8,1 tỷ USD; Sản xuất điện năng 9,515 tỷ kWh, tiêu thụ 12,994 tỷ kWh.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 97%, nam: 99%, nữ: 95%.

Giáo dục từ 7 đến 15 tuổi là bắt buộc và miễn phí. Trung học 4 năm không bắt buộc, sinh viên có khả năng kinh tế phải trả tiền học, các dân tộc ít người có trường riêng.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe có cả công và tư

Tuổi thọ trung bình đạt 73,67 tuổi, nam 70,04, nữ 77,51 tuổi

· Lịch sử

Từ U-cơ-rai-na, người Crô-át nhập cư tới khu vực Crô-a-ti-a vào thế kiểm tra VI và lập ra một vương quốc tại đây. Đến thế kỷ X, vương quốc này đã chiếm phần lớn lãnh thổ của Crô-a-ti-a hiện nay. Năm 1102, Crô-a-ti-a bị Hung-ga-ry cai trị. Năm 1526, khu vực Slô-ven-ni-a ở phía bắc Crô-a-ti-a bị đế quốc ốt-tô-man của Thổ Nhĩ kỳ chinh phục. Phần còn lại của Crô-a-ti-a nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Háp-xbuốc của áo. Đế quốc này lập ra một chiến tuyến cùng với người Séc-bi chống lại sự bành trướng của đế quốc ốt-tô-man. Vùng Đan-ma-ti-an, chịu sự cai quản của công quốc Vơ-ni-dơ I-ta-li-a trong thế kỷ XV, bị Na-pô-lê-ông I sáp nhập năm 1808 vào Pháp, và bị nhượng lại cho áo, vào năm 1815. Vùng Đu-brốp-nhích là một thành phố có chính quyền độc lập từ thế kỷ IX đến năm 1808.

Tuy bị Hung-ga-ry, sau là Áo - Hung cai tị từ năm 1867, người Crô-át vẫn cố gắng giữ bản sắc của mình và nuôi ý định rút khỏi Nhà nước này trong thời kỳ có các cuộc khởi nghĩa ở Hung-ga-ry, năm 1848 và 1849. Vào đầu thế kỷ XX, công cuộc phục hưng dân tộc của Crô-a-ti-a dựa ngày càng nhiều vào quốc gia Séc-bi-a độc lập để thành lập Nhà nước phía nam của những người Xla-vơ (Y-u-gô). Sau đại chiến thế giới lần thứ I, khi đế quốc Háp-xbuốc (áo - Hung) bị giải thể, năm 1918, người Crô-át đã liên kết với người Séc-bi, người Xlô-ven và Môn-tê-nê-gơ-rô lập ra Nhà nước mà sau này, vào năm 1929, trở thành nước Nam Tư. Nhưng chẳng bao lâu người Crô-át đã bất mãn với vương quốc tập quyền mà trong đó người Séc-bi đóng vai trò chủ đạo. Sau cuộc xâm lược của Đức, năm 1941, phe trục đã lập ra một Nhà nước tay sai độc lập của người Crô-át và Nhà nước này đã thông qua các chính sách chống lại người Séc-bi. Năm 1945, Crô-a-ti-a lại hợp nhất vào liên bang Nam Tư, do nguyên soái Ti-tô đứng đầu, nhưng sau khi nguyên soái Ti-tô chết (1980), Liên bang Nam Tư lung lay trong những cuộc khủng hoảng kinh tế và sắc tộc. Những người chủ trương ly khai lên nắm chính quyền, thông qua cuộc bầu cử tự do năm 1990, và tuyên bố thành lập Nhà nước Crô-a-ti-a độc lập vào tháng Sáu năm 1991. Được sự ủng hộ của quân đội Liên bang Nam Tư, những người nổi dậy Séc-bi đã chiếm 1/3 lãnh thổ Crô-a-ti-a, trong đó có các vùng mà người Séc- bi chiếm đa số là Kra-di-na và một phần của vùng Xla-ve-ni-a. Cuộc chiến ác liệt giữa người Séc-bi và người Crô-a-ti-a được công nhận rộng rãi về mặt ngoại giao và chỉ sau khi đạt được thoả thuận về việc đưa lực lượng duy trì hoà bình của Liên hợp quốc vào khu vực này. Hiệp định Đây-tơn (1995) công nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Crô-a-ti-a, bao gồm cả vùng Đông Xla-vô-ni-a. Đến tháng Giêng năm 1998, Crô-a-ti-a tiếp quản vùng đất này.

 

 

Ý kiến bạn đọc