Thị trường ngoài nước
Thị trường Denmark
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Denmark

Tên tiếng Việt:

Vương quốc Đan Mạch

Vị trí địa lý:

Thuộc Bắc Âu, giáp với biển Bantaic và Biển Bắc, trên bán đảo phía bắc nước Đức (Jutland);bao gồm 2 đảo chính (Sjaelland và Fyn)

Diện tích:

43094 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu lửa, khí tự nhiên, cá, muối, đá quí, đá phấn, đá tự nhiên, sỏi và cát

Dân số

5.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 18.6% 15-64 tuổi: 66% Từ 65 tuổi trở lên: 15.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00311

Dân tộc:

Scandinavian, Inuit, Faroese, German, Turkish, Iranian, Somali

Thủ đô:

Copenhagen

Quốc khánh:

05/08/1849

Hệ thống luật pháp:

Luật dân sự theo tiền án lệ; chấp nhận sự điều chỉnh của luật ICJ có điều kiện

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.017

GDP theo đầu người:

37400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 1.6% Công nghiệp: 26.3% Dịch vụ: 72.1%

Lực lượng lao động:

2.9 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 3% Công nghiệp: 21% Dịch vụ: 76%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.035

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.015

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường, thịt lợn, sản phẩm hàng ngày, cá

Công nghiệp:

Sắt, thép, kim loại không chứa sắt, hóa chất, chế biến thực phẩm, máy móc và thiết bị vậnt tải, sản phẩm dệt và quần áo, xây dựng, nộ thất và sản phẩm từ gỗ, làm mới và đóng tàu, cốt xay gió, dược phẩm, thiết bị y tế

Xuất khẩu:

102.1 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc thiết bị, thịt và các sản phẩm từ thịt, sản phẩm hàng ngày, cá, dược phẩm, đồ nội thất, cỗi xay gió

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Hà Lan, Nauy, Pháp

Nhập khẩu:

101.3 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô và bán thành phẩm cho công nghiệp, hóa chất, ngũ cốc và thực phẩm, hàng tiêu dùng

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Thụy Sỹ, Nauy, Hà Lan, Anh, Trung Quốc, Pháp

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Đan Mạch là nước Quân chủ nghị viện (từ năm 1953).

Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1849, được sửa lại toàn bộ và được ban hành ngày 5 tháng Sáu năm 1953.

Có 14 hạt và 2 cộng đồng là những đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Đảo Grơn-len và quần đảo Pha-rô là các vùng lãnh thổ tự trị phụ thuộc.

Nghị viện gồm 179 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo chế độ đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Mỗi khu vực tự trị phụ thuộc bầu ra hai thành viên. Vua bổ nhiệm Thủ tướng. Thủ tướng điều hành đa số các thành viên của Nghị viện. Nghị viện bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Nhà nước (Nội các). Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 21 tháng Ba năm 1998, hai Đảng xã hội dân chủ và Cấp tiến cánh tả tiếp tục cầm quyền. Đan Mạch đã tổ chức bầu cử lại Quốc hội trong năm 2001 và ngày 21 tháng Mười một năm 2001, kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đã được công bố: Liên minh Trung hữu do đảng Tự do (LP) đứng đầu đã giành được 31,2% số phiếu bầu 98/179 ghế); liên minh cầm quyền do đảng Dân chủ xã hội đứng đầu giành 29,3% số phiếu 77/179 ghế). Chủ tịch Đảng tự do, An-đơ Phốc Ra-xmu-len, 48 tuổi, cựu Bộ trưởng Kinh tế và Thuế sẽ làm Thủ tướng.

· Địa lý - Thuộc Bắc Âu. Đan Mạch là một vùng đất thấp được hình thành do băng trượt kéo theo đất đá. Chỉ khu vực đảo Bơn- hôm ở vùng biển Ban-tích có bề mặt đá cổ. Đỉnh núi cao nhất là I-đinh Xcốp-vơ-hoi, 173m, ở bán đảo Giút-len. Các hòn đảo phía đông vùng Giút-len chiếm gần 1/3 diện tích Đan Mạch.

Khí hậu: Khí hậu ôn hoà và ẩm. Mùa hạ mát mẻ (160C). Mùa đông lạnh (00C). Vùng Bơn-hôm ở phía đông Đam Mạch có khí hậu khắc nghiệt hơn.

· Kinh tế - công nghiệp chiếm 27%, nông nghiệp: 4% và dịch vụ: 69% GDP.

Đan Mạch là nước có ít tài nguyên. Nông nghiệp được tổ chức trên cơ sở hợp tác sản xuất. Pho mát, thịt bò, thịt lợn muối và các sản phẩm từ sữa, chủ yếu dành để xuất khẩu. Trên 20% lực lượng lao động làm việc trong các ngành sản xuất chủ yếu là luyện sắt, thép, chế biến thực phẩm, nấu bia, cơ khí và hoá chất; sản xuất điện năng đạt 40,3 tỷ kWh, sử dụng 33 tỷ kWh. Dầu mỏ và khí tự nhiên từ biển Bắc giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho việc nhập nhiên liệu. Tăng trưởng kinh tế bình quân trên dưới 3%, lạm phát ở mức 2,5%. Xuất khẩu đạt 49,58 tỷ USD, nhập khẩu: 43,3 tỷ USD, nợ nước ngoài: 44 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt trên 99%.

Là một trong những nước có ngân sách giáo dục lớn nhất thế giới tính theo đầu người và GDP. Từ 3 tuổi, trẻ con đã được vào trường và sau đó học tiếp 9 năm miễn phí và bắt buộc. Phần lớn sau khi hết 9 năm, học sinh đều học lên. cả nước có 5 trường đại học và nhiều trường cao đẳng dạy đủ các nghề.

Dịch vụ y tế rất tốt, chăm sóc y tế miễn phí

Tuổi thọ trung bình đạt 76,54, nam: 73,95 tuổi; nữ: 79,27 tuổi.

Có nhà văn An-đéc-xen (Andersen, 1805-1875) nổi tiếng thế giới.

Những danh thắng dành cho du lịch và giải trí. Những phố cổ ở thủ đô, lâu dài Crôn-bốc ở En-jin-gơ, bảo tàn Vi-king ở Kốt-kin, nhà ở của nhà văn An-đéc-xen ở Ô-đen-sơ....

· Lịch sử - Nhà nước đầu tiên của Đan Mạch hình thành vào thế kỷ X (khoảng năm 886). Người Đan Mạch đã tham gia cùng với những người Vi-king tiến hành những cuộc cướp bóc đến tận Tây Âu. Dưới thời của vua K-nút đã có đế quốc Ăng-lô Đan Mạch, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Trong thời kỳ Trung Cổ, Đan Mạch chìm ngập trong các cuộc chiến tranh lãnh thổ và rối loạn triều chính. Cho đến năm 1660, Đan Mạch vẫn duy trì nền quân chủ. Năm 1380, Đan Mạch chiếm Na Uy. Năm 1397, theo thoả ước Kan-mơ, Hoàng hậu Mác-gơ-rét I đã thống nhất cả bư vương quốc Xcăng-đi-na-vơ (Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển ngày nay). Nhưng vào năm 1583, Thuỵ Điển đã khẳng định lại nền độc lập của mình. Giáo Phái Lu Thơ trở thành tôn giáo chính thống. Sang thế kỷ XVII, Đan Mạch chịu lép vế trước Thuỵ Điển trong cuộc cạnh tranh để kiểm soát cửa ngõ vào biển Ban-tích. Đan Mạch bị thất bại trong cuộc chiến tranh 30 năm (1618 - 1648), tuy nhiên, sau những năm 1660, Thuỵ Điển suy yếu đã tạo cơ hội cho Đan Mạch khẳng định lại sức mạnh của mình.

Các cuộc phiêu lưu tìm kiếm thuộc địa, trong thế kỷ XVIII, của Đan Mạch đã mang lại sự phồn vinh, song liên minh giữa Đan Mạch và nước Pháp của Na-pô-lê-ông lại mang tai hoạ. Năm 1815, Đan Mạch mất Na Uy cho Thuỵ Điển. Các công quốc Sơ-lê-uých và Hôn-xtên phía Nam trở thành chủ đề tranh chấp phức tạp với Phổ. Sau một cuộc chiến tranh ngắn với Phổ và áo (1864), Đan Mạch phải nhường lại các công quốc này. Tuy vậy, Bắc Sơ-lê-uých đã được trao lại cho Đan Mạch năm 1920 theo Hoà ước Véc-xây (1919). Sang thế kỷ XX, các thuộc địa cuối cùng của Đan Mạch hoặc là bị bán đi (như Viếc-gin Ai-len bán cho Mỹ năm 1917), hoặc được độc lập (như Ai-xơ-len, 1944), hoặc được trao quyền tự trị (Pha-rô, 1948; Grin-len, 1979). Trong những năm 1940-1945, Đan Mạch bị Đức quốc xã chiếm và sau đó là thành viên của Liên minh phương Tây. Từ những năm 1960, các mối quan hệ kinh tế và chính trị của Đan Mạch với Mỹ và Anh trở nên gắn bó hơn so với Na Uy và với Thuỵ Điển. Năm 1973, Đan Mạch gia nhập khối cộng đồng châu Âu, mặc dù việc gia nhập Khối thị trường chung đã khiến cho các đảng chính trị trong nước thêm chia rẽ.

 

 

Ý kiến bạn đọc