Thị trường ngoài nước
Thị trường Haiti
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Haiti

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Haiti

Vị trí địa lý:

Nằm ở Caribbean,1/3 phía Tây của đảo Hispaniola, nằm giữa biển Caribbean và biển Bắc Đại Tây Dương, nằm ở phía Tây Cộng hoà Dominican

Diện tích:

27750 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Bauxit, đồng, canxi cacbonat, vàng, thuỷ năng, cẩm thạch

Dân số

8.7 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:42.1% 15-64 tuổi: 54.4% 65 tuổi trở lên: 3.5%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02453

Dân tộc:

Người da đen, Người da trắng, người da trắng lai da đen

Thủ đô:

Port-au-Prince

Quốc khánh:

01/01/1804

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo chế độ luật La Mã

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.035

GDP theo đầu người:

1900 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 28% Công nghiệp: 20% Dịch vụ: 52%

Lực lượng lao động:

3.6 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 66% Công nghiệp 9% Dịch vụ: 25%

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.8

Lạm phát:

0.089

Sản phẩm nông nghiệp:

Xoài, cà phê, đường, gạo ,ngô, gỗ, lúa miến

Công nghiệp:

Đường tinh luyện, bột xay, dệt may, xi măng , lắp đặt hệ thống ánh sáng dựa vào nhập khẩu

Xuất khẩu:

554.8 triệu (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Hàng chế tạo, dầu, đồ thêu trang trí, cacao, xoài , cà phê

Đối tác xuất khẩu:

Hoa Kỳ, Cộng hoà Dominican, Canada

Nhập khẩu:

1.844 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Thực phẩm, sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị vận tải, chất đốt, nhiên liệu, vật liệu thô

Đối tác nhập khẩu:

Hoa Kỳ, Hà Lan, Brazin

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1987).

Hiến pháp hiện hành được thông qua vào tháng Ba năm 1987, được sửa chữa nhiều lần, lần gần nhất là tháng Mười năm 1994.

Có 9 vùng là 9 khu hành chính.

Tổng thống, nhiệm kỳ 5 năm; 27 thượng nghị sỹ, nhiệm kỳ 6 năm và 83 hạ nghị sỹ, nhiệm kỳ 4 năm. Tất cả đều được bầu trực tiếp; cứ 3 năm một lần thay thế 1/3 số nghị sĩ. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và được Quốc hội thông qua.

· Địa lý - Thuộc Trung Mỹ, vùng Ca-ri-bê. Hai-i-ti là phần phía tây của đảo Hi-spa-ni-ô-la. Các dãy núi, cao đến 2.800m, chạy từ đông sang tây xen kẽ với các thung lũng và các đồng bằng đông dân.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, ôn hoà nhờ độ cao và biển.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 14%, nông nghiệp: 42% và dịch vụ: 44% GDP.

2/3 lực lượng lao động của Hai-i-ti làm nông nghiệp, chủ yếu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng trong nước. Cà phê là cây thương mại chính. Tài nguyên ít và dân số cao khiến Hai-i-ti là nước nghèo nhất ở Tây Bán cầu; xuất khẩu 110 triệu USD, nhập khẩu 486 triệu USD; nợ nước ngoài: 1 tỷ USD. Sản xuất điện năng đạt 415 triệu kWh, tiêu thụ 415 triệu kWh.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 45%; nam: 48%; nữ: 42,2%.

Theo luật định, giáo dục bắt buộc và miễn phí cho trẻ em từ 7 đến 13 tuổi. Thực tế có nhiều khó khăn, vì các trường đều dạy bằng tiếng Pháp, mặc đồng phục gây khó khăn cho việc phổ cập. Có một trường đại học tổng hợp, có các ngành y, luật, kinh tế, khoa học xã hội.

Cứ 6000 dân mới có một thầy thuốc, phương tiện chữa bệnh nghèo nàn; các căn bệnh thế kỷ như AIDS đang hoành hành.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Chợ sắt ở Poóc tô Prin-xơ, bảo tàng mỹ thuật....

· Lịch sử - Cô-lông phát hiện ra đảo hi-spa-ni-ô-la vào năm 1492. Người Pháp định cư vào Hai-i-ti ở thế kỷ XVII thay thế Tây Ban Nha, và đến năm 1697, Hai-i-ti chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1791, nổ ra cuộc bạo động của các nô lệ da đen được đưa đến đây canh tác các đồn điền. Pháp cầu cứu Anh. Năm 1794, nô lệ da đen được giải phóng. Tút - xanh I’U-vec-tuya, một nô lệ cũ, đã trở thành thống đốc của Hai-i-ti vào năm 1801, nhưng ông không đủ sức chống lại lực lượng của Pháp được đưa sang để lập lại trật tự cũ. Độc lập được tuyên bố vào năm 1804 trong cuộc bạo động của Giăng Giắc-ki Đờ-sa-lin và hen-ri Cri-xtô-phơ. Cả hai người này sau lần lượt trở thành vua của Hai-i-ti. Năm 1820, nước cộng hòa thống nhất được thành lập, nhưng sau đó các cuộc đảo chính, tình trạng bất ổn định và căng thẳng giữa người da đen và những người lai vẫn diễn ra. Mỹ can thiệp vào Hai-i-ti từ 1915 đến 1935. Tổng thống Phran-xoa Đu-va-li-ê (tại vị từ 1956 đến 1971) và con trai của ông là Giăng Clau-đơ (tại vị trừ 1971 đến 1986) đã đe doạ bắt đất nước qui phục bằng quân đội riêng của họ. Chế độ của Đu-va-li-ê cũng phải cáo chung (1986) do các cuộc bạo lực. Tiếp theo, đã diễn ra một số cuộc đảo chính khác. cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong lịch sử của Hai - i - ti diễn ra vào năm 1991, nhưng chỉ chín tháng sau, Chính phủ hợp hiến mới được thành lập đã ngừng hoạt động sau một cuộc đảo chính. Tổng thống giáo sĩ Giưang bê-rơ-tran-đơ A-ri-sti-đơ bị phế truất và lưu vong ra nước ngoài. Mỹ can thiệp vào Hai-i-ti (1994), ngày 30 tháng mười năm 1998 chính quyền quân sự đã bị lật đổ và giáo sĩ Giăng Bê-rơ-tran-đơ A-ri-sti-đơ được phục hồi chức tổng thống Hai-i-ti.

 

 

Ý kiến bạn đọc