Thị trường ngoài nước
Thị trường Ethiopia
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Ethiopia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa dân chủ liên bang Ethiopia

Vị trí địa lý:

Thuộc Đông Phi, giáp với phía Tây Somali

Diện tích:

1127127 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Trữ lượng nhỏ vàng, plantin, đồng, kalicacbonnat khô, khí tự nhiên, thủy năng

Dân số

76.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 43.4% 15-64 tuổi: 53.8% Từ 65 tuổi trở lên: 2.7%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02272

Dân tộc:

Oromo 32.1%, Amara 30.1%, Tigraway 6.2%, Somalie 5.9%, Guragie 4.3%, Sidama 3.5%, Welaita 2.4%, khác 15.4%

Thủ đô:

Addis Ababa

Quốc khánh:

28/05/1981

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên luật dân sự, hiện đang có sự chuyển tiếp giữa tòa án địa phương và tòa án quốc gia, không thừa nhận luật ICJ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.098

GDP theo đầu người:

700 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 48.8% Công nghiệp: 12.9% Dịch vụ: 38.3%

Lực lượng lao động:

27.27 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 80% Công nghiệp: 8% Dịch vụ: 12%

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.387

Lạm phát:

0.159

Sản phẩm nông nghiệp:

Ngũ cốc, hạt đậu, cà phê, hạt có dầu, bông, mía, khoai tây, tỉa hoa, gia súc, thịt cừu, dê, cá

Công nghiệp:

Chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm dệt, da, hóa chất, luyện kim, xi măng

Xuất khẩu:

1.2 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Cà phê, vàng, sản phẩm từ da, động vật sống, hạt có dầu

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Trung Quốc, Nhật, Hoa Kỳ, Ả rập xê út, Djibouti, Italia

Nhập khẩu:

4.54 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Thực phẩm, động vật sống, dầu và các sản phẩm từ dầu, hóa chất, máy móc, mô tô, ngũ cốc, sản phẩm dệt

Đối tác nhập khẩu:

Ả rập xê út, Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, Đức

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1994).

Hiến pháp thông qua tháng Mười hai năm 1994.

Có 9 bang và 2 thành phố đặc quyền trực thuộc Trung ương.

Thượng viện gồm 117 ghế, do Quốc hội các bang lựa chọn, nhiệm kỳ 5 năm và Hạ viện 548 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống do Hạ nghị viện Liên bang bầu, nhiệm kỳ 6 năm; Thủ tướng do đảng cầm quyền chỉ định.

· Địa lý - Thuộc Đông - Bắc Phi. Phía tây là cao nguyên, cao nguyên Ti-gơ-rê và dãy núi Sê-mi-en, cao hơn 4.000m. Giữa là một thung lũng rộng và có độ dốc lớn. Tiếp giáp với thung lũng, chạy về phía đông và vùng đất thấp hơn.

Sông chính: Sông Nin xanh, 1.460km; hồ Ta-na, rộng: 5.000km2.

Khí hậu: Vùng phía đông và phía bắc có khí hậu rất nóng. Vùng núi có khí hậu ôn hoà; lượng mưa ở vùng đông bắc là 150-600mm, miền Nam 1500-1800mm.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 12%, nông nghiệp: 50% và dịch vụ: 33% GDP.

Các cuộc chiến tranh của các nhóm chủ trương ly khai đã kìm hãm sự phát triển kinh tế và làm cho Ê-ti-ô-pi vốn đã nghèo càng khó khăn thêm. Phần lớn dân cư của Ê-ti-ô-pi làm nông nghiệp. Cà phê là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. xuất khẩu đạt 550 triệu USD, nhập khẩu 1,3 tỷ USD; nợ nước ngoài: 10 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 35,5%; nam: 45,5%; nữ: 25,3%.

Giáo dục không bắt buộc, chỉ có khoảng 50% số trẻ đến trường. Có một vài trường đại học; tại thủ đô có một trường đại học tổng hợp.

Hầu hết dân chúng chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, suy dinh dưỡng, bệnh tả, sốt rét, sốt vàng da là những căn bệnh phổ biến.

Tuổi thọ trung bình đạt 40,46 tuổi; nam: 39,2 tuổi; nữ: 41,73 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, hẻm núi xanh Nin ở Tát-si-sát và Gôn-da...

· Lịch sử - Vương quốc Ê-ti-ô-pi cổ đại, với tên gọi Ác-gum, phát triển phồn vinh trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Thế kỷ IV, Thiên Chúa giáo du nhập vào Ê-ti-ô-pi. Hồi giáo du nhập vào muộn hơn. Nhà nước phong kiến hình thành từ thế kỷ XIII-XIV; năm 1856 đất nước thống nhất lại. Dưới thời của Hoàng đế Mê-lê-ních II, Ê-ti-ô-pi đã thoát khỏi cuộc tranh giành của các đế quốc châu Âu và năm 1896, đã đánh bại một cuộc xâm lược của I-ta-li-a. Tuy nhiên I-ta-li-a vẫn chiếm được Ê-ti-ô-pi từ năm 1936 đến năm 1941. Hoàng đế Hai-sơ-Sê-lát-si-ê (1892-1975) của Ê-ti-ô-pi nắm quyền lực từ 1930, đã đóng vai trò xuất sắc ở châu Phi, nhưng do thất bại trong việc hiện đại hoá Ê-ti-ô-pi nên đã bị lật đổ vào năm 1974. Phái quân sự cánh tả đã liên minh với Liên Xô và tiến hành những thay đổi mang tính cách mạng. Cu Ba cũng giúp đỡ Ê-ti-ô-pi trấn áp quân du kích thuộc phái ly khai ở khu vực Ê-ri-tơ-ri-a và Ti-gơ-rây. Hạn hán, đất bạc màu và nội chiến đã gây ra nạn đói nghiêm trọng trong những năm 1980 và 1990. Năm 1991, cánh tả đã bị các lực lượng ly khai ở tỉnh Ti-gơ-rây lật đổ. Các Chính phủ lâm thời cũng công nhận quyền ly khai của tỉnh Ê-ri-tơ-rê năm 1993 và năm 2000 hai bên ký Hiệp ước hoà bình sau một thời gian dài xung đột tranh chấp lãnh thổ. Năm 1995, Hiến pháp mới có hiệu lực. Tổng thống đương nhiệm hiện nay là ông Nê-ga-sô Gi-đa-đa, nhậm cức từ năm 1995.

Ê-ti-ô-pi hiện nay theo thể chế đa đảng đang cầm quyền hiện nay là Mặt trận Dân chủ cách mạng Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a (EPRDF).

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc