Thị trường ngoài nước
Thị trường Luxembourg
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Luxembourg

Tên tiếng Việt:

Đại công quốc Luxembourg

Vị trí địa lý:

Nằm ở Tây Âu, phía đông giáp CHLB Đức, tây giáp Vương quốc Bỉ và nam giáp với Cộng hoà Pháp

Diện tích:

2586 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Mỏ sắt, đất trồng trọt

Dân số

480.222 người (2007)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:18.8% 15-64 tuổi 66.6% 65 tuổi trở lên: 14.7%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01207

Dân tộc:

Người Celtic, người Châu Âu

Thủ đô:

Luxembourg

Quốc khánh:

23/07

Hệ thống luật pháp:

Chế độ luật pháp dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.05

GDP theo đầu người:

80800 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp:1% Công nghiệp: 13% Dịch vụ: 86%

Lực lượng lao động:

0.2 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:1% Công nghiệp: 13% Dịch vụ: 86%

Tỷ lệ thất nghiệp:

N/A

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

N/A

Sản phẩm nông nghiệp:

Rượu , nho , lúa mạch , khoai tây, lúa mì, sản phẩm bơ sữa, hoa quả, sản phẩm, sản phẩm thú nuôi, yến mạch

Công nghiệp:

Dịch vụ tài chính và ngân hàng, sắt và thép, kỹ thuật thông tin, viễn thông, vận tải hàng hoá, chế biến thực phẩm, hoá chất, sản phẩm kim loại, khoa công trình, kính, nhôm , trang sức , du lịch

Xuất khẩu:

19.58 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

N/A

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Pháp , Anh, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan

Nhập khẩu:

26.85 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Nhiên liệu, kim loại, thực phẩm chế biến, hàng hoá tiêu dùng

Đối tác nhập khẩu:

Bỉ, Đức, Trung Quốc, Pháp, Anh, Hà Lan

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước - Luých-xăm-bua là nước quân chủ Nghị viện (từ năm 1866).

Hiến pháp được công bố ngày 17 tháng Mười năm 1868, sửa đổi lần gần nhất vào năm 1956.

Đại công tước hoặc Nữ công tước là người cai quản đất nước. Viện Đại biểu gồm 60 thành viên, với nhiệm kỳ 5 năm,được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, chế độ bầu cử theo tỷ lệ đại diện. Nội các và Thủ tướng do Đại công tước chỉ định. Hội đồng cố vấn Nhà nước có 21 thành viên do Đại công tước chỉ định.

Địa lý - Thuộc Tây Âu. Miền Bắc có cao nguyên rừng Oe-xlinh, cao 550m. Miền nam là vùng đất thấp Giút-len với các thung lũng và sông núi.

Khí hậu: Mùa hè mát mẻ, mùa đông ôn hoà.

Kinh tế

Kinh tế Luxembourg phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng không cao nhưng rất ổn định, các chỉ số tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp (năm 2006 lần lượt là 2,7% và 4,1%), nhìn chung khai thác tốt vị trí tiếp cận các nền kinh tế láng giềng lớn hơn nhiều lần (Đức, Pháp, Bỉ). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo tỷ giá 2006 là 34,53 tỷ USD.

Công nghiệp của Luxembourg trước đây tập trung vào ngành luyện thép, hiện đã đa dạng hơn bao gồm cả hoá chất, cao su và một số ngành khác. Công nghiệp đóng góp khoảng 13% GDP (2006). Trong thập kỷ vừa qua trong khi sản lượng thép ngày càng giảm thì lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính lại tăng trưởng đáng kể. Năm 2006, khu vực dịch vụ đóng góp 86% GDP trong đó riêng lĩnh vực tài chính hiện đóng góp khoảng 28% GDP. Hầu hết các ngân hàng là của nước ngoài và hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Nông nghiệp Luxembourg chủ yếu là trang trại gia đình và chiếm khoảng 1% GDP, đáp ứng một phần quan trọng các sản phẩm cơ bản và tươi sống của người dân: khoai tây, rượu vang, nho, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Luxembourg có GDP tính theo đầu người cao nhất thế giới : 71.400 USD (PPP-2006) nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực đến từ các nước lân cận (năm 2006, trong tổng số 203.000 người đang làm việc thì có đến 121.600 người là người nước ngoài hàng ngày đi từ Pháp, Đức và Bỉ sang Luxembourg làm việc). Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm qua là: 2004: 4,5%; 2005: 3,1%; 2006: 6,2% và năm 2007 ước khoảng 4,5%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Luxembourg là 19,5 tỷ USD (2006), còn nhập khẩu là 24,2 tỷ USD (2006). Các bạn hàng chủ yếu của Luxembourg là Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Anh và Mỹ.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 100%.

Hệ thống giáo dục rất phát triển. Trẻ em học tiểu học 6 năm và trung học 7 năm. Nhiều sinh viên ra nước ngoài tu nghiệp.

Chăm sóc y tế cho cộng đồng rất tốt, chất lượng cao, thiết bị hiện đại. Mọi người buộc phải đóng bảo hiểm y tế.

Tuổi thọ trung bình đạt 77,13 tuổi; nam: 73,84 tuổi, nữ: 86,3 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch,nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố Luých-xăm-bua cổ, cung điện Đuy-can, chợ cá…

Lịch sử - Luých-xăm-bua trải qua nhiều triều đại, trong đó có các trêìu đại thế tập trong nước và các triều đại ngoại bang. Năm 1443, Luých-xăm-bua thuộc về các công tước của vương quốc Buốc-gun-đi (đông nước Pháp). Dòng họ Háp-xbuốc của Tây Ban Nha thừa kế Luých-xăm-bua vào các năm 1555-1556. Năm 1713, Luých-xăm-bua bị Áo thống trị. Trong thời kỳ các cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông, Luých-xăm-bua bị Pháp sáp nhập. Năm 1815, Luých-xăm-bua trở thành một Đại Công quốc của vua Hà Lan. Năm 1839 có đường biên giới như hiện nay. Đến năm 1890, Luých-xăm-bua được truyền cho mt nhánh họ oử thị trấn O-ran-giơ (đông-nam Pháp). Trong hai cuộc đại chiến thế giới, Luých-xăm-bua bị Đức chiếm. Năm 1921, Luých-xăm-bua liên minh kinh tế với Bỉ, và ủng hộ tích cực việc nhất thể hoá châu Âu. Năm 1944 được giải phóng và năm 1949 gia nhập NATO.

Nhìn chung, tình hình chính trị xã hội Luxembourg tương đối ổn định. Tuy nhỏ nhưng Luxembourg là nước đồng sáng lập EU và là nước tích cực tham gia giải quyết các vấn đề quan trọng của cả khối như sửa đổi Hiến pháp, chính sách tài chính, ngân sách, củng cố quan hệ với các nước thành viên mới của EU… EU đặt cơ quan kiểm toán của cả khối tại Luxembourg.

Mục tiêu chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ Luxembourg là hiện đại hoá xã hội: đổi mới, chuyển đổi, hội nhập, thay đổi chính sách nhập cư tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cư hoà nhập xã hội, tiến tới phê chuẩn luật 2 quốc tịch, đổi mới hệ thống giáo dục, đa dạng hoá nền kinh tế.

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Luxembourg

- Về đầu tư:

Tổng số dự án đầu tư của Luxembourg vào Việt Nam hiện nay là 16 dự án, với lượng vốn đăng ký là 810 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp xây dựng (sản xuất đá granit, thiết bị vệ sinh...), công nghiệp chế biến thực phẩm (sản xuất kẹo, chocolat, cà chua cô đặc...), công nghệ cao (phát triển phần mềm). Riêng hai dự án đầu tư được duyệt trong năm 2005 là: dự án hợp doanh điện thoại di động CDMA với công ty Hutchison Telecommunication (Vietnam) SARL - Luxembourg tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư 655,9 triệu USD; và dự án Công ty Coralis Vietnam xây dựng tổ hợp 65 tầng tại Hà nội với tổng vốn đầu tư 114,5 triệu USD. Ngoài ra còn có các dự án đang nghiên cứu là với Cargolux về vận tải hàng không; dự án Nhà máy thép Hà tĩnh; và dự án Vinasat cung cấp thiết bị dịch vụ dự án xây dựng Trung tâm vệ tinh quốc gia.

- Về thương mại:

Buôn bán hai chiều giữa hai bên còn rất khiêm tốn. Kim ngạch thương mại chỉ đạt khoảng 6 triệu USD một năm. Hàng xuất của Việt Nam là dệt may, giầy dép. Việt Nam nhập nguyên liệu da, nguyên liệu thuốc lá và sắt thép. Theo số liệu của EC, năm 2004 Luxembourg chỉ chiếm khoảng 0,7% trao đổi hàng hoá giữa EU và Việt Nam.

 

 

Ý kiến bạn đọc