Thị trường ngoài nước
Thị trường Egypt
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Egypt 

Tên tiếng Việt:

 Cộng hòa Ả rập Ai Cập

Vị trí địa lý:

 Thuộc Bắc Phi, giáp với biển Địa Trung Hải, giữa Libya dải Gaza và biển Đỏ, giáp với phía bắc Sudang, bảo gồm bán đảo Asian Sinai

Diện tích:

1001450 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 Dầu lửa, khí tự nhiên, quặng sắt, photphat, mangan, đá vôi, thạch cao, khoáng chất amiang, chì, kẽm

Dân số

  80.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

 0-14 tuổi: 32.2% 15-64 tuổi: 63.2% Từ 65 tuổi trở lên: 4.6%

Tỷ lệ tăng dân số:

 0.01721

Dân tộc:

 Egyptian 98%, Berber, Nubian, Bedouin, và Beja 1%, Greek, Armenian và người gốc Châu Âu khác 1%

Thủ đô:

 Cairo

Quốc khánh:

 23/07/1952

Hệ thống luật pháp:

 Dựa trên hệ thống luật Hồi giáo và luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 0.072

GDP theo đầu người:

 5400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

 Nông nghiệp: 13.8% Công nghiệp: 41.1% Dịch vụ: 45.1%

Lực lượng lao động:

 22.49 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

 Nông nghiệp: 32% Công nghiệp: 17% Dịch vụ: 51%

Tỷ lệ thất nghiệp:

 0.101

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

 0.2

Lạm phát:

 0.088

Sản phẩm nông nghiệp:

 Bông, gạo, ngũ cốc, bột mỳ, đậu, hoa quả, rau, thú nuôi, trâu, cừu, dê

Công nghiệp:

 Dệt, chế biến thực phẩm, du lịch, hóa chất, dược phẩm, hydrocacbon, xây dựng, xi măng, kim loại cơ bản, công nghiệp nhẹ

Xuất khẩu:

 27.42 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

 Dầu thô và các sản phẩm từ dầu lửa, bông, sản phẩm dệt, sản phẩm từ kim loại, hóa chất

Đối tác xuất khẩu:

 Italia, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Syria, Ả rập xê út, Đức

Nhập khẩu:

 40.48 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

 Máy móc, thiết bị, thực phẩm, hóa chất, sản phẩm từ gỗ, nhiên liệu

Đối tác nhập khẩu:

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Italia, Ả rập xê út, Pháp 

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chế nhà nước- Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống từ năm 1953, chế độ một viện.

Hiến pháp thông qua ngày 11 tháng 9 năm 1971.

Có vùng lãnh thổ là các đơn vị hành chính.

Năm năm một lần 454 thành viên, trong đó có 10 thành viên do Tổng thống chỉ định và 445 thành viên đư­ợc bầu vào Majlisash-Shaab (Quốc hội) bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Quốc hội chỉ định và phê chuẩn Tổng thống với nhỉệm kỳ 6 năm thông qua trưng cầu dân ý. Tổng thống bổ nhiệm Thủ t­ướng, các bộ tr­ưởng và Phó tổng thống Ai Cập thực hiện chế độ đa dạng.

Ngoài ra còn có Hội đồng cố vấn, chỉ làm chức năng ­ vấn (gồm 264 ghế, 176 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu và 88 ghế do Tổng thống bổ nhiệm).

Địa lý - Nằm ở Bắc Phi. Gồm hai phần lãnh thổ ngăn cách bởi kênh Xuy-ê (Suez- phần chủ yếu nằm Ở đông-bắc châu Phi phía tây kênh Xuy-ê phần còn lại là bán đảo Si-nai (Si-nai nằm trên đại lục á-âu nh­ưng đư­ợc thế giới coi là đất của châu Phi). Hơn 90% đất đai là sa mạc. Sa mạc phía Xa-ha-ra (Li-bi) tây lấn vào Ly-bi và Xu-đăng là một sa mạc thấp. Sa mạc Ả rập phía đông bị nhiều suối cạn chia cắt và chấm dứt tại vùng núi cạnh biển Đỏ. Phần lớn dân c­ư Ai-cập sống tại châu thổ sông Nin- vùng đất thâm canh nhờ thủy lợi và đư­ợc phù sa do các trận lụt hàng năm của sông Nin bồi đắp, phía đông kênh đào Xuy-ê là bán đảo Xi-nai, có đỉnh Ca-tơ-rin, cao 2.642 m.

Nằm ơ một ví trị địa lý đặc biệt nên có vị trí địa - chính trị quan trọng.

Các sông chính: Sông Nin, 6.670 km.

Khí hậu: Mùa đông ôn hòa. Mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alếch-xan-đơ-ri-a có l­ợng m­a lớn nhất: 200 mm. Vùng cạnh biên Đỏ hầu nhưng không có, mà nhiệt độ trung bình tháng Giêng, ở miền Bắc là 120 C, miền Nam là 15-160 C, tháng Bảy 25-260 C và 30-340 C.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 31%, nông nghiệp: l6% và dịch vụ: 53% GDP.

Trên 1/3 lực l­ượng lao động làm nông nghiệp. Ngô, lúa mì, gạo và hoa quả đư­ợc sản xuất đành cho thị tr­ường trong nước, bông và chà là, chủ yếu được dành cho x­ất khẩu. Dầu mỏ có từ l­ượng nhỏ (theo tiêu chuẩn của Trung Đông), lệ phí kênh đào Xuy-ê và du lịch (các kim tự tháp) nổỉ tiểng là danh thắng rất hấp dẫn khách du lịch) là những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Khu kinh tế công cộng còn chiếm tỷ trọng lớn và chế độ bao cấp l­ương thực vẫn được thực hiện. Năng l­ượng điện sản xuất hàng năm đạt 46 tỷ kwh, nhiệt điện chiếm 76%, thủy điện chiếm 24%.

Xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD và nhập khẩu: 16,7 tỷ USD), nợ n­ước ngoài: 2,8 tỷ USD.

*Văn hóa- xã hội – Tỷ lệ người biết đọc biết viết đạt 52%, năm: 63,9%, nữ: 39%. Giáo dục phổ cập bắt buộc 8 năm, ng­ười học được miễn phí Ở tất cả các bậc học.

Tuổi thọ trung bình đạt 62,29 tuổi, nam: 60,39, nữ: 64,49 tuổi.

Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô Cai-rô (có đền thờ Hồi giáo cổ), th­ư viện Alếch-xan-đrơ, Đèn biển nổi tiếng, Kênh đào Xuy-ê, đặc biệt là các Kim tự tháp dọc theo sông Nin...

*Lịch Sử - Từ năm 3100 đến năm 332 trư­ớc Công nguyên, có 80 triều đại Pha-ra ông cai quản xứ Ai-cập. Vào thời gian sau đó, Ai cập là một phần của V­ương quốc Pơ-tô-lê-ma-ích, Đế quốc La Mã (Ý) và Đế quốc Bi-dăng-tin (đế quốc một thời, chiếm cả khu vực Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bun-ga-ri, Ý... ngày nay, tồn tại từ 395 đến 1453 sau công nguyên). Trong những năm từ 639 đến 642, ngư­ời Ả-rập xâm l­ược Ai Cập và dần dần biến xã hội Ai Cập thành một xã hội Hồi giáo Ả-rập một tỉnh của v­ương quốc Hồi giáo A-ba-xít. Từ năm 973 đến 1171, một v­ương quốc Hồi giáo khác, do triều đại Pha-ta-mít lập ra tại Cai-rô, đã cạnh tranh với Vư­ơng quốc Hồi giáo A-ba-xít. Năm 1250, các đạo quân Mam lúc (vốn là các nô lệ Thổ Nhĩ Kỳ) đã thành lập tại Ai Cập một Nhà n­ước Hồi giáo độc lập. Năm 1517, Ai Cập trở thành một phần của Đế quốc Ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc xâm lư­ợc của Pháp (1798-1801), Tổng trấn của Ốt-tô-man là Mô-ha-mét A-li (1769-1849) đã làm cho Ai Cập hùng c­ường và lập ra một triều đại tồn tại cho đến năm 1953. Những ng­ười kế tục Mô-ha-mét A-li đã giành thêm đư­ợc lãnh thổ và khuyến khích xây dựng kênh Xuy-ê. Tuy nhiên, cũng chính họ đã làm cho đất nước này suy sụp. Năm 1882, Vương quốc Anh (chủ nợ chính của Ai Cập) đã chiếm Ai Cập và thiết lập ở đây chế độ bảo hộ, từ năm 1914 đến 1922 là năm Ai Cập độc lập.

Cuộc đảo chính quân sự năm 1952 đã lật đổ chế độ tham nhũng của vua Pha-rúc. Năm 1953, nước cộng hòa được thành lập. Năm 1954- Ga-man áp đen Na-se (1918-1970), thuộc phái cấp tiến, trở thành Tổng thống ông đã quốc hữu hóa kênh Xuy-ê năm 1956 và làm cho Ai Cập trở thành lãnh tụ của phong trào dân tộc chủ nghĩa của thế giới Ả-rập. Ga- man áp-đen Na-se đã hai lần thất bại trong cuộc chiến tranh Trung Đông với I-xra-en (năm 1967 và 1973). Ngư­ời kế nhiệm Ga-man áp-đen Na-se là An-u-a Sa-đát đã hòa giải với I-xra-en (1979), như­ng lại bị thế giới ả-rập tẩy chay. Từ khi An-u-a Sa-đát bị ám sát năm 1981, Ai Cập lấy lại đư­ợc vị trí của mình trong giới đạo hữu Ả-rập. Ai Cập vấp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng và trong thời kỳ gần đây, phái hồi giáo chính thống hoạt động khủng bố mạnh, làm cho tình hình đất n­ước không ổn định. Ai cập ra bầu lại Tổng thống vào tháng Mư­ời năm 1999, Tổng thống Mu-ba-rắc (nắm quyền từ 1981) đã trúng nhiệm kỳ thứ hai.

 

 

Ý kiến bạn đọc