Thị trường ngoài nước
Thị trường Lào
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Laos

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Nam Á ,phía Đông Bắc của Thái Lan, phía Tây của Việt Nam

Diện tích:

236800 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Gỗ xẻ ,thuỷ năng, vàng , thạch cao, thiếc, đá quý

Dân số

6.5 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:41.2% 15-64 tuổi 55.7% 65 tuổi trở lên:3.1%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.0237

Dân tộc:

Người Lào vùng trên, vùng dưới và vùng trung, người Hmông và người Dao,người Việt Nam và người Trung Quốc

Thủ đô:

Vientiane

Quốc khánh:

02/12/1975

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo truyền thống, trình tự , quy tắc pháp luật của Pháp và thực tiễn xã hội chủ nghĩa

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.07

GDP theo đầu người:

1900 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp:41.2% Công nghiệp: 32.5% Dịch vụ:26.3%

Lực lượng lao động:

2.1 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:80% Công nghiệp&Dịch vụ: 20%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.024

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.307

Lạm phát:

0.05

Sản phẩm nông nghiệp:

Khoai lang, rau xanh, ngô, cà phê, mía, bông, thuốc lá sợi , trà, lạc, gạo, trâu nước, lợn, gia súc, gia cầm

Công nghiệp:

Đồng, vàng, thiếc, thạch cao, gỗ xẻ, năng lượng điện , sản phẩm nông nghiệp , du lịch , xây dựng, xi măng, hàng may mặc

Xuất khẩu:

720.9 triệu (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Sản phẩm gỗ, cà phê, điện tử, đồng, vàng, thiếc

Đối tác xuất khẩu:

Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc

Nhập khẩu:

1.199 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc và thiết bị , dây chuyền, nhiên liệu hàng tiêu dùng

Đối tác nhập khẩu:

Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước - Thể chế Cộng hòa Nhân dân, một viện (từ năm 1975).

Hiến pháp được thông qua ngày 14 tháng Tám năm 1991.

Có 16 tỉnh và một thành phố.

Chủ tịch nước, Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào. 5 năm một lần, Hội đồng nhân dân tối cao gồm 99 đại biểu được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử, Quốc hội biểu quyết, nhiệm kỳ 5 năm.

Địa lý - Thuộc Đông Nam Á. Trừ cánh đồng Chum ở miền Bắc, thung lũng sông Mê-công và các cao nguyên thấp ở miền Nam, nước Lào chủ yếu là núi. Đỉnh cao nhất là Phu Bi-a, 2.820m.

Sông chính: Sông Mê-công, dài 4.350m.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa lớn từ tháng Năm đến tháng Mười.

Kinh tế - Công nghiệp chiếm 22%, nông nghiệp: 51% và dịch vụ: 27% GDP.

Lào là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế còn nặng tính tự cung tự cấp. Trước thời kỳ đổi mới được đề ra từ Đại hội IV đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 1986, phần lớn dân số làm việc khai thác lâm sản. Nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường. Rừng có nhiều gỗ quý. Công nghiệp bao gồm khai thác thiếc, thạch cao, gỗ, hàng may mặc; điện năng sản xuất đạt 1,34 tỷ kWh, tiêu thụ 514 triệu kWh; xuất khẩu 271 triệu USD, nhập khẩu 497 triệu USD; nợ nước ngoài: 2,32 tỷ USD.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 57%, nam: 70%, nữ: 44%.

Giáo dục bắt buộc và miễn phí 8 năm (từ 7 đến 15 tuổi). Tuy vậy số học sinh bỏ học nhiều. Lào có 4 học viện: Viện công nghệ điện và điện tử, Viện xây dung, Học viện giao thông – vận tải và Viện bách khoia; một trường đại học y khoa, trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng yếu kém. Tỷ lệ tử vong trẻ em cao, các bệnh lao, sốt rét, viêm gan, kiết lỵ khá phổ biến và là một mối quan tâm lớn của cộng đồng.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Viên-chăn, Tháp Luông, di tích văn hoá ở cánh đồng Chum, cố đô Luông Phra-băng.

Lịch sử - Năm 1353, vương quốc Triệu Voi được thành lập. Từ năm 1520, đất nước này mở mang nhanh chóng, bắt đầu đặt thủ đô tại Viêng-chăn. Cuối thế kỷ XVI, đất nước chi thành hai vương uốc – Luông Phra-bang và Viêng-chăn và một quốc gia vương công –Chăm-pa-sắc. Năm 1779, bị Xiêm (Thái Lan) đô hộ. Đầu thế kỷ XIX, vương quốc Viêng-chăn sáp nhập vào nước Xiêm. Pháp can thiệp vào Lào năm 1893. Theo hiệp ước Lào-Xiêm, Lào nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Năm 1942, Nhật Bản đặt chân tới Vùng sông Mê-công. Năm 1945, Khởi nghĩa Viêng-chăn, thành lập Chính phủ độc lập. Năm 1946, Pháp lại chiến Lào. Năm 1954, Pháp trao trả độc lập cho lào theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ (1954). Tuy nhiên, Lào đã có nội chiến giữa các lực lượng hoàng gia phản động thân phương Tây và những người cộng sản Pa-thét Lào. Đến năm 1975, Pa-thét Lào tiếp quản Lào sau khi Mỹ rút đi. Chế độ quân chủ chấm dứt và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập. Từ năm 1990, chính phủ bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách và mở cửa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các bộ tộc Lào đoàn kết giữ vững độc lập, chủ quyền, xây dung một nước Lào văn minh, tiến bộ.

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc