|
Tên nước:
|
Libya
|
Tên tiếng Việt:
|
Đại dân quốc Ả rập Libya xã hội chủ nghĩa
|
Vị trí địa lý:
|
Nằm ở Bắc Phi ,nằm giữa Ai Cập và Tuynizi, tiếp giáp biển Địa Trung Hải
|
Diện tích:
|
1759540 (km2)
|
Tài nguyên thiên nhiên:
|
Dầu, khí tự nhiên, thạch cao
|
Dân số
|
6.0 (triệu người)
|
Cấu trúc độ tuổi theo dân số:
|
0-14 tuổi:33.4% 15-64 tuổi 62.4% 65 tuổi trở lên: 4.2%
|
Tỷ lệ tăng dân số:
|
0.02262
|
Dân tộc:
|
Người Berber và người Ả rập , dân tộc khác
|
Thủ đô:
|
Tripoli
|
Quốc khánh:
|
01/09/1969
|
Hệ thống luật pháp:
|
Dựa theo luật hồi giáo, của Italia và Pháp
|
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
|
0.054
|
GDP theo đầu người:
|
13100 (USD)
|
GDP theo cấu trúc ngành:
|
Nông nghiệp: 2.1% Công nghiệp: 81.7% Dịch vụ: 16.2%
|
Lực lượng lao động:
|
1.82 (triệu người)
|
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:
|
Nông nghiệp: 17% Công nghiệp: 23% Dịch vụ: 59%
|
Tỷ lệ thất nghiệp:
|
0.3
|
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:
|
0.074
|
Lạm phát:
|
0.033
|
Sản phẩm nông nghiệp:
|
Lúa mì, lúa mạch, rau xanh, ô liu, lạc, đậu nành, gia súc, chà là, cam quýt
|
Công nghiệp:
|
Dầu, sắt và thép, chế biến thực phẩm, dệt may, hàng thủ công, xi măng
|
Xuất khẩu:
|
36.37 tỷ (USD)
|
Mặt hàng xuất khẩu:
|
Dầu thô, sản phẩm dầu tinh luyện , khí tự nhiên, hoá chất
|
Đối tác xuất khẩu:
|
Italia, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ , Pháp, Thổ Nhỹ Kỳ
|
Nhập khẩu:
|
15.35 tỷ (USD)
|
Mặt hàng nhập khẩu:
|
Máy móc, thiết bị vận tải, thực phẩm , hàng hoá, sản phẩm tiêu dùng
|
Đối tác nhập khẩu:
|
Italia, Đức, Trung Quốc, Tuynizi, Pháp, Mỹ, Thổ Nhỹ Kỳ, Hàn Quốc, Anh
|
|
|
|
Thể chế nhà nước - Theo lý thuyết là Nhà nước Nhân dân, thực tế là Cộng hoà Hồi giáo (từ năm 1976).
Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng Mười Hai năm 1969, sửa đổi 1977, từ năm 1994 theo luật Hồi giáo Sun-ni.
Có 25 vùng là 25 đơn vị hành chính.
Tổ chức Đại hội nhân dân toàn quốc gồm trên 2700 đại biểu được bầu trực tiếp từ các tổ chức Đại hội nhân dân cơ sở, các công đoàn, các uỷ ban nhân dân và các hội nghề nghiệp. Tổ chức Đại hội nhân dân toàn quốc chọn lãnh tụ cách mạng, người đứng đầu nhà nước, và uỷ ban nhân dân quốc gia, tương đương như Nội các. Ban tổng thư ký gồm 7 thành viên được chỉ định để giúp việc cho Đại hội nhân dân toàn quốc. Không có các đảng phái chính trị (từ năm 1971).
Địa lý - Thuộc Bắc Phi. Sa mạc Xa-ha-ra chiếm phần lớn lãnh thổ của Li-bi. Ở phía tây-bắc, các ốc đảo ven biển và một đồng bằng thấp là vùng nông nghiệp chính của Li-bi. Phía đông-bắc là đồng bằng ven biển và các dãy núi thuận lợi cho các loại thực vật Địa Trung Hải. Trên dãy núi Ti-bê-ti ở phía Nam, có đỉnh Pi-cô Bét-tê, cao 2.286m.
Khí hậu: Khí hậu nóng và khô, vùng ven biển có nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa cao hơn.
Kinh tế - Công nghiệp chiếm 47%, nông nghiệp: 7% và dịch vụ: 46% GPD.
Li-bi là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn (khoảng 50 tỷ thùng).
Li-bi là một trong những nước sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới (khai thác khoảng 50 triệu tấn/năm), xuất khẩu dầu và khí hơi lỏng chiếm khoảng 95% thu nhập ngoại tệ. Li-bi cũng xuất khẩu khí hoá lỏng. Lúa mì, lúa mạch, hạnh nhân, chà là và nho được trồng tại các ốc đảo ven biển.
Li-bi đang cho xây dựng một con sông nhân tạo dài 4.000km với kinh phí 25 tỷ USD, tưới cho 20 vạn ha và cung cấp nước cho các thành phố. Công nghiệp chủ yếu là khai thác dầu mỏ và khí đốt; sản xuất thực phẩm, hàng dệt, xi măng; sản xuất điện năng đạt 16,92 tỷ kWh, tiêu thụ: 15,736 tỷ kWh.
Văn hoá - xã hội - Số người biết chữ đạt 76,25%; nam: 87,9%, nữ: 63%
Giáo dục tiểu học bắt buộc và miễn phí.
Tuổi thọ trung bình đạt 75,45 tuổi; nam: 73,30,nữ: 77,66 tuổi.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô có nhiều di tích cổ, các di tích thời Hy Lạp cổ và đế quốc La Mã cổ ở Lép-tít Ma-u-ha, Xa-bran-ta…
Lịch sử - Vào thế kỷ VII trước Công nguyên, người Phô-e-ních gốc Li-băng định cư ở khu vực Tri-pô-li, một bộ phận của đế quốc Các-ta-giơ, con người Hy Lạp lập ra các thành phố ở Xy-ê-nai-ca, là một phần của vương quốc Pơ-tô-lê-ma-ích. Từ thế kỷ I trước Công nguyên, miền ven biển của Li-bi bị đế quốc La Mã thống trị. Khoảng thế kỷ V sau Công nguyên, Li-bi là một bộ phận của Đế quốc Bi-dăng-tin với đông đảo người theoThiên Chúa giáo. Trong thế kỷ VII, các đạo quân Ả-rập đã mang đạo Hồi vào Li-bi. Khu vực Tri-pô-li phía tây bắc rơi vào ách thống trị của người Béc-be và Xy-rê-nao-ca rơi vào tay người Ai-cập. Vùng Phê-dan ở miền Nam vẫn độc lập. Vào thế kỷ XVI, đế quốc ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất toàn bộ Li-bi, tuy nhiên các triều đại tự trị địa phương vẫn phát triển. Năm 1911, I-ta-li-a chiếm Li-bi. Đạo quân thứ 8 của Anh đánh bại I-ta-li-a tại En A-la-mê-ni trên sa mạc Li-bi năm1942. Sau Đại chiến thế giới thứ II, Li-bi bị phân chia giữa Anh và Pháp. Li-bi giành được độc lập, năm 1951, dưới triều vua I-đơ-rít vốn là tiểu vương của Xy-rê-nai-ca. Tuy thu nhập về dầu lửa làm cho Li-bi được phồn vinh, nhưng chế độ quân chủ thân phương Tây ngày càng mất tín nhiệm. Năm1969, các hạ sĩ quan do Mô-a-ma an Ca-đa-phi cầm đầu giành chính quyền. Ca-đa-phi quốc hữu hoá công nghiệp dầu lửa, nhưng các cố gắng của ông nhằm thành lập liên bang với các nước Ả-rập khác không thành công. Trong những năm 70, Ca-đa-hi tiến hành một cuộc cách mạng văn hoá, giải tán chính phủ, hợp tác hoá các hoạt động kinh tế, hạn chế sở hữu cá nhân và trấn áp những người chống đối. Việc Li-bi cho là ủng hộ chủ nghĩa khủgn bố đã dẫn đến các cuộc không kích của Mỹ vào Tri-pô-li và Ben-ga-di, năm 1986, và lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, năm1992 với lý do Mỹ đưa ra: hai công dân Li-bi đã tham gia vào việc đánh bom chiếc máy bay của Mỹ trên bầu trời Xcốt-len làm chết hơn 200 người ngày 21 tháng Mười Hai năm 1988. Mặc dù Li-bi đã trao hai công dân bị tình nghi cho phía Mỹ, nhưng đã bốn năm trôi qua vẫn chưa xét xứ, vì lý do không có bằng chứng xác đáng (nười ta cho rằng, chiếc máy bay đó bị nổ là do quả bom được đặt chiếc valy của một hành khách không rõ địa chỉ).
|
|