Thị trường ngoài nước
Thị trường Malaysia
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Malaysia

Tên tiếng Việt:

Malaysia

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Nam Á ,bán đảo tiếp giáp Thái Lan và 1/3 phía Bắc của đảo thuộc Borneo, tiếp giáp Inđonêxia, Bruney, biển Nam Trung Quốc và Nam Việt Nam

Diện tích:

329750 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Thiếc, dầu, gỗ xẻ, đồng, mỏ sắt, khí tự nhiên, bauxit

Dân số

24.8 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:32.2% 15-64 tuổi 62.9% 65 tuổi trở lên: 4.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01759

Dân tộc:

Người Mã Lai, người Trung Quốc, người bản địa, người Ấn Độ , dân tộc khác

Thủ đô:

Kuala Lumpur

Quốc khánh:

31/08/1957

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo chế độ luật pháp của Anh

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

0.057

GDP theo đầu người:

14400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp:8.6% Công nghiệp: 47.8% Dịch vụ: 43.6%

Lực lượng lao động:

10.91 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:13% Công nghiệp: 36% Dịch vụ: 51%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.031

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.051

Lạm phát:

0.021

Sản phẩm nông nghiệp:

Cao su, dầu cọ, ca cao , gạo, gỗ xẻ, dừa , tiêu

Công nghiệp:

Dầu cọ, cao su, điện tử, thiếc, sản phẩm dầu, sản phẩm nông nghiệp,

Xuất khẩu:

181.2 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Thiết bị điện tử , dầu và khí tự nhiên, gỗ và sản phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, dệt may, hoá chất

Đối tác xuất khẩu:

Mỹ , Nhật, Singapore,Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông

Nhập khẩu:

132.7 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Điện tử, máy móc, sản phẩm dầu, chất dẻo tổng hợp, sản phẩm sắt, thép, dây chuyền, hoá chất

Đối tác nhập khẩu:

Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Nam Hàn, Đức

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước - Theo thể chế quân chủ Nghị viện, lưỡng viện (từ năm 1963).

Hiến pháp được ban hành ngày 31 tháng Tám năm 1957 và sửa đổi lần gần nhất năm 1994.

Có 13 bang và 2 vùng Liên bang.

Quốc vương và Phó Quốc vương Ma-lay-si-a trị vì trong 5 năm. Quốc vương và Phó Quốc vương được các tiẻu vương thếtập của 9 trong số 13 bang bầu ra. Thượng nghị viện gồm 70 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, trong đó có 40 thành viên do nhà vua chỉ định, số còn lại do các hội đồng bang và vùng lãnh thổ bầu (mỗi hội đồng bang và vùng lãnh thổ bầu 2 thành viên). Hạ nghị viện gồm 192 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi bầu Hạ nghị viện, lãnh đạo của Đảng đa số trong Hạ nghị viện sẽ trởthành Thủ tướng. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các. Các bang đều có chính phủ riêng.

Địa lý - Thuộc khu vực Đông Nam châu Á.

Phía tây của Ma-lay-si-a là các vùng núi Treng-ga-nu, Ca-me-rôn và các dãy núi từ bắc xuống nam tiếp giáp với các vùng đất thấp ven biển, dân cư đông đúc. Rừng mưa nhiệt đới nằm ở vùng đồi núi Sa-ba và Sa-ra-oác thuộc miền đông Ma-lay-si-a và phía bắc của đảng Bô-nê-ô (Ki-li-man-tan). Đỉnh núi caonhats của Ma-lay-si-a là Ki-na-ba-lu ở Sa-ba, cao 4.101m.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều. Ở miền tây có lượng mưa tới 2.500mm. Lượng mưa thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ. Gió mùa đông bắc từ tháng Mười đến tháng hai và gió mùa tây nam từ tháng Năm đến tháng Chín đem theo nhiều mưa đến Ma-lay-si-a.

Kinh tế - Công nghiệp chiếm 46%, nông nghiệp: 12% và dịch vụ: 42% GDP.

Sản xuất cao su, dầu lửa và thiếc là những ngành kinh tế truyền thống của Ma-lay-si-a, nhưng vào những năm 1980, cả ba mặt hàng này đều bị sụt giá trên thị trường thế giới. Dầu cọ, hồ tiêu, ca cao và gỗ cũng là những mặt hàng quan trọng. Một phần lớn lao động trồng lúa. Hiện nay, sản xuất hàng xuất khẩu rất phát triển. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cao su, thiếc, gỗ, ngành dệt, cơ khí và xi măng; sản xuất điện năng đạt 57,435 tỷ kWh, tiêu thụ 63,423 tỷ kWh. Chính phủ đặc biệt khuyến khích người Ma-lay-si-a đóng vai trò tích cực hơn trong công nghiệp khi nền công nghiệp, nhất là tài chính và thương mại, chủ yếu còn nắm trong tay người Ma-lay-si-a gốc Hoa. Công nghiệp du lịch đang được tích cực phát triển.

Từ năm 1987, Ma-lay-si-a tăng trưởng kinh tế rất nhanh. Kể từ tháng Bảy năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tìa chính - tiền tệ châu á, nền kinht ế Ma-lay-si-a rơi vào khủng hoảng trầm trọng, năm 1998 tăng trưởng -6%. Nhờ có những biện pháp hữu hiệu, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, sáu tháng đầu năm 1999 tăng trưởng 1,5%; dự trữ ngoại tệ 31,2 tỷ USD. Xuất khẩu đạt 83,5 tỷ USD, nhập khẩu 61,5 tỷ USD; nợ nước ngoài: 43,6 tỷ USD.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 85,5%; nam: 89,1%, nữ: 78,1%. Giáo dục bắt buộc, miễn phí 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đó học sinh học tiếp 2 năm trung học bậc cao hoặc trường học nghề.

Tiếng Ma-lai được giảng dạy trong nhà trường, ngoại ngữ tiếng Anh bắt buộc. Học sinh người Hoa, Ấn Độ có trường riêng dạy bằng tiếng của họ, nhưng bắt buộc phải biết tiếng Ma-lai. Học sinh tốt nghiệp trung học có trung học 2 năm dự bị đại học; có 7 trường đại học và 30 viện nghiên cứu. Thanh niên ra nước ngoài học đại học khá nhiều và phần lớn được Chính phủ tài trợ.

Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được ngân sách từng bang hoặc liên bang cấp cho từng bang. Chính phủ tổ chức tiêm chủng miễn phí. Tuy vậy, dịch vụ y tế ở nông thôn chưa tốt.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: có nhiều ở Cu-a-la Lăm-pơ, bang Ba-tu, các khu lâu dài cổ ở Pê-nang, Ma-lai-ca, đảo Lang-ca-vi, đền Ca-ma-rôn…

Lịch sử - Sự đa dạng v sắc tộc của Ma-lay-si-a phản ánh tính phức tạp của lịch sử, của sức hấp dẫn v tài nguyên thiên nhiên và vịt rí kinh doanh ban đầu của Ma-lay-si-a. Từ thế kỷ IX cho đến thế kỷ XIV, phần lớn lãnh thổ Ma-lay-si-a là một phần của Vương quốc Phật giáo Su-ma-tơ-ra, sau đó Ma-lay-si-a rơi vào tay người Gia-va theo đạo Hin-đu. Từ thế kỷ XV, đạo Hồi được truyền bá đến khu vực này; Nhà nước Hồi giáo và đời và việc buôn bán hương liệu đã thu hút người châu Âu. Thương điếm Ma-lác-ca bị người Bồ Đào Nha chiếm năm 511, rồi người Hà Lan chiếm năm 1614. Người Anh định cư vào đảo Pê-năng năm 1786 và chiếm Ma-lác-ca năm 1795, thành lập Xinh-ga-po năm 1819 và năm 1867 thiết lập chế độ cai trị đối với cả ba vùng Ma-lác-ca, Pê-năng và Xinh-ga-po. Bất chấp yêu sách của Thái Lan đòi chủ quyền đối với khu vực bán đảo của Ma-lay-si-a, Anh đã chiếm các tiểu vương quốc ở khu vực này và biến thành xử bảo hộ. Người Anh đã dẹp nạn cướp bóc, phát triển ngành khai thác thiếc và các đồn điền cao su bằng sức lao động người Hoa và người Ấn Độ. Vùng Sa-ra-oác trở thành một bang độc lập từ 1841, dưới quyền cai quản của ông Giêm Brúc-ki, một tiểu vương da trắng. Từ năm 1881 vùng Sa-ba thuộc Anh. Năm 1946, Sa-ra-oác được nhượng lại cho Hoàng Gia Anh.

Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, Nhật chiếm toàn bộ Ma-lay-si-a (1942-1945). Liên bang Ma-lay-si-a được thành lập năm 1948. Năm 1957, Ma-lay-a tuyên bố độc lập và công bố một Hiến pháp bảo vệ quyền lợi người Ma-lay vốn cảnh giá trước nghị lực của sự nhạy bén của người Hoa. Năm 1963, Sa-ba, Sa-ra-oác và Xinh-ga-po gia nhập Liên bang với tên tọi Ma-lay-si-a. Năm 1965, Xinh-ga-po tách khỏi Ma-lay-si-a, nhưng Liên bang Ma-lay-si-a vẫn được duy trì với sự ủng hộ của quân đội Anh chống lại sự đối đầu của In-đô-nê-si-a tại Bô-nê-ô trong các năm 1965 và 1966. Từ 1969 đến 1971, tình trạng căng thẳng giữa người Hoa và người Ma-lay đã dẫn đến các cuộc bạo loạn kết thúc bằng việc chấm dứt chế độ nghị viện. Việc này phần nào đã cản trở sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế của một đất nước giàu tài nguyên. Trong những năm 1980, Hồi giáo chính thống phát triển đã dẫn đến việc khẳng định lại giá trị và tập quán Hồi giáo trong giới thượng lưu Hồi giáo Ma-lay cầm quyền.

Năm 1981, ông Ma-ha-thia Mô-ha-mét nhậm chức Thủ tướng của Liên bang Ma-lay-si-a. Tháng Mười một năm 1999, Ma-lay-si-a đã tiến hành tổng tuyển cử bầu 193 ghế và Quốc hội và 394 ghế Hội đồng bang. Ông Ma-ha-thia Mô-ha-mét đã tái đắc cử vào chức Thủ tướng, nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp. Tháng Mười hai năm 1999, Nội các (nhiệm kỳ mới) của Liên bang đã được thành lập. Chính phủ Ma-lay-si-a, một mặt vẫn tiếp tục mở cửa đưa nền kinh tế tăn trưởng ngày càng cao, mặt khác đấu tranh với sự áp đặt lối sống Mỹ, các “giá trị” Mỹ vào đất nước học, giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Mặc dù, sau sự kiện Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính An-oa I-bra-him bị cách chức (9-1998), tình hình chính trị Ma-lay-si-a lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng nhờ sự lãnh đạo cứng rắn và khôn khéo của giới lãnh đạo đất nước, bước vào năm 1999, tình hình đã ổn định và kinh tế bắt đầu tăng trưởng.

 

 

Ý kiến bạn đọc