Thị trường ngoài nước
Thị trường Germany
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Germany

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa liên bang Đức

Vị trí địa lý:

Nằm ở Trung âu, tiếp giáp biển Baltic và biển Bắc, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, nằm ở phía Nam Đan Mạch

Diện tích:

357021 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Than đá, than non, khí tự nhiên, quặng sắt, đồng đỏ, niken, uranium, kali cacbonat, muối, vật liệu xây dựng, gỗ xây dựng, đất trồng trọt

Dân số

82.4 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 13,9% 15-64 tuổi: 66.3% 65 tuổi trở lên: 19.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00033

Dân tộc:

Người Đức 91.5%, Người Thổ Nhỹ Kỳ 2.4%, Dân tộc khác 6.1% (chiếm phần lớn of Greek, Italian, Polish, Russian, Serbo-Croatian, Spanish)

Thủ đô:

Berlin

Quốc khánh:

03/10/1990

Hệ thống luật pháp:

Chế độ pháp luật dân sự và quan niệm bản xứ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.026

GDP theo đầu người:

34400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 0.9% Công nghiệp: 29.6% Dịch vụ: 69.5%

Lực lượng lao động:

43.63 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 2.8% Công nghiệp: 33.4% Dịch vụ: 63.8%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.091

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.11

Lạm phát:

0.02

Sản phẩm nông nghiệp:

Khoai tây,lúa mỳ, lúa mạch, đường, trái cây, gia cầm, gia súc

Công nghiệp:

Sắt thép, than đá , xi măng, hoá chất, máy móc, xe cộ ,công cụ,đồ điện tử, thực phẩm, đồ uống, dệt may, đóng tầu

Xuất khẩu:

1.361 ngàn tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc, xe cộ, hoá chất, kim loại và sản phẩm, hàng dệt may, thực phẩm

Đối tác xuất khẩu:

Pháp, Mỹ, Italia, Hà Lan, Bỉ, Áo, Tây Ban Nha

Nhập khẩu:

1.121 ngàn tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, hoá chất, dệt may,công nghiệp thực phẩm, kim loại, xe cộ

Đối tác nhập khẩu:

Hà Lan, Pháp, Bỉ, Mỹ, Trung Quốc, Italia, Mỹ, Áo, Nga

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà n­ớc - Theo thể chế Cộng hoà dân chủ nghị viện Liên bang, chế độ lưỡng viện (từ năm 1949).

Hiến pháp được công bố ngày 23 tháng Năm năm 1949, sửa đổi lần gần nhất năm 1998.

Có 16 bang là 16 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Mỗi bang trong số 16 bang này, tuỳ theo số dân, có 3, 4 hoặc 6 đại biểu của mình trong Thượng nghị viện (Hội đồng liên bang). Thượng viện gòm 68 thành viên được bổ nhiệm với nhiệm kỳ nhất định. Hạ nghị viện (Nghị viện liên bang) gồm 656 thành viên có nhiệm kỳ 4 năm, được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ cử tri duy nhất và cử tri theo đại diện tỷ lệ. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ liên bang do Thủ tướng đại diện. Thủ tướng do Nghị viên liên bang bầu ra. Tổng thống (không có thực quyền) do Hội đồng liên bang và số đại cử tri bằng nhau của các bang bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống đương nhiệm là Giô-han-nét Ran, thuộc Đảng dân chủ xã hội (SPD), nhậm chức từ ngày 1 tháng Bảy năm 1999. Mỗi bang đều có nghị viện và chính quyền riêng.

· Địa lý - Thuộc Tây Âu. Miền bắc nước Đức là một đồng bằng phì nhiêu với nhiều trảng cát, được các sông En-bơ, sông U-ê-sơ và Ô-đơ tưới tiêu. ở phía tây, đồng bằng tiếp giáp với vùng đất thấp phía bắc sông Ranh, trong đó có vùng mỏ than Rua. Hơn một phần năm dân số Đức sống tại khu vực này. Vành đai cao nguyên đá cổ kéo dài từ phía đông sang phía tây đất nước, bao gồm vùng núi Hun -sơ-rúc và Ê-phen ở vùng ven sông Ranh, vùng thượng du Ta-u-nút, U-ê-xtơ-u-an-đơ ở khu vực Hê-se rồi chạy tới vùng đất dốc đứng soa-bi-a. Bìa rừng của thượng du Bô-hê-mi-a là biên giới tự nhiên giữa Đức và Cộng hoà Séc, còn dãy núi Ba-va-ri-a An-pơ với đỉnh Du-gơ-xpit-dơ, cao 2.963m, là biên giới tự nhiên giữa Đức và áo.

Các sông chính: Sông Ranh, 1.320km; sông En-bơ, 1.165km; sông Da-nuýp, 2.850km; sông Ô-đơ, 854km

Khí hậu: Khí hậu ôn đới, tuy nhiên giữa các vùng có chênh lệch nhiệt độ đáng kể. Vùng đồng bằng ven biển phía bắc có nhiệt độ ôn hoà. Vùng núi cao Bô-va-ri-an An-pơ ở miền nam có mùa hè mát và mùa đông lạnh. Vùng phía đông có mùa hè ấm, mùa đông lạnh.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 30,4%, nông nghiệp: 1,2% và dịch vụ: 68,45% GDP.

Đức là cường quốc công nghiệp thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản, GDP năm 1996 là 2.476 tỷ USD, năm 1997 là 2.321 tỷ USD; đứng thứ hai về xuất khẩu, xuất khẩu chiếm 47% GDP. Sự phục hồi kinh tế của nước này sau Đại chiến thế giới lân thứ II được mệnh danh là Điều kỳ diệu của kinh tế Đức. Các ngành công nghiệp then chốt là công nghiệp chế tạo điện máy, hoá chất, dệt, chế biến thực phẩm và xe hơi. Công nghiệp nặng và chế tạo máy tập trung sông Ranh, còn công nghiệp chế tạo ôtô thì tập trung ở các tỉnh lỵ lớn như Stút-gát. Từ những năm 1980, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Đức có tương đối ít tài nguyên thiên nhiên, nên chủ yếu phải dựa vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Khoáng sản của Đức chỉ có than đá, than nâu, một số mỏ nhỏ quặng sắt, bô-xít, đồng và muối. Đức thiếu nhân lực lao động nên phải thuê một số lớn người lao động nước ngoài, đặc biệt là người Thổ Nhĩ Kỳ và người Nam Tư. Sau khi đất nước tái thống nhất, năm 1990, tình trạng thiếu lao động ở Tây Đức được cải thiện nhờ có lực lượng lao động từ Cộng hoà dân chủ Đức cũ tới. Số người làm việc trong ngành dịch vụ nhiều gấp đôi so với số người làm việc trong các ngành sản xuất khác. Ngành ngân àng và tài chính là khu vực thu hút ngoại tệ chủ yếu. Thành phố Phran-phuốc là một trong những trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu thế giới, là nơi có trụ sở của Ngân hàng EU.

Việc tái thống nhất nước Đức cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế. Trước đây, cộng hoà dân chủ Đức là nước có nền kinh tế phát triển, thành công nhất trong khối các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ năm 1990, nhiều Công ty của Cộng hoà dân chủ Đức. Nhiều Công ty ở Cộng hoà dân chủ Đức cũ bị phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực cộng hoà dân chủ Đức cũ tăng cao. Thất nghiệp năm 1998 lên tới 4 triệu người.

Các sản phẩm nông nghiệp (chiếm 1,2% GDP) chính của Đức là cây hoa bia, nho, củ cải đường, lúa mỳ, lúa mạch và các sản phẩm từ sữa. Năm 1991, các nông trang tập thể của cộng hoà dân chủ Đức cũ đã được tư nhân hoá. Rừng phủ khoảng 30% diện tích nước Đức, giúp cho ngành công nghiệp gỗ của Đức trở nên thịnh vượng. Sản xuất điện 525,5 tỷ kWh, tiêu tụ 488,1 tỷ kWh, thuỷ điện 3,2%, điện nguyên tử 29,06%, nhiệt điện 65,77%.

 

 

Ý kiến bạn đọc