Thị trường ngoài nước
Thị trường Iraq
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Iraq

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Irắc

Vị trí địa lý:

Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp vịnh Ba Tư, nằm giữa IraqKuwait

Diện tích:

437072 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, khí tự nhiên, sunfua, phot phat

Dân số

27.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:39.4% 15-64 tuổi 57.6% 65 tuổi trở lên:3%

Tỷ lệ tăng dân số:

27499638

Dân tộc:

Người Ả rập, Kurdish, Turkoman, Át xi ri hay dân tộc khác

Thủ đô:

Baghdad

Quốc khánh:

17/07/1968

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo hệ thống luật pháp của Châu Âu và hồi giáo

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.05

GDP theo đầu người:

3600 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 5% Công nghiệp: 68% Dịch vụ: 27%

Lực lượng lao động:

7.4 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

N/A

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.047

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa mì, lúa mạch, gạo, rau, cốt tông, chà là, gia súc, gia cầm, cừu

Công nghiệp:

Dầu, hoá chất, dệt may, da thuộc, vật liệu xây dựng, thực phẩm chế biến, phân bón, chế tạo kim loại

Xuất khẩu:

34.04 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Dầu thô, nhiên liệu thô, thực phẩm và động vật sống

Đối tác xuất khẩu:

Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Canada

Nhập khẩu:

23.09 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Thực phẩm, thuốc, sản phẩm

Đối tác nhập khẩu:

Xi ry, Thổ Nhỹ Kỳ, Jordan

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1980).

Hiến pháp lâm thời năm 1968, có hiệu lực từ ngày 16 tháng Bảy năm 1970, sửa đổi gần nhất vào năm 1995.

Có 18 tỉnh và thủ đô Bát-đa là các đơn vị hành chính.

Quốc hội (với vai trò tư vấn) gồm 250 thành viên, trong đó 220 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm; 30 ghế do Tổng thống chỉ định. Hội đồng chỉ huy cách mạng (thành lập không phải do bầu cử) gồm 8 thành viên là tổ chức có chức năng lập pháp bổ nhiệm Tổng thống. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Đảng xã hội chủ nghĩa Ả-rập Bát là đảng hợp pháp duy nhất. Nhiệm kỳ Tổng thống là 7 năm, được tái cử.

Ngày 28 tháng Ba năm 2000, 8,5 triệu cử tri I-rắc đi bỏ phiếu bầu 220 đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới.

* Địa lý - Thuộc Trung Cận Đông (Tây Á), dân cư và đất canh tác chủ yếu tập trung ở lưu vực sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. Sa mạc phía tây-nam chiếm gần 1/2 lãnh thổ của I-rắc. Phía đông-bắc là vùng cao nguyên Cuốc-đi-xtan, có đỉnh cao tới 3.658m.

Các sông chính: Sông Ti-gơ-rơ, 1.900km; sông Ơ-phơ-rát 2.800km; sông Sa-ta Ả-rập, 190km.

Khí hậu: Mùa hạ nóng và khô, nhiệt độ cao hơn 400C. Phần lớn lượng mưa (từ 100mm ở sa mạc, đến 1.000mm ở vùng núi đông bắc) rơi vào mùa đông.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 13%, nông nghiệp: 6% và dịch vụ: 81% GDP.

Vùng đất được tưới tiêu ở lưu vực sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát sản xuất ra ngũ cốc, hoa quả và rau cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kinh tế I-rắc dựa nhiều vào các trữ lượng dầu mỏ (trữ lượng dầu của I-rắc khoảng 112 tỷ thùng, đứng thứ hai thế giới sau Ả-rập Xê-út), tuy nhiên việc xuất khẩu dầu đã bị ngừng vì chính sách bao vây, cấm vận sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hia, năm 1991, do Mỹ, Anh phát động. I-rắc sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng dệt; điện năng sản xuất 28,4 tỷ kWh, tiêu thụ 26,4 tỷ kWh. I-rắc còn xuất khẩu lưu huỳnh và chà là; Xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD. Nhập khẩu 8,9 tỷ USD; nợ nước ngoài: 130 tỷ USD.

* Văn hóa - xã hội - Só người biết đọc, biết viết đạt 58%, nam: 70,79%, nữ: 45%.

I-rắc thực hiện chế độ giáo dục miễn phí; cấp tiểu học và bắt buộc, song trẻ em nông thôn vẫn thất học nhiều. Có 7 trường đại học và 20 viện nghiên cứu kỹ thuật.

Dịch vụ y tế kém phát triển. Chính quyền quản lý toàn bộ hoạt động y tế. Do chính sách cấm vận của Mỹ-Anh, I-rắc gặp nhiều khó khăn thiếu thuốc men, trẻ em suy dinh dưỡng và chế yểu nhiều.

Tuổi thọ trung bình đạt 66,53 tuổi, nam: 65,54, nữ: 67,56 tuổi.

I-rắc là cái nôi của văn minh Lưỡng hà - một nền văn minh cổ rực rỡ của nhân loại.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô Bát-đa, di tích Ni-ne-ve, Tháp Ba-ben ở Num-rút…

* Lịch sử - I-rắc (nước Mê-sô-pô-ta-mi-a cũ) là chiếc nôi của các nền văn minh Ba-bi-lon (1894-1595 nước CN), Su-mê-ri-a (trước thiên niên kỷ V và đầu thiên niên kỷ III trước CN), Ác-ka-ri-an (2369-2230 trước CN) và A-sy-ri-a (1165-626 trước CN). Vào thế kỷ VII trước Công nguyên, I-rắc là một phần của Đế quốc Ba Tư Ác-hê-mê-nít. I-rắc bị A-lếch-xăng Đại đế chinh phục, bị thua trận trước quốc gia Pa-thi-a, Đế quốc La Mã và sau đó bị sáp nhập vào Đế quốc Ba Tư Sác-sa-ni-an. Năm 637 sau Công nguyên, các đạo quân Hồi giáo của Ả-rập đã chiến thắng đế quốc Ba Tư. Năm 750, triều đại A-ba-sít lập ra một vương quốc Hồi giáo tại vùng xung quanh Bát-đa, Bát-đa trở thành trung tâm hành chính và văn hóa của thế giới Ả-rập. Mông Cổ xâm lược I-rắc (1258), khuất phục triều đại A-ba-sít trong thế kỷ XIII, XIV và I-rắc đã bị sáp nhập vào Đế quốc Ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1534.

Trong Đại chiến thế giới lần thứ I (1914-1918), Anh chiếm khu vực I-rắc. Năm 1920, I-rắc trở thành một nước quân chủ theo ủy nhiệm của Anh. I-rắc hoàn toàn độc lập vào năm 1932. Tiếp theo cuộc đảo chính đưa các sỹ quan thân Đức lên nắm quyền vào năm 194, Anh đã chiếm I-rắc cho đến năm 1945. Năm 1958, hoàng gia và thủ tướng bị xử tử trong cuộc đảo chính của các sỹ quan tự do. Việc này đã làm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc của I-rắc bất bình. Đợt khủng bố chống lại những người cánh tả đã diễn ra sau cuộc đảo chính tiếp theo. Năm 1963. Năm 1968, các sỹ quan của đảng Bát (đảng dân tộc chủ nghĩa Pan-Ả-rập) lại đảo chính. Bất bình trước sự bài thị của thế giới Ả-rập trong cuộc chiến tranh năm 1967 và việc Mỹ ủng hộ I-xra-en, I-rắc đã hướng sang Liên Xô.

Năm 1980, Tổng thống Sa-đam Hút-xen tấn công I-ran để trả đũa mói đe dọa của I-ran xuất khẩu cách mạng Hồi giáo. Ý đồ thắng nhanh đã không thực hiện được và cuộc chiến tranh vùng Vình kéo dài 8 năm, từ 1980 đến 1988, đã phải trả giá bằng nhiều sinh mạng. Nhằm khôi phục khả năng kinh tế của I-rắc, năm 1990, Tổng thống I-rắc là Sa-đam Hút-sen tiến hành chiến tranh với Cô-oét với ý đồ sáp nhập nước Cô-oét giàu dầu mỏ vào I – rắc. Liên hợp quốc đã cho phép liên minh do Mỹ đứng đầu tiến hành chiến dịch quân sự tấn công I rắc khi I – rắc không đáp ứng yêu cầu rút quân khỏi Cô - oét. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II bắt đầu vào tháng Giêng 1991. Một cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân mở đường cho cuộc chiến tranh ngắn trên bộ, trong tháng Hai, đã giải phóng được Cô-oét. Sau chiến tranh, Tổng thống I-rắc Sa-đam đã dập tắt cuộc nổi dậy của những người theo Hồi giáo Si-ai ở phía nam và người Cuốc ở phía bắc. Quốc tế đã mở một trại tị nạn cho nười Cuốc ở một vùng an toàn. mặc dù buộc phải cho Liên hợp quốc vào thanh tra vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và khả năng hạt nhân, song tổng thống I-rắc Sa-đam Hút-sen vẫn công khai chống lại các yêu cầu của Liên hợp quốc liên quan đến việc giải trừ quân bị của I-rắc, vì cho rằng, phái đoàn thanh tra này bị Mỹ và Anh lũng đoạn.

Sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II, Mỹ và Anh vẫn cho rằng: I-rắc còn duy trì kế hoạch sản xuất vũ khí hạt nhân và hóa học nên đã buộc Liên hợp quốc thực hiện chính sách cấm vận khiến I-rắc lâm vào tình trạng cực kỳ khó khă trong suốt 9 năm qua: thiếu lương thực, thiếu thuốc men, trẻ em bị suy dinh dưỡng, chết yểu và chết bệnh đã làm cho cộng đồng quốc tế phải lên tiếng. Một số nước trong Hội đồng Bảo an đã lên tiếng đòi Liên hợp quốc phải rỡ bỏ lệnh cấm vận tàn bạo đối với nước cộng hòa i-rắc. Trong tháng Chín năm 2000, chuyến máy bay của nga chở thuốc men, đồ cứu trợ đáp xuống sân bay quốc tế Bát-đa, lần lượt đến Pháp và các nước Trung Đông khác, sau 9 năm bị đóng cửa do lệnh cấm vận.

Anh và Mỹ, hai thành viên của Hội đồng bảo an đang có âm mưu soạn thảo một kế hoạch bỏ cấm vận từng phần, nhưng bị I-rắc, Nga, Pháp, Trung Quốc phản đối. Họ đòi Liên Hợp Quốc bãi bỏ toàn bộ lệnh cấm vận với I-rắc.

 

 

Ý kiến bạn đọc