Thị trường ngoài nước
Thị trường Latvia
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Latvia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Latvia

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Âu ,tiếp giáp với biển Baltic, nằm giữa EstoniaLithuania

Diện tích:

64589 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Than bùn, đá vôi, đôlômit, thuỷ năng, hổ phách, gỗ, đất trồng trọt

Dân số

2.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:13.6% 15-64 tuổi 69.6% 65 tuổi trở lên:16.7%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00648

Dân tộc:

Người Latvia, người Nga, người Belarus, người Ukraina, người Ba Lan, người Lithuanian, dân tộc khác

Thủ đô:

Riga

Quốc khánh:

18/11/1918

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo vết chân của chế độ luật pháp dân sự, tác phong, truyền thống tốt đẹp của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.103

GDP theo đầu người:

17700 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 3.5% Công nghiệp: 21.3% Dịch vụ:75.2%

Lực lượng lao động:

1.136 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:13% Công nghiệp:19% Dịch vụ: 68%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.059

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.096

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa gạo , đường, khoai tây, rau xanh, thịt bò, thịt lợn ,sữa, trứng, cá

Công nghiệp:

Xe buýt, xe tải, toa xe đường sắt, sợi nhân tạo, máy móc nông nghiệp, phân bón, máy giặt, đài, điện tử, thuốc, dệt may, chế biến thực phẩm

Xuất khẩu:

7.551 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị , kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm

Đối tác xuất khẩu:

 Estonia, Nga, Đức, Anh, Thuỵ Điển , Đan mạch, Litva

Nhập khẩu:

13.7 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc và thiết bị , dây chuyền, nhiên liệu ,hoá chất

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Nga , Estonia, Ba Lan, Phần Lan, Thuỵ Điển, Belarus, Lithuania

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, một viện (từ năm 1991).

Hiến pháp được thông qua năm 1922, có hai lần sửa đổi là năm 1993 và 1997.

Có 26 hạt và 7 thành phố.

Tổng thống và Quốc hội gồm 100 đại biểu được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống chỉ định Thủ tướng và các thành viên của Nội các.

Địa lý - Thuộc Đông Bắc Âu, ven biển Ban-tích. Lãnh thổ của Lát-vi bao gồm một đồng bằng uốn nếp. Ở miền tây thấp, ở miền đông cao hơn, nơi cao nhất tới 311m so với mực nước biển.

Khí hậu: Khí hậu ôn hoà. Mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh. Độ ẩm cao.

Kinh tế - Công nghiệp chiếm 29%, nông nghiệp: 8% và dịch vụ: 63% GDP.

Công nghiệp cơ khí đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế được công nghiệp hoá cao; sản lượng điện đạt 4,766 tỷ kWh, tiêu thụ 4,882 tỷ kWh; sản xuất phân bón, dược phẩm, dệt. Kinh tế Lát-vi phụ thuộc nhiều vào việc buôn bán với Nga và gặp khó khăn nghiêm trọng khi bắt đầu áp dụng cơ chế thị trường tự do. Nông nghiệp chuyên về sản xuất khoai tây, củ cải đường, thịt và sữa. Trong 8 năm chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường với chính sách tài chính cứng rắn và tư nhân hoá mạnh. Kinh tế đã phục hồi và có tăng trưởng; Xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, nhập khẩu 2,8 tỷ USD; nợ nước ngoài: 212 triệu USD.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 100%.

Tuổi thọ trung bình đạt 68,41 tuổi; nam: 62,48 tuổi, nữ: 74,62 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Nhà thờ Thánh Phít-tơ, lâu dài Ri-ga, nhiều nhà thờ, viện bảo tàng, nghĩa trang nổi tiếng…

Lịch sử - Từ năm 1237 đến năm 1561, Lát-vi bị giới quí tộc Đức cai trị. Miền đồng Lát-vi nằm trong tay Ba Lan đến 1629, sau đó chuyển qua cho Thuỵ Điển. Năm 1721, Đế quốc Nga sáp nhập vào, năm 1795, miền Tây của Lát-vi. Trước khi bị Đế quốc Nga sáp nhập vào, năm 1795, miền Tây của Lát-vi là một công quốc tự trị. Suốt thế kỷ thứ XIX, ý thức dân tộc của Lát-vi lên cao.

Sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, những người dân tộc chủ nghĩa Lát-vi tuyên bố độc lập; vào năm 1918. Từ năm 1920, chế độ dân chủ tồn tại đến năm 1936, khi tướng Un-ma-nít thiết lập nền độc tài. Theo Hiệp ước không xâm lược, ký vào năm 1939, giữa Hít-le và Xta-lin, Lát-vi được nhượng cho Liên Xô. Năm 1940, Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng Lát-vi, và Lát-vi trở thành một phần của Liên Xô. Sau khi Đức rút lui, năm 1944, chế độ Xô viết được lập trở lại. Từ năm 1988, những người dân tộc chủ nghĩa Lát-vi hoạt động công khai và họ đã giành được đa số ghế trong nghệ viện Lát-vi (1989). Sau khi cuộc chính biến không thành của các đảng viên phái cứng rắn thuộc Đảng Cộng sản Liên Xô ở Mát-xcơ-va (1991), Lát-vi ly khai khỏi Liên Xô. Liên Xô công nhận độc lập của Lát-vi (tháng Chín năm 1991).

Trong 8 năm cải cách, về cơ bản, Lát-vi-a đã hoàn thành xây dựng thể chế chính trị xã hội theo mô hình dân chủ của Bắc Âu.

Ngày 16 tháng Bảy năm 1999, Quốc hội đã thông qua thành phần Chính phủ liên hiệp gồm 3 đảng: Đảng Nhân dân (lực lượng bảo thủ), Đảng Con đường Lát-vi-a (Trung dung) và phong trào Tổ quốc và tự do (cánh hữu).

Lát-vi-a là thành viên của Hội đồng châu Âu (EC), thành viên liên kết của EU, tham gia chương trình “Đối tác vì hoà bình” của NATO và mong muốn xin gia nhập NATO. Ngày 31 tháng Tám năm 1994 đã thực hiện xong việc rút quân Nga khỏi Lát-vi-a.

 

 

Ý kiến bạn đọc