Thị trường ngoài nước
Thị trường Finland
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Finland 

Tên tiếng Việt:

 Cộng hòa Phần Lan

Vị trí địa lý:

 Thuộc Bắc Âu, giáp với biển Bantic, vịnh Bothnia và vịnh của Phần Lan, giữa Thụy Sỹ và Nga

Diện tích:

338145 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 Gỗ, quặng sắt, đồng, chì, kẽm, niken, vàng, bạc, đá vôi

Dân số

  5.2 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

 0-14 tuổi: 16.9% 15-64 tuổi: 66.7% Từ 65 tuổi trở lên: 16.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

 0.00127

Dân tộc:

 Finn 93.4%, Swede 5.7%, Russian 0.4%, Estonian 0.2%, Roma (Gypsy) 0.2%, Sami 0.1%

Thủ đô:

 Helsinki

Quốc khánh:

 06/12/1917

Hệ thống luật pháp:

 Dựa trên hệ thống luật dân sự của Thụy Sỹ, tổng thống có quyền yêu cầu Tòa Án tối cao điều chỉnh lại luật, chịu sự điều chỉnh của luật ICJ có điều kiện

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 0.039

GDP theo đầu người:

 35500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

 Nông nghiệp: 2.5% Công nghiệp: 31.7% Dịch vụ: 65.9%

Lực lượng lao động:

 2.68 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

 Nông nghiệp và rừng 4.4% Công nghiệp 17.5% Xây dựng 6% Thương mại 22% Tài chính, bảo hiểm và kinh doanh dịch vụ 12% Vận tải và viễn thông 8% Dịch vụ công 30.2%

Tỷ lệ thất nghiệp:

 0.066

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

 N/A

Lạm phát:

 0.027

Sản phẩm nông nghiệp:

 Lúa mạch, lúa mỳ, củ cải đường, khoai tây, cá

Công nghiệp:

 Kim loại và các sản phẩm từ kim loại, điện tử, máy móc và thiết bị khoa học,đóng tàu, giấy, thực phẩm, hóa chất, sản phẩm dệt, quần áo

Xuất khẩu:

 92.62 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

 Máy móc thiết bị, hóa chất, kim loại, gỗ, giấy

Đối tác xuất khẩu:

 Đức, Thụy Sỹ, Nga, Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan

Nhập khẩu:

 76.36 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

 Thực phẩm, dầu lửa, và sản phẩm từ dầu lửa, hóa chất, thiết bị vận tải, sắt và thép, máy móc, dệt vải và sợi, xiên đâm cá

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Nga, Thụy Sỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Anh, Đan Mạch  

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nớc - Theo thể chế Cộng hoà lưỡng tính, chế độ một viện.

Hiến pháp Phần Lan ban hành ngày 17 tháng Bảy năm 1919.

Hiến pháp mới có hiệu lực từ tháng Ba năm 2000.

Nghị viện gồm 200 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo chế độ đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống. Tổng thống được bầu bằng bỏ phiếu phổ thông trực tiếp, nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Nội các do Thủ tướng lãnh đạo. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

* Đại lý - Thuộc Bắc Âu. Gần 1/3 lãnh thổ của Phần Lan nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực. Hồ chiếm 1/10 diện tích của Phần Lan (tổng số khoảng 50.000 hồ). Hồ lớn nhất là hồ Sai-ma rộng hơn 4.400km2. Trong mùa đông, vịnh Bốt-ni-a ở phía tây và vịnh Phần Lan ở phía nam đóng băng và ở các cảng phải sử dụng máy phá băng. Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu vực núi cao, có đỉnh Han-ti-hin-tu-ri cao tới 1.342m; ở phía tây bắc, phần lớn diên tích còn lại của Phần Lan là đất thấp đồng bằng Bắc Âu.

Khí hậu: Mùa hạ ấm. Mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía bắc.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 5% và dịch vụ: 63% GDP.

Rừng chiến 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được. Chế biến kim loại và cơ khí, đặc biệt đóng tàu, là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồng và thuỷ điện (sản xuất điện năng đạt 75,299 tỷ kWh, điện nguyên tử chiếm 27,59%, thuỷ điện 19,59%, tiêu thụ 79,278 tỷ kWh), các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có qui mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, kinh tế Phần Lan phát triển tốt, đạt tốc độ tăng trưởng từ 3,5 - 4,9%; Thất nghiệp còn cao (10,9%). Xuất khẩu đạt 43 tỷ, nhập khẩu: 30,7 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 100%.

Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm. Sau đó vào học trường hướng nghiệp hoặc hoàn thành 3 năm trung học. Nhiều em tiếp tục học lên đại học. Tỷ lệ trẻ em đến trường ở nước này vào loại cao nhất thế giới.

Trường đại học tổng hợp Hen-xinh-ki thành lập từ năm 1640 là một trường có uy tín về đào tạo.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Phần Lan là rất tốt và được quỹ bảo hiểm chi trả. Dịch vụ y tế tư nhân cũng được khuyến khích phát triển.

Tuổi thọ trung bình đạt 77,41 tuổi; nam: 73,74; nữ: 81,3 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Tại THủ đô có nhiều di tích đẹp, thác nước Tam-me-cốp-xki, vùng hồ Xen-đin-na…

* Lịch sử - Cuộc chinh phục Phần Lan của Thuỵ Điển bắt đầu từ thế kỷ XII và kết thúc vào năm 1634. Trong cuộc cải cách tôn giáo ở thế kỷ XVIII, phần lớn người Phần Lan theo giáo phái của Mác-tin Lu-thơ (nhà cải cách tôn giáo người Đức (1483-1546). Nga chinh phục phần lớn lãnh thổ của Phần Lan vào năm 1809. Trong suốt thế kỷ XIX, Phần Lan là một Đại công quốc do Sa Hoàng cai quản. Tình hình trở nên căng thẳng khi Đế quốc Nga muốn củng cố quyền lực chính trị và tăng cường ảnh hưởng văn hoá. Năm 1906, Phần Lan được phép triệu tập viện Đu-ma (quốc hội) riêng, nhưng đến năm 1910 lại bị nbãi bỏ. Sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lê-nin và Nhà nước công-nông của Nga đã trao quyền độc lập cho Phần Lan. Sau đó, Phần Lan rơi vào cuộc nội chiến kéo dài tới năm 1919 và tồn tại cho tới ngày nay. Sau Đại chiến Thế giới thứ II, Phần Lan gĩ vai trò của một nước độc lập và trung lập. Phần Lan có được phần nào ảnh hưởng do thực hiện nghiêm chỉnh vai trò trung lập của mình, ví dụ vai trò chủ nhà của các phiên họp đầu tiên của Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu. Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Phần Lan đã nối lại quan hệ gần gũi vốn có với Nga và xin gia nhập Cộng đồng châu Âu. Năm 1995, chính thức gia nhập EU.

Tình hình chính trị của Phần Lan khá ổn định. Chính phủ hiện nay là Chính phủ liên hiệp 5 đảng (Xã hội dân chủ, Bảo thủ, Môi trường, Liên minh cánh tả và Đảng Nhân dân Thuỵ Điển). Pa-a-vô Líp-pô-ne-sơ (Paava Lippones), Chủ tịch Đảng Xã hội dân chủ làm Thủ tướng.

 

 

Ý kiến bạn đọc