Thị trường ngoài nước
Thị trường Gabon
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Gabon

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Gabon

Vị trí địa lý:

Nằm ở Tây Phi, tiếp giáp biển Đại Tây Dương ở Equator, nằm giữa Cộng hoà Congo và xích đạo Guinea

Diện tích:

267667 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, khí tự nhiên, kim cương, niobi, magan, uranium, vàng, mỏ sắt, gỗ xẻ ,thuỷ năng

Dân số

1.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 42.1% 15-64 tuổi:53.9% 65 tuổi trở lên: 4%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02036

Dân tộc:

Bộ tộc Bantu, người Phi và người Châu Âu khác

Thủ đô:

Libreville

Quốc khánh:

17/08/1960

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo chế độ luật pháp và tập quán của Pháp

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.045

GDP theo đầu người:

13800 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 5.8% Công nghiệp: 58.8% Dịch vụ: 35.5%

Lực lượng lao động:

582000 (người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 60% Công nghiệp: 15% Dịch vụ: 25%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.21

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.05

Sản phẩm nông nghiệp:

Ca cao, cà phê, đường ,dầu cọ, cao su, gia súc, cá

Công nghiệp:

Dầu, magan, vàng, hoá chất, sửa chữa tầu, thực phẩm và đồ uống, dệt may, xi măng

Xuất khẩu:

6.856 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Trinidad và Tobago, Thái Lan

Đối tác xuất khẩu:

Dầu thô, gỗ xẻ, mangan, uranium

Nhập khẩu:

2.107 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc và thiết bị, chế biến thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng

Đối tác nhập khẩu:

Pháp, Mỹ, Hà Lan, Camoroon, Bỉ

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1961).

Hiến pháp được ban hành ngày 14 tháng Ba năm 1991, sửa đổi năm 1995.

Tổng thống được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Nội các và Thủ tướng. Hạ viện gồm 120 thành viên và Thượng viện gồm 91 thành viên được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm.

· Địa lý - Nằm ở Trung Phi. Trừ đồng bằng hẹp ven biển, phần lớn lãnh thổ của Ga- Bông là cao nguyên thấp. Khối núi Chai-lu nằm ở giữa lãnh thổ có đỉnh cao đến 980m.

Sông chính: Ô-pô-u-ê.

Khí hậu: Khí hậu xích đạo nóng và ẩm, biến thiên nhiệt độ theo mùa nhỏ.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 67%, nông nghiệp: 8% và dịch vụ: 25% GDP.

Dầu mỏ (trữ lượng 120 triệu tấn), khí tự nhiên, măng-gan (trữ lượng 235 triệu tấn), u-ra-ni-um (5 triệu tấn), quặng sắt (gần 1 tỷ tấn), cùng với dân số ít khiến Ga - Bông trở thành một trong những nước giàu nhất ở châu Phi đen, mặc dù phần lớn dân Ga-Bông làm nông nghiệp. Thu nhập đầu người năm 1997 đạt 4120 USD; nhập khẩu 890 triệu, xuất 2,7 tỷ - xuất siêu nên dự trữ ngoại tệ khá cao; nợ nước ngoài: 4,1 tỷ USD; sản xuất điện năng đạt 930 kWh, tiêu thụ 930 kWh.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 63,2%; nam: 73,7%; nữ: 53,3%.

Giáo dục được coi là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Giáo dục bắt buộc với trẻ em trong 10 năm miễn phí. Giáo dục theo mô hình của Pháp.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khá tốt. Khám bệnh được miễn phí, phải trả tiền thuốc. Phương pháp chữa bệnh truyền thống được sử dụng rộng rãi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, khu nghỉ mát Poanh-to, Đôn-nít, núi Crê-xtan, sông Ô-gu và Nơ-ga-nu, thành phố Pooc-gien-tin, các công viên quốc gia..

· Lịch sử - người ta còn chưa xác định được dòng người Ban-tu di cư đến Ga - Bông vào thời gian nào, có lẽ vào thế kỷ XI hoặc XII. Các cuộc di cư, trong đó có nhiều người Phang, vẫn tiếp tục cho đến tận thế kỷ XIX. Trước đây, Ga-Bông là một nước hấp dẫn về kinh tế, đặc biệt là thương mại do giao thông đường thuỷ thuận tiện. Khoảng thế kỷ XIV, vương quốc Lô-an-gô được thành lập ở miền nam Ga-bông hiện nay. Vương quốc láng giềng hùng mạnh là Công-gô đã xâm nhập làm sụp đổ vương quốc này. Sang thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân đến Công-gô và giải thoát cho vương quốc Lô-an-gô. Đến thế kỷ XVII, Bồ Đào Nha trao lại mảnh đất này cho Hà Lan. Người Anh, người Pháp đã tiến hành buôn bán nô lệ tại đây. Trong thế kỷ XIX, việc buôn bán nô lệ đạt đến mức tột đỉnh lâm sản cũng thu hút được sự chú ý của người châu Âu, trước hết là cao su và gỗ. Năm 1893, đã có một công ước duy trì sự có mặt của Pháp ở bờ trái sông Ga-Bông, tiếp theo các hiệp định khác đảm bảo sự có mặt rộng rãi hơn của Pháp. Bám rễ chắc ở vùng ven biển, người Pháp theo các dòng sông vào khám phá các vùng sâu trong đất liền. Theo các sắc lệnh năm 1903, 1906 và nhất là 1910, nước Ga-bông và châu Phi xích đạo thuộc Pháp được lập ra cùng với việc phân chia các đường biên giới.

Cũng như các nước khác của châu Phi xích đạo thuộc Pháp, Ga-bông giai đoạn đầu tiên của thời kỳ thuộc địa là giai đoạn các Công ty khai thác lớn. các Công ty này khai thác ngà voi, cao su, gỗ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, người ta càng thấy triển vọng của rừng ở Ga-bông là vô tận. Chiến tranh thế giới lần thứ II tạo nên bước ngoặt cho Ga-bông. cuộc trưng cầu dân ý, năm 1958, về Ga-bông, Ga-bông đã nhận được 92% dân chúng ủng hộ và trở thành nước tự trị. Năm 1960, Lê-ôn M’Ba, một người dân Pháp, đã đưa Ga-bông tiếp tục chính sách thân phương Tây. Từ năm 1968 đến năm 1990, Ga-bông là quốc gia chỉ có một đảng (Đảng dân chủ Ga-bông). Hiện nay là một quốc gia đa đảng. Cuối tháng Giêng năm 2002, Thủ tướng Ga-bông G.N.Ê-man công bố thành phần Chính phủ mới gồm 39 thành viên (Chính phủ cũ 33 thành viên); có một số nhân vật của phe đối lập tham gia Chính phủ. Chính phủ mới sẽ nỗ lực xoá đói giảm nghèo, chống tham nhũng và tái định cư.

 

 

Ý kiến bạn đọc