Thị trường ngoài nước
Thị trường Cuba
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Cuba

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Cuba

Vị trí địa lý:

Thuộc vùng Caribe, đảo nằm giữa biển Caribe và Bắc Đại Tây Dương, cách Key West, Florida 150 km về phía tây

Diện tích:

110860 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Coban, niken, quặng, đồng, muối, gỗ, silic, dầu lửa, đất trồng trọt

Dân số

11.4 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 18.8% 15-64 tuổi: 70.5% Từ 65 tuổi trở lên: 10.7%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00273

Dân tộc:

Người da mầu: 51%, người da trắng 37%, người da đen 11%, người Trung Quốc 1%

Thủ đô:

Havana

Quốc khánh:

01/01/1959

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên cơ sở luật dân sự Tây Ban Nha và có ảnh hưởng bởi tư tưởng luật Hoa Kỳ cùng quan điểm luật pháp của Chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận sự điều chỉnh của luật ICJ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.07

GDP theo đầu người:

4500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 4.6% Công nghiệp: 26.1% Dịch vụ: 69.3%

Lực lượng lao động:

4.853 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 20% Công nghiệp: 19.4% Dịch vụ: 60.6%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.019

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.036

Sản phẩm nông nghiệp:

Đường, thuốc lá, cam quýt, cà phê, gạo, khoai tây, đậu, gia súc

Công nghiệp:

Đường, dầu lửa, thuốc lá, xây dựng, niken, thép, xi măng, máy nông nghiệp, dược phẩm

Xuất khẩu:

3.231 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Đường, niken, thuốc lá, cá, sản phẩm kim loại, cam quýt, cà phê

Đối tác xuất khẩu:

Hà Lan, Canada, Trung Quốc, Tây Ban Nha

Nhập khẩu:

10.86 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Dầu, thực phẩm, máy móc thiết bị, hóa chất

Đối tác nhập khẩu:

Venezuela, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Canada, Italia, Hoa Kỳ, Brazin

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, chế độ một viện.

Hiến pháp thông qua ngày 24 tháng Hai năm 1976, sửa đổi năm 1992.

Có 14 tỉnh và 1 thành phố là những đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Đảng cộng sản là đảng chính trị hợp pháp duy nhất. Đại hội Đảng bầu ra uỷ ban Trung ương. Uỷ ban Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Ban Bí thư. Các hội đồng của các thành phố và huyện lỵ được các cử tri từ 16 tuổi trở lên bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi. Quốc hội gồm 601 đại biểu, được bầu trực tiếp từ danh sách các ứng cử viên do uỷ ban bầu cử đặc biệt giới thiệu, với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra Hội đồng Nhà nước, gồm 31 thành viên. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ) thành lập Hội đồng bộ trưởng.

· Địa lý - Thuộc châu Mỹ - La-tinh, vùng biển Ca-ri-bê. Từ miền đông sang miền tây của Cu Ba có 3 dãy đồi và núi chạy qua. Tại vùng Pi-cô Tu-rơ-qui-nô phía đông, có đỉnh núi cao nhất của Cu Ba, cao 1.971m. có đảo I-xen-đơ Du-ven-tra-sơ (nằm trên biển Ca-ri-bê) rộng 2.400km2.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, Nhiệt độ trung bình là 260C. Lượng mưa lớn. Cu Ba thường bị ảnh hưởng của bão.

· Kinh tế - công nghiệp chiếm 36,5%, nông nghiệp: 7,4% và dịch vụ: 56,1% GDP.

Đường, thuốc lá và cà phê là các sản phẩm chính của Cu Ba. Các trang trại do Nhà nước quản lý chiếm phần lớn diện tích đất canh tác, song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực của Cu Ba. Ni-ken là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Y dược, sinh học, xây dựng.... của Cu Ba đạt được nhiều thành tựu có thể sánh với một số cường quốc trên thế giới. Việc tìm thấy và đưa vào khai thác dầu mỏ đã góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước. Sau khi Hội đồng tương trợ kinh tế (Commêcom) ngừng hoạt động, viện trợ của Liên Xô chấm dứt và do chính sách cấm vận độc đoán, tàn bạo của Hoa Kỳ gần bốn chục năm qua làm cho nền kinh tế của Cu Ba gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy vậy, nền kinh tế của Cu Ba từ 1995 đến nay vẫn giữ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 4,4% năm (sản xuất điện năng đạt 15,3 tỷ kWh, tiêu thụ 14,2 tỷ kWh); giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 8% xuống còn 6%; giảm gần 7% số tiền hàng năm Nhà nước vẫn bao cấp cho các doanh nghiệp. Cải cách được thực hiện từ năm 1993 và hiện nay Chính phủ đang áp dụng nhiều chính sách và biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đưa đất nước dần dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ.

Xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, nhập khẩu: 3 tỷ USD; nợ nước ngoài: 11,2 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 95,7%, nam: 96,2%, nữ: 95,3%.

Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên ở Cu Ba. Các bậc học đều miễn phí. Giáo dục bắt buộc đối với trẻ em tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Hầu hết học sinh đều theo học trung học, sau đó thi vào đại học hoặc các trường dạy nghề, có các trường đặc biệt cho trẻ khuyết tật, có 46 trung tâm giáo dục đại học.

Mọi người Cu Ba được chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Cả nước Cu Ba có 267 bệnh viện và 42 phòng khám phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, cứ 260 người dân có 1 bác sĩ. Có 20 trường đào tạo cán bộ y tế, các bệnh xã hội, truyền nhiễm và suy dinh dưỡng trẻ em cơ bản được giải quyết; Cu Ba có nhiều thành tựu nổi tiếng thế giới về y, dược học.

Tuổi thọ trung bình đạt 76,21 tuổi, nam: 73,84, nữ: 78,73 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô La-ha-ba-na, núi Xi-ê-ra, Mác-xti-a, hang động ở San-tô Tô-mét, thành phố San-chia-gô đơ Cu-Ba, công viên quốc gia và bãi tắm nổi tiếng....

· Lịch sử - Người da đỏ đã sống ở Cu Ba. Đến năm 1492, Cô-lông (1451-1506) đã tới hòn đảo này và tổ chức khai khẩn đất đai cho tây Ban Nha. Trước thế kỷ VIII, khi nô lệ da đen chưa được đưa tới để canh tá các đồn điền mía, sự phát triển diễn ra chậm. Cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên (1868-1878) đã không thành công. Mỹ can thiệp vào cuộc khởi nghĩa thứ hai (1895-1898) do Hô-xê Mác-ti và Ma-xi-ô lãnh đạo buộc Tây Ban Nha phải từ bỏ hòn đảo này và công nhận nền độc lập của Cu Ba (1902). Tuy nhiên, nền độc lập vẫn chưa được khẳng định sau hai giai đoạn thống trị của Mỹ (1899-1901 và 1906-1909). Năm 1933, Xan Mác-tin làm đảo chính, thành lập chính phủ cấp tiến. Năm 1934, Mỹ và Ba-ti-xta buộc Xan Mác - tin từ chức. Năm 1952 Ba - ti- xta làm đảo chính và xây dựng một Chính phủ độc tài thân Mỹ.

Trong thời kỳ kế tiếp nhau của các Chính phủ tham nhũng, đa số người Cu Ba chịu sự đói nghèo thảm hại. Năm 1959, nền độc tài của Phun-gen-xi-ô Ba-ti-xta đã bị lực lượng cách mạng dân tộc, đứng đầu là lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô của Đảng cộng sản Cu Ba hướng vào cuộc đổ bộ của các phần tử lưu vong Cu ba, do Mỹ ủng hộ, vào vịnh Con Lợn của Cu Ba đã bị thất bại. Năm 1962, quan hệ giữa Cu Ba và Mỹ trở nên căng thẳng khi Liên Xô đặt các tên lửa ở Cu Ba, vì Mỹ cho rằng việc đặt tên lửa này đe doạ nền an ninh của nước Mỹ. Cu Ba ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ ở khắp châu Mỹ-la-tinh và thế giới.

Hòn đảo tự do Cu Ba chỉ cách nước Mỹ chưa đầy một năm hải lý, luôn luôn là cái gai trước mặt những nhà cầm quyền Hoa Kỳ và bọn phản động người Cu Ba lưu vong trên đất Mỹ. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận gần bốn chục năm qua, Hoa Kỳ đích thân hoặc khuyến khích bọn phản động người Cu Ba tìm mọi cách phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân Cu Ba, mưu toan ám sát lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô (không dưới ba ngàn lần). Hiện nay, Mỹ vẫn còn chiếm trái phép hòn đảo Goan-tê-na-mô của Cu Ba.

Mặc dù khó khăn, nhưng nhân dân Cu Ba vẫn vững vàng đi theo con đường đã chọn, nêu tấm gương cho ý chí độc lập, tự do, tự lập, tự cường cho các dân tộc trên thế giới.

 

 

Ý kiến bạn đọc