Thị trường ngoài nước
Thị trường Lithuania
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Lithuania

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Litva

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Âu , tiếp giáp biển Baltic, nằm giữa Latvia và Nga

Diện tích:

65200 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Đất trồng trọt, than bùn, hổ phách

Dân số

3.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:14.9% 15-64 tuổi 69.3% 65 tuổi trở lên: 15.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00289

Dân tộc:

Người Lithuanian, người Ba Lan, người Nga, dân tộc khác

Thủ đô:

Vilnius

Quốc khánh:

16/02/1918

Hệ thống luật pháp:

Chế độ luật pháp dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.08

GDP theo đầu người:

16700 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp:5.2% Công nghiệp: 34.2% Dịch vụ:60.6%

Lực lượng lao động:

1.587 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:15.8% Công nghiệp: 28.2% Dịch vụ: 56%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.032

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.04

Lạm phát:

0.054

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa gạo, khoai tây, đường, rau xanh, thịt bò, sữa, cá trứng, lanh

Công nghiệp:

Máy móc cắt kim loại, mô tô điện, đóng tầu, dệt may, chế biến thực phẩm , máy móc nông nghiệp, máy tính, đồ trang sức, tủ ,máy ướp lạnh , tinh lọc dầu, phụ tùng , phân bón, dụng cụ quang học

Xuất khẩu:

17.09 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Sản phẩm thô, dệt may và quần áo, máy móc và thiết bị, hoá chất, gỗ và đồ gỗ, chế biến thực phẩm

Đối tác xuất khẩu:

Nga, Đức, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hà Lan, Thuỵ Điển, Anh, Mỹ , Đan Mạch Pháp

Nhập khẩu:

22.64 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Sản phẩm thô, máy móc thiết bị , thiết bị vận tải, hoá chất, dệt may và quần áo, kim loại

Đối tác nhập khẩu:

Nga, Đức , Ba Lan, Latvia

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện (từ 1991).

Hiến pháp mới ban hành ngày 25 tháng mười năm 1992.

Có 44 vùng và 11 thành phố.

Nghị viện gồm 141 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm (được 2 nhiệm kỳ). Tổng thống chọn Thủ tướng. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các.

Địa lý - Nằm ở đông-bắc Âu, ven biển Ba Tích. Lít-va là một đồng bằng thấp với các hồ xen kẽ. Phía đông-nam có các dải băng tích, cao tới 294m, chạy qua.

Khí hậu: Khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa các miền khí hậu ôn hoà ở phía tây và các miền khí hậu mang đậm tính chất lục địa ở phía đông: nhiệt độ trung bình tháng Giêng -50C, tháng Bảy 170C.

Kinh tế - Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 13% và dịch vụ: 55% GDP.

1/5 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu chăn nuôi gia súc cho thịt và sữa. phần lớn đất đai là rừng. Các ngành công nghiệp cơ khí, gỗ, xi măng và chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng; sản xuất điện năng đạt 14,51 tỷ kWh, tiêu thụ 9,5 tỷ kWh.

Sau khi tách khỏi Liên Xô cũ, kinh tế Lít-va lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tháng mười năm 1992, Chính phủ của Đảng Dân chủ Lao động lên cầm quyề, thực hiện một loạt biện pháp kinh tế tài chính cứng rắn theo hướng thị trường nên nền kinh tế từng bước đã đi vào thế ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng trong các năm 1996-1997 đạt 4%; xuất khẩu đạt 4,52 tỷ USD, nhập khẩu: 5,9 tỷ USD.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 98,5%; nam: 99%, nữ: 98%.

Giáo dục miễn phí ở mọi cấpl giáo dục bắt buộc 8 năm. có 16 trường đại học và học viện. Các dân tộc ít người có quyền ding ngôn ngữ của mình trong trường học. Tiếng Nga và Ba Lan là ngôn ngữ chính trong 300 trường học.

Có hệ thống y tế cả của Nhà nước và tư nhân đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, nhưng thiếu những thiết bị hiện đại.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô có lâu dài cổ Vin-nhi-út, nhờ thờ Thánh Tê-rê-za (Thiên Chúa giáo), nhà thờ Thánh Linh Thiêng (đạo chính thống Nga), và bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng lịch sử...

Lịch sử - Người Lít-va thống nhất lựclượng lần đầu tiên vào năm 1250. Các đại hoàng tử của Lít-va mở rộng đất nước, sáp nhập Bê-lô-ru-si-a và phần lớn U-crai-na. Lễ kết hôn của Đại hoàng tử Giô-gai-la với công chúa Ba Lan, năm 1386, đã nhất thể hoá ngôi vua của hai nước. Tuy nhiên, Lít-va vẫn tự trị cho đến 1569. Năm 1795, Lít-va bị nước Nga Sa Hoàng sáp nhập ý thức dân tộc của người Lít-va lên cao trong suốt thế kỷ XIX. Trong các năm 1830-1831 và năm 1863, nhiều cuộc nổi dậy của người Lít-va cùng với người Ba Lan chống lại ách thống trị của người Nga đã nổ ra. Năm 1915, Đức xâm lược Lít-va và cổ vũ cho việc thành lập một Nhà nước Lít-va. Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, năm 1919, Liên Xô từ phía đông và Ba Lan từ phía tây tiến quân vào nước Cộng hoà Lít-va mới được thành lập. Đến năm 1922, các đường biên giới mới của Lít-va được quốc tế thừa nhận. Sau nền độc tài của Ô-gút-xtin-nát Vôn-đơ-ma-rát (1926-1929) là nền độc tài của An-tô-nát Sme-tô-na (1929-1940).

Theo Hiệp ước không xâm lược năm 1939, ký giữa Hít-le và Xta-lin, Lít-va được dành cho Liên Xô. Sau khi ký Hiệp ước tương trợ với Lít-va, Hồng quân Liên Xô tiến vào và năm 1940, Lít-va trở thành một nước cộng hoà của Liên bang Xô Viết. Lít-va bị Đức chiếm từ 1941 đến 1944. Khi chính quyền Xô viết được thiết lập lại, năm1945, rất nhiều người Nga đến định cư tại Lít-va. Từ năm 1988, những người theo đường lối đảng Cộng sản Liên Xô không thành, Liên Xô công nhận nền độc lập của Lít-va.

Ngày 8 tháng Mười năm 2000, Lít-va tiến hành bầu cử Quốc hội. Liên minh dân chủ xã hội gồm 4 chính Đảng cánh tả do cựu Tổng thống Lít-va A. Bra-đa-u-xcát và đảng trung tả Liên minh Mới giành được 80/147 ghế trong Quốc hội.

 

 

Ý kiến bạn đọc