Thị trường ngoài nước
Thị trường Indonesia
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Indonesia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Indonesia

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Nam Á, quần đảo nằm giữa biển Ấn Độ Dương và biển Thái Bình Dương

Diện tích:

1919440 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, Niken, Thiếc, khí tự nhiên, bauxit, gỗ xây dựng, đồng, đất phì nhiêu, vàng, bạc, than đá

Dân số

234.7 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:28.7% 15-64 tuổi 65.6% 65 tuổi trở lên:5.7%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01213

Dân tộc:

Người Gia va, Sundanese, Madurese, Minangkabau, Betawi, Bugis, Banten, Banjar, dân tộc khác

Thủ đô:

Jakarta

Quốc khánh:

17/08/1945

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo hệ thống luật pháp Roman-Hà Lan

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.061

GDP theo đầu người:

3400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 12.4% Công nghiệp:47.7% Dịch vụ: 39.9%

Lực lượng lao động:

108 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:25% Công nghiệp:31% Dịch vụ: 45%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.097

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.178

Lạm phát:

0.063

Sản phẩm nông nghiệp:

Gạo, sắn, lạc, cao su, cacao, cà phê, thịt bò, thịt lợn, trứng, dầu cọ, cùi dừa khô, gia cầm

Công nghiệp:

Dầu và khí tự nhiên, dệt may, giầy dép, thực phẩm, cao su, du lịch, đồ thêu trang trí, khai mỏ, xi măng, phân bón, gỗ dán

Xuất khẩu:

118.4 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Dầu và ga, thiết bị điện, gỗ dán, dệt may, cao su

Đối tác xuất khẩu:

Nhật, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc

Nhập khẩu:

86.24 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc và thiết bị, hoá chất, nhiên liệu, chế biến thực phẩm

Đối tác nhập khẩu:

Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng việc (từ năm 1973).

Hiến pháp ban hành tháng Tám năm 1945, được sửa đổi nhiều lần và lần gần nhất vào năm 1986.

Có 24 tỉnh, 2 đặc khu và đặc khu thủ đô.

400 thành viên của Hạ Nghị viện được bầ bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. 100 thành viên khác của Hạ nghị viện do Tổng thống bổ nhiệm. 5 năm một lần, Hội đồng hiệp thương nhân dân gồm các thành viên của Hạ nghị viện cùng với 500 đại biểu của các chính quyền chỉnh, các tổ chức ngành nghề và các giới đặc biệt họp để xem xét các chính sách quốc gia và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ. Từ tháng Chín năm 1998, Hội đồng hiệp thương nhân dân mỗi năm họp một lần.

* Địa lý - Thuộc Đông Nam Á. In-đô-nê-si-a gồm gần 3.700 hòn đảo trong đó có 300 hòn đảo có cư dân sinh sống. Chuỗi đảo núi và núi lửa phía nam gồm có các đảo Su-ma-tơ-ra, Gia-va cùng với các đảo Ma-đu-ra, Ba-li và nhóm đảo Le-sơ Sun-đa. 2/3 số dân của In-đô-nê-si-a, nhóm đảo Mô-lu-ca-xơ và đảo I-ri-an Gia-i-a, trên đó có đỉnh cao nhất ở In-đô-nê-si-a là Ngờ-ga Pu-lu, cao 5.030m. Hơn 2/3 lãnh thổ là rừng mưa nhiệt đới.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới xích đạo, lượng mưa lớn quanh năm.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp: 21% và dịch vụ: 44% GDP.

In-đô-nê-si-a là một nước giàu tài nguyên gồm: dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, ni-ken và bô-xít, song vẫn nghèo, vì dân số đông. Trên 55% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chủ yếu, tuy nhiên In-đô-nê-si-a cũng xuất khẩu mọt số lượng đáng kể cao su, chè, cà phê và các loại gia vị. Công nghiệp liên quan nhiều đến chế biến khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp.

Nhờ dầu mỏ và chính sách khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, trong thập kỷ 90, In-đô-nê-si-a đã có những bước phát triển mạnh. Vào giữa năm 1997, In-đô-nê-si-a lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính. Kinh tế đi xuống, giảm 12,2% nền chính trị mất ổn định. Năm 1998, tổng thống Xu-hác-to phải từ chức, Phó tổng thống đương nhiệm Ha-bi-bi lên thay. Đất nước vẫn ở tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sang năm 1999-2000, do có những chính sách hữu hiệu của Chính phủ do Tổng thống A. Oa-hít đứng đầu, kinh tế đã phục hồi khá nhanh, tăng trưởng GDP đã đạt 3,2% vào sáu tháng đầu năm 2000. Tháng Bảy năm 2000, Chính phủ đã công bố chương trình cải cách kinh tế nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế.

Bước sang năm 2001, tình hình chính trị vẫn mất ổn định, nền kinh tế chưa có khả năng phục hồi.

* Văn hóa - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 83,8%, nam: 89,6%, nữ: 78%.

Theo quy định giáo dục bắt buộc miễn phí 6 năm (từ 6 đến 12 tuổi), song ở nông thôn trường học, giáo viên thiếu thốn. Ở mỗi tỉnh ít nhất có một trường đại học hoặc một cơ sở đòa tạo tương tự.

Chính phủ có những đầu tư đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kể cả ở nông thôn. Hỗu hết trẻ em được tiêm chủng phòng dịch; có chương trình kế hoạch hóa gia đình - gia đình hai con. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm. Tuy vậy, suy dinh dưỡng trẻ em, nước sạch, ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề cấp bách.

Tuổi thọ trung bình đạt 67,42 tuổi, nam: 65,61 tuổi, nữ: 70,42 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Đảo Ba-li, thủ đô, hồ Tô-ba, đảo Su-ma-tơ-ra, đảo Nu-sa Ten-ga-ra, đền Bô-gô-rơ, các khu rừng nguyên sinh ở Ka-li-man-tan, các đền thờ, lăng mộ…

* Lịch sử - Các thương gia Ấn Độ đã đưa đạo Hin-đu vào Đông Ấn (Tên gọi trước đây của In-đô-nê-si-a). Đến thế kỷ III sau Công nguyên, các vương quốc Hin-đu được thành lập ở các đảo Gia-va và Su-ma-tơ-ra. Các nàh sư cũng đưa đạo Phật từ Ấn Độ vào, và cả hai tôn giáo này cùng phát triển mạnh ở In-đô-nê-si-a.

Cuối thế kỷ XII, vương quốc Phật giáo hùng mạnh Sơ-ri Vi-gia-i-a trên đảo Su-ma-tơ-ra đã bị lu mờ, do vương quốc Hin-đu trên đảo Gia-va và Ma-gia-pa-hít lấn át. Đến thế kỷ XVI, người Ả-rập đã đưa đạo Hồi vào cả hai đảo Gia-va và Su-ma-tơ-ra. Cũng trong thời kỳ này bắt đầu các cuộc xâm lược của châu Âu. Năm 1509, người Bồ Đào Nha đặt chân đến. Cuộc tranh giành việc buôn bán nguồn hương liệu phong phú của In-đô-nê-si-a giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã kết thúc bằng thắng lợi của Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII. Vùng Đông Ấn (In-đô-nê-si-a) trở thành một trong những vùng béo bở nhất của đế quốc Hà Lan. Trừ thời gian Anh chiếm In-đô-nê-si-a, từ 1811 đến 1814, và thời kỳ có các cuộc khởi nghĩa địa phương, còn thì Hà Lan duy trì được quyền kiểm soát tại đây cho đến năm 1942, là năm Nhật xâm lược In-đô-nê-si-a (tháng Mười hai năm 1941). Khi Nhật đầu hàng, năm 1945, Ác-mét Su-các-nô (1901-1970), người sáng lập ra đảng Dân tộc, vào năm 1927, đã tuyên bố Đông Ấn thuộc Hà Lan trở thành nước cuộc hòa In-đô-nê-si-a (ngày 17 tháng Tám năm 1945).

Tháng Mười một năm 1945, Hà Lan quay trở lại. Dưới áp lực của quốc tế và sau bốn năm có các giai đoạn đánh nhau dữ dội xen lẫn với các thời gian ngừng bắn, Hà Lan phải công nhận độc lập của In-đô-nê-si-a vào năm 1949. Năm 1950, thành lập chế độc Cộng hòa. Chế độ cai trị của tổng thống Su-các0nô ngày càng trở nên chuyên quyền và kinh tế đất nước rơi vào rối loạn. Năm 1962, tổng thống Su-các-nô cho lấy lại Niu Ghi-nê-si-a do Hà Lan chiếm và đến năm 1969, vùng này chính thức sáp nhập vào In-đô-nê-si-a với tên gọi là I-ri-an Gia-i-a. Giữa các năm 1963 và 1966, tổng thống Su-các-nô đưa lực lượng vũ trang tiến vào phía bắc dảo Bô-nê-ô (Ka-li-man-tan) của Liên bang Ma-lay-si-a mới được thành lập. Vụ đán áp cuộc nổi dậy của những người cọng sản do tướng Su-hác-tô tiến hành, vào năm 1965 và 1966, là dấu hiệu chống lại xu hướng bài Mỹ của Su-các-nô và rút cục Su-hác-tô đã lật đổ Su-các-nô với sự ủng hộ của sinh viên và quân đội, Su-hác-tô sau khi nắm quyền đã tiến hành một chiến dịch đàn áp đẫm máu. Khoảng 80.000 người cộng sản đã bị giết hại trong thời kỳ này. Việc In-đô-nê-si-a sáp nhập vùng Đông Ti-mo của Bồ Đào Nha, năm 1976, không được quốc tế công nhận và phong trào du kích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở các địa phương vẫn tiếp tục. Quốc tế đã phản đối vụ quân đội In-đô-nê-si-a bắn vào những người biểu tình tay không của Ti-mo năm 1991. Trước xu thế đòi độc lập, tháng Tám năm 1999, In-đô-nê-si-a phải để cho Đông Ti-mo độc lập. Hiện nay, Đông Ti-mo dưới sự quản lý của Liên hợp quốc. In-đô-nê-si-a đã có một chương trình tái định cư đầy tham vọng nhằm giảm bớt mật độ dân số trên đảo Gia-va, song những người định cư đến các đảo xa xôi và lạc hậu đã tỏ ra bất mãn và là một trong những nguyên nâhn dẫn đến xung đột sắc tộc và tôn giáo.

Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á và Đông Nam Á, In-đô-nê-si-a cũng bắt đầu mất ổn định chính trị. Những cuộc biểu tình của sinh viên, những người theo đạo Hồi…đập phá cửa hiệu của người Hoa ở Gia-các-ta và một số nơi khác. Đời Tổng thống Xu-hác-tô từ chức. Xu-hác-tô buộc phải từ chức và phó tổng thống Ha-bi-bi lên thay (1998). Năm 1999, quốc hội mới được bầu và ông A. Oa-hit được bầu làm tổng thống mới của nước cộng hòa.

Năm 1999, In-đô-nê-si-a trao trả độc lập cho Đông Ti-mo, thì các mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo gia tăng ở một số nơi như A-xê, Ma-lu-cu và I-ri-a Gia-i-a (giữa Đạo Hồi và Thiên chúa giáo). Tình hình mất ổn định đó đã được tổng thống A. Oa-hit nhận định: Ngoài khủng hoảng về kinh tế, những diễn biến mới đây ở A-xê, Ma-lu-cu và I-ri-a Gia-i-a cho thấy nguy cơ tan rã đất nước, là thách thức chính ở In-đô-nê-si-a.

Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, nhiều khu vực đòi ly khai như Đông Ti-mo, A-xê…, các đảng phái tranh giành quyền lực, chính trị mất ổn định gây không ít khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.

Trước hình hình đó, ngày 23 tháng Tám năm 2000, tại Gia-các-ta đã diễn ra cuộc cải tổ Chính phủ. Chính phủ mới gồm 25 thành viên (Chính phủ cũ do Tổng thống A. Oa-hit điều hành trong 10 tháng qua là 35 thành viên). Ngày 25 tháng Tám năm 2000, Tổng thống A. Oa-hít đã ký sắc lệnh chuyển giao quyền hành quản lý đất nước cho bà Mê-ga-oa-ti, Phó Tổng thống, ông vẫn giữ chức tổng thống cho đến khi tổng tuyển cử. Vào ngày 26 tháng Tám, Chính phủ mới tuyên hệ nhận chức. Những tháng đầu của năm 2001, tổng thống A. Oa-hít bị lên án là dính líu vào vụ tham nhũng trên 5 triệu đô-la Mỹ, trên 90% nghị sĩ đều bất bình với tổng thống. Một lần sóng dư luận ở Gia-các-ta và một số thành phố lớn khác đòi ông A. Oa-hít từ chức. Ngày 23 tháng Bảy năm 2001, tại phiên họp đại biểu của Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR), 100% trong tổng số 519 thành viên có mặt đã phế truất. Tổng thống A. Oa-hít và bầu bà Mê-ga-oa-ti Xu-ca-nô-pu-tơ-ri (con gái cố Tổng thống Xu-các-nô) là Tổng thống thứ năm của Cộng hòa In-đô-nê-si-a.

 

 

Ý kiến bạn đọc